Tìm hiểu về Jessner Peel – Công thức, cơ chế, thủ thuật, biến chứng

Bài viết Tìm hiểu về Jessner Peel – Công thức, cơ chế, thủ thuật, biến chứng được biên dịch bởi Bs Phạm Tăng Tùng từ Sách “PEEL HÓA CHẤT VÀ CÁC THỦ THUẬT TRONG THẨM MỸ DA” của tác giả Maria Claudia Almeida Issa và Bhertha Tamura.

1. Tóm tắt

Jessner peel là một loại peel hóa chất nông, gây phá hủy một phần hoặc toàn bộ lớp thượng bì nhờ vào hoạt động tiêu sừng. Dung dịch Jessner gồm 14% resorcinol, 14% salicylic acid và 14% lactic acid trộn với đủ 100ml ethyl alcohol. Dung dịch này chủ yếu được khuyến cáo sử dụng trong điều trị tổn thương do ánh sáng (nếp nhăn nhỏ, dày sừng ánh sáng, đốm nâu), các rối loạn sắc tố (nám má, tăng sắc tố sau viêm), và mụn trứng cá. Dung dịch Jessner có thể sử dụng đối với tất cả loại da theo phân loại của Fitzpatrick, không cần giảm đau, bong da ở mức độ chấp nhận được. Peel quá mức và biến chứng thường hiếm xảy ra.

2. Nội Dung

  • Giới thiệu
  • Công thức peel và cơ chế tác động
  • Lựa chọn bệnh nhân
  • Chuẩn bị trước thủ thuật
  • Tiến hành thủ thuật
  • Chăm sóc da sau thủ thuật
  • Biến chứng và tác dụng phụ
  • Ghi nhớ
  • Thuật ngữ
  • Tham khảo

3. Giới thiệu

Dung dịch Jessner là một loại dung dịch peel nông nhờ tác dụng tiêu sừng (Jackson 2014; Salam 2013; Sharquie 2006) được   phát    triển bởi Max Jessner (Jacobs và Roenigk 2010). Loại peel này đã được sử dụng hơn 100 năm trong điều trị các bệnh lí da ở thượng bì (Jackson 2014; Bae 2013). Dung dịch peel này rất dễ sử dụng và có thể dùng một mình hoặc phối hợp với các loại peel khác (Salam 2013; Bae 2013).

Công thức Peel và cơ chế hoạt động Dung dịch được tạo ra bởi Max Jessner chứa 14% salicylic acid, 14% lactic acid, và 14% resorcinol trong 95% ethanol (Jackson 2014; Salam 2013; Jacob và Roenigk 2010; Bae 2013; Bourelly và Lotsikas-Baggili 2005; Fischer 2010). Salicylic acid có tính nhạy cảm ánh sáng, và lactic acid hấp thụ nước trong không khí, do đó, dung dịch này nhạy cảm với ánh sáng và không khí (Jacob và Roenigk 2010; Yokomizo 2013).

Cơ chế hoạt động chính của dung dịch này dựa trên hoạt tính tiêu sừng của salicylic acid và resorcinol và hoạt tính phân giải thượng bì của lactic acid (Jacob và Roenigk 2010; Yokomizo 2013). Các chất tiêu sừng trong dung dịch Jessner làm mất đi sự kết dính giữa các tế bào sừng trong lớp sừng và gây ra sự phù tế bào và khoảng kẽ trong lớp thượng bì phía trên sau khi bôi liên tục dung dịch này. Điểm cuối lâm sàng trong peel của Jessner là đỏ da và streaky frost (lớp trắng như tuyết theo đường dọc), dung dịnh có tính tự trung hòa và có thể bôi nhiều lần trong một đợt để gây tổn thương sâu hơn (Jackson 2014; Bourelly và Lotsikas-Baggili 2005).

Khả năng xâm nhập phụ thuộc vào số lớp dung dịch được bôi, có thể dùng dung dịch này để peel ở dộ sâu trung bình. Peel này có thể gây cảm giác bỏng rát, cảm giác này có thể (hoặc không) được làm dịu bằng nước và dung dịch này có thể dùng trên mặt hoặc trên cơ thể (cổ, lưng), tuy nhiên mỗi lần chỉ nên tiến hành thủ thuật trên một vùng để tránh nguy cơ bị ngộ độc salicylic acid (Jacobs và Roenigk 2010; Bae 2013; Yokomizo 2013).

Ngộ độc salicylic acid là một biến chứng hiếm trong peel da bằng salicylic acid, biến chứng này chỉ xảy ra khi bôi một vùng da quá rộng. Dấu hiệu ngộ độc trên lâm sàng gồm chóng mặt, ù tai, và ngộ độc hệ thần kinh trung ương (Laudau 2008).

3. Lựa chọn bệnh nhân

Dung dịch Jessner được sử dụng như là một chất để peel nông và có thể sử dụng trong nhiều trường hợp như mụn trứng cá, tăng sắc tố sau viêm, nám má nhẹ, cải thiện cấu trúc da, và lão hóa da ánh sáng (Salam 2013; Jacobs và Roenigk 2010; Bourelly và Lotsikas-Baggili 2005; Zakopoulou và Kontochristopoulos 2006). Tuy nhiên, một vài tác giả khuyến cáo không nên chỉ sử dụng dung dịch Jessner đơn lẻ trong điều trị những rối loạn sắc tố, mụn trứng cá hoặc sẹo (Salam 2013).

Mặc dù peel nông có thể áp dụng cho tất cả phân loại da theo Fitzpatrick (I đến IV) (Zakopoulou và Kontochristopoulos 2006), nhưng cần phải cẩn thận khi dùng dung dịch Jess- ner trong điều trị bệnh nhân có phân loại da sạm màu hơn (IV đến VI) vì nguy cơ biến chứng cao như tăng sắc tố sau viêm (PIH) và giảm sắc tố (Jack- son 2014; Salem 2013).

Khi lấy tiền sử bệnh nhân cần tập trung khai thác những rối loạn da như các loại viêm da, vảy nến (nguy cơ xảy ra hiện tượng Koebner sau peel), hoặc nhiễm virus HSV (Jackson 2014; Salam 2013; Yokomizo 2013; Landau 2008; Langsdon và Shires 2012). Với bệnh nhân có tiền sử nhiễm HSV, cần điều trị dự phòng bắt đầu từ 2 ngày trước khi peel và tiếp tục 7-14 ngày sau thủ thuật. Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân HIV không nên làm thủ thuật thường xuyên vì nguy cơ nhiễm khuẩn sau peel cao (Salam 2013).

Bệnh nhân có tiền sử phơi nhiễm phóng xạ, ức chế miễn dịch, bệnh tự miễn và bệnh collagen mạch máu có thể làm chậm quá trình lành sau peel (Salam 2013; Langsdon và Shire 2012).

Ngoài ra cần hỏi về tiền sử dùng thuốc. Khuyến cáo bệnh nhân chờ từ 6-12 tháng sau khi ngưng liệu pháp isotretinoin trước khi tiến hành peel vì isotretinoin có thể làm giảm khả năng lành của da (Salam 2013; Langsdon và Shires 2012). Nên ngưng retinoids bôi 1 tuần trước khi peel. Cũng cần xác định rõ nếu bệnh nhân có sử dụng các thuốc làm tăng tính nhạy cảm ánh sáng (ví dụ: minocycline, amiodarone, thiazides, tricyclic antidepressants) và các điều trị hệ thống làm tăng nguy cơ tăng sắc tố sau viêm như thuốc tránh thai đường uống, điều trị hor- mone, tiền sử hút thuốc, sẹo lồi/phì đại trước đây, và các thủ thuật thẩm mỹ đã làm (Salam 2013).

Với những bệnh nhân khai rằng họ có da nhạy cảm, cần phải thực hiện test dị ứng (patch-test) với chất peel trên một vùng da nhỏ, kín đáo trước khi đưa ra quyết định peel hóa chất toàn bộ mặt (Langsdon và Shires 2012; Cortez 2014).

Hỏi nghề nghiệp của bệnh nhân cũng rất quan trọng, đặt biết đối với những công việc ngoài trời (Salam 2013).

Cũng như đối với tất cả các thủ thuật thẩm mỹ khác, bác sĩ nên hiểu những mong muốn bệnh nhân và trao đổi về những kỳ vọng thực tế của thủ thuật. Bệnh nhân cũng phải hiểu được vai trò hết sức quan trọng của họ trong việc chăm sóc da trước và sau khi peel. Như thông lệ, cần máy ảnh chất lượng tốt để ghi lại hình ảnh bệnh trước và sau thủ thuật (Langsdon và Shires 2012).

Chống chỉ định của Jessner peel là: phụ nữ có thai, bệnh nhân điều trị isotretinoin trong vòng 6 tháng gần đây và đang nhiễm HSV (Fischer 2010).

4. Chuẩn bị cho thủ thuật

Trong lần “tư vấn đầu tiên” và sau khi bệnh nhân được lựa chọn để áp dụng Jessner peel cần phải thảo luận với bệnh nhân về quy trình peel, chăm sóc sau peel, các biện pháp thay thế, nguy cơ, biến chứng, hạn chế và những điều trị thêm có thể. Không hứa trước với bệnh nhân rằng thủ thuật sẽ mang lại kết quả hoàn hảo (Langsdon and Shires 2012).

Chụp ảnh toàn bộ mặt và những vùng đặt biệt quan tâm (Salam 2013; Langsdon and Shires 2012).

Cần phải quyết định thời gian peel để lên kế hoạch điều trị trước thủ thuật. Thời gian điều trị bắt đầu từ 2-4 tuần trước thủ thuật, và ngưng trước khi làm thủ thuật 3 ngày (Salam 2013). Mục đích là để làm tăng hiệu quả của peel da. Mục đích chính của giai đoạn này là làm mỏng lớp sừng, tăng độ xâm nhập đồng điều của chất peel, nhanh lành vết thương và giảm nguy cơ bị PIH và/hoặc sẹo. Điều trị trước thủ thuật với tretinoin 0.05% cream ít nhất 2 tuần có thể thúc đẩy quá trình lành của da. Những chất khác có thể được sử dụng trong điều trị trước thủ thuật gồm có hydroquinone, salicylic acid, glycolic acid, kojic acid, retinol, azelaic acid, topical steroids, và chống nắng (Jackson 2014).

Bệnh nhân nên được biết về những nguy cơ có thể xảy ra như khô da, kích ứng và đỏ da. Chống nắng sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị tăng sắc tố sau viêm. Do đó, giáo dục bệnh nhân là yếu tố cần thiết để làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng (Salem 2013).

5. Tiến hành thủ thuật

Bước đầu tiên luôn có trong mỗi protocol peel đó là bước làm sạch trước khi bôi hóa chất peel (hình 1). Khả năng thấm đồng đều của chất peel là rất quan trọng, từ đó sẽ cho kết quả đồng nhất. Kỹ thuật bôi hóa chất rất đơn giản. Đầu tiên da được lau sạch toàn bộ và cẩn thận với alcohol hoặc cetone để loại bỏ lớp mỡ và dầu cũng như loại bỏ những mạnh vụn tế bào chết lớp sừng. Da sau đó được rửa sạch và làm khô (Monheit và Chastain 2001).

Hình 1: Những vật dụng cần thiết cho thủ thuật gồm lotion rửa mặt, alcohol 70% (hoặc aceton), cotton, gạc và dung dịch peel.
Hình 1: Những vật dụng cần thiết cho thủ thuật gồm lotion rửa mặt, alcohol 70% (hoặc aceton), cotton, gạc và dung dịch peel.
Hình 2: Bắt đầu peel ở vùng trán, sau đó đến vùng má, sống mũi, cằm và quanh miệng.
Hình 2: Bắt đầu peel ở vùng trán, sau đó đến vùng má, sống mũi, cằm và quanh miệng.

Bước tiếp theo sử dụng gạc, cot- ton, dụng cụ bôi để bôi hóa chất peel (hình 2). Bôi tiếp một lớp mới sau 3-4 phút. Rửa với nước để loại bỏ toàn bộ tinh thể salicylic acid (Jacobs và Roe- nigk 2010; Yokomizo 2013). Khi tăng số lớp hóa chất, sẽ làm tăng lượng hóa chất bôi lên da và do đó sẽ làm tăng độ xâm nhập vào da (Bourelly và Lot- sikas-Baggili 2005).

Độ sâu:

  • Độ I: một lớp. gây đỏ da nhẹ và tạo một lớp tuyết trên bề mặc giống như bột, có thể dễ dàng loại bỏ.
  • Độ II: hai đến ba lớp. Đỏ da nhiều hơn, xuất hiện các đốm frost ở các vùng da mỏng. Cảm giác bỏng rát từ nhẹ đến trung bình (hình 3).
    Hình 3: Peel ở độ II: đỏ da và các điểm frost
    Hình 3: Peel ở độ II: đỏ da và các điểm frost
  • Độ III: ba đến bốn lớp. Gây đỏ da nặng, xuất hiện frost, cảm giác bỏng rát trung bình (Jacobs và Roe- nigk 2010; Yokomizo 2013) (hình 4)
    Hình 4: peel ở độ III: đỏ da thấy rõ hơn.
    Hình 4: peel ở độ III: đỏ da thấy rõ hơn.

6. Chăm sóc da sau thủ thuật

Nên ghi lại những hướng dẫn chăm sóc sau peel ra giấy cho bệnh nhân. Nên bôi chất làm mềm nhẹ (emollients) ngay sau khi peel và tránh làm ướt vùng da mặt trong 24h, sau đó có thể rửa mặt như bình thường.

Hình 5: Hình ảnh trước (a) và sau (b) Jessner peel (2 lần peel) để cải thiện cấu trúc da và lão hóa do ánh sáng ở một phụ nữ có phân độ Fitzpatrick III.
Hình 5: Hình ảnh trước (a) và sau (b) Jessner peel (2 lần peel) để cải thiện cấu trúc da và lão hóa do ánh sáng ở một phụ nữ có phân độ Fitzpatrick III.

Nếu bệnh nhân có đỏ da nặng, có thể cho steroid uống hoặc bôi. Đều quan trọng là khuyên bệnh nhân sử dụng chống nắng phổ rộng (broad-spec- trum) và tránh ánh sáng mặt trời (Salam 2013) (hình 6).

Hình 6: Nhìn kĩ hơn có sự cải thiện đáng kể các nếp nhăn vùng quanh ổ mắt sau 2 lần peel với dung dịch Jessner.
Hình 6: Nhìn kĩ hơn có sự cải thiện đáng kể các nếp nhăn vùng quanh ổ mắt sau 2 lần peel với dung dịch Jessner.

7. Biến chứng và tác dụng phụ

Có thể làm giảm nguy cơ biến chứng bằng cách lựa chọn kĩ bệnh nhân, lựa chọn peel (thể tích, peel phối hợp, và kĩ thuật bôi), giáo dục bệnh nhân, chuẩn bị tiền peel, trong peel và chăm sóc sau peel tốt (Salam 2013).

Các biến chứng sau peel gồm có: chậm lành da, nhiễm khuẩn hoặc HSV, đỏ da kéo dài, viêm da tiếp xúc, sẹo bất thường, bất thường cấu trúc da, PIH, và giảm sắc tố (Jackson 2014; Salam 2013). Nhận diện và xử lí sớm là bước quan trọng để giải quyết các biến chứng. Tăng sắc tố sau peel có thể được điều trị bằng retinoids bôi và chất làm trắng da như hydroquinone (Jackson 2014).

8. Ghi nhớ

  • Dung dịch Jessner là một loại chất peel nông với hoạt tính tiêu sừng, thành phần gồm salicylic 14%, lactic acid 14% và resorcinol 14% trong ethanol 95%.
  • Dung dịch này khuyến cáo sử dụng để điều trị lão hóa da ánh sáng, nám má nhẹ, tăng sắc tố sau viêm, mụn trứng cá và cải thiện cấu trúc
  • Các biến chứng sau peel gồm chậm lành da, nhiễm khuẩn và HSV, đỏ da kéo dài, viêm da tiếp xúc, sẹo bất thường, bất thường cấu trúc da, PIH, và giảm sắc tố.
  • Chống chỉ định của Jessner peel: phụ nữ có thai, bệnh nhân điều trị isotretinoin trong vòng 6 tháng gần đây, bệnh nhân đang nhiễm

9. Thuật ngữ

9.1.Viêm da tiếp xúc

Là hiện tượng viêm xảy ra khi bề mặt da tiếp xúc với một chất có nguồn gốc bên ngoài cơ thể. Có 2 loại viêm da tiếp xúc là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

9.2.Phân loại da Fitzpatrick

Là hệ thống phân loại da bằng số la mã dựa vào màu sắc da của con người. Phân loại này được đưa ra bởi Thomas B. Fitzpatrick, và được xem như là một phân loại phản ánh sự đáp ứng của da với tia UV.

9.3.Jessner peel

là một loại peel nông, gây phá hủy một phần hoặc toàn bộ lớp thượng bì nhờ vào hoạt động tiêu sừng. Dung dịch Jessner gồm 14% resorcinol, 14% salicylic acid và 14% lactic acid trộn với đủ 100ml ethyl al- cohol.

9.4.Ngộ độc salicylic acid

Đây là biến chứng hiếm của peel da bằng sal- icylic acid khi peel trên một vùng da quá rộng. Các biểu hiện lâm sàng gồm chóng mặt, ù tai, ngộ độc hệ thần kinh trung ương.

10. Tài liệu tham khảo

  1. Bae BG, Park CO, Shin H, Lee SH, Lee YS, Lee SJ, Chung KY, Lee KH, Lee Salicylic acid peels versus Jessner’s solution for acne vulgaris: a comparative study. Dermatol Surg. 2013;39(2):248–53.
  2. Bourelly PE, Lotsikas-Baggi- li AJ. Chemexfoliation and superficial skin resurfacing. In: Burgess CM, ed- Cosmetic dermatology. Berlin: Springer; 2005. p. 53–83.
  3. Cortez EA, Fedok FG, Mangat Chemical peels: panel discussion. Facial Plast Surg Clin North Am. 2014; 22(1):1–23.
  4. Fischer TC, Perosino E, Poli F, Viera MS, Dreno B, Cos- metic Derma- tology European Expert Chem- ical peels in aesthetic dermatology: an update 2009. J Eur Acad Dermatol Ve- nereol. 2010;24(3):281–92.
  5. Jackson Chemical peels. Fa- cial Plast Surg. 2014;30:26–34.
  6. Jacobs A, Roenigk R. Superfi- cial chemical In: Draelos ZD, ed- itor. Cosmetic dermatology – products & proce- dures. Oxford: Wiley-Black- well; 2010. p. 377–83.
  7. Landau Chemical peels. Clin Dermatol. 2008; 26(2):200–8.
  8. Langsdon PR, Shires Chemical face peeling. Facial Plast Surg. 2012;28:116–25.
  9. Monheit GD, Chastain Chemical peels. Facial Plast Surg Clin North Am. 2001;9:239–55.
  10. Salam A, Dadzie OE, Galadari H. Chem- ical peeling in ethnic skin: an update. Br J Dermatol. 2013;169 Suppl 3:82–90.
  11. Sharquie KE, Al-Tikreety MM, Al-Mashhadani SA. Lactic acid chemi- cal peel as a new therapeutic modality in melasma in comparison to Jessner’s solution chemical Dermatol Surg. 2006;32:1429–36.
  12. Yokomizo VMF, Benemond TMH, Chisaki C, Benemond Chem- ical peels: review and a practical ap- plica- tions. Surg Cosmet Dermatol. 2013;5(1):58–68.
  13. Zakopoulou N, Kontochris- topoulos Superficial chemi- cal peels. J Cosmet Dermatol. 2006;5:246– 53.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *