Phương pháp lột da bằng Salicylic Acid – Những điều cần biết

Bài viết Phương pháp lột da bằng Salicylic Acid – Những điều cần biết được biên dịch bởi Bs Phạm Tăng Tùng từ Sách “PEEL HÓA CHẤT VÀ CÁC THỦ THUẬT TRONG THẨM MỸ DA” của tác giả Maria Claudia Almeida Issa và Bhertha Tamura.

1. Tóm tắt

Lột da hóa học là thủ thuật bôi một hoặc nhiều chất lột da, nhằm gây ra sự phá hủy một vài lớp thượng bì hoặc lớp bì, tiếp theo đó kích thích sự tái sinh của da. Mỗi một bệnh nhân nên được đánh giá cẩn thận để quyết định dùng loại hóa chất phù hợp để cho kết quả tốt nhất với ít biến chứng nhất. Lựa chọn loại hóa chất peel cho từng bệnh nhân dựa vào chỉ định của loại hóa chất lột da, lối sống của bệnh nhân, độ sâu của tổn thương cần được điều trị, và phân loại da của họ. Salicyl- ic acid (SA) là một loại β-hydroxy acid có tác dụng tiêu sừng ở nồng độ 3-5% và giúp các hóa chất khác thấm tốt hơn vào da. Với nồng độ dưới 3%, SA có tác dụng gây tăng sừng. SA thường được dùng với dung dịch alcohol nồng độ 20% hoặc 30% và tỉ lệ biến chứng thấp. Bong da nhẹ xuất hiện từ 3-5 ngày sau peel và kéo dài trong khoảng 10 ngày. SA sử dụng hiệu quả trong điều trị lão hóa da ánh sáng giai đoạn sớm, nám má, mụn trứng cá viêm và không viêm, sẹo mụn nông và những vấn đề ở bệnh nhân da sạm màu.

2. Nội dung

  • Giới thiệu
  • Peel bằng salicylic acid (SA)
  • Định nghĩa
  • Chỉ định và chống chỉ định
  • Công thức peel SA
  • Tiền thủ thuật
  • Thủ thuật
  • Sau thủ thuật
  • Biến chứng và xử lí
  • Kết luận
  • Ghi nhớ
  • Tham khảo

3. Giới thiệu

Lột da hóa học là thủ thuật bôi một hoặc nhiều chất lột da, gây ra sự phá hủy một vài lớp thượng bì hoặc lớp bì, tiếp theo đó kích thích sự tái sinh của da (Fischer.2010)

Nếu sử dụng đúng kĩ thuật peel da hóa chất thì có thể kiểm soát và lập trình được các tổn thương da, từ đó giúp trẻ hóa da (Butler. 2001). Peel da hóa chất lần đầu được thực hiện vào năm 1941 khi mà Eller và Wolf sử dụng kĩ thuật này trong điều trị sẹo mụn. Sự quan tâm của người Mỹ đối với thủ thuật này đã tăng lên nhanh chóng. Aryes (1960), Baker và Gordon (1961) đã bắt đầu một thời kì mới của peel da gọi là ‘peel da hóa chất hiện đại’. Vào năm 1986, Brody và Hailey đã sử dụng phối hợp 2 loại hóa chất peel nông để thực hiện một thủ thuật peel trung bình. Monheit đã đề xuất một kĩ thuật khác về sự kết hợp giữa 2 loại peel khác nhau vào năm 1989 (Brody 2000).

4. Định nghĩa peel bằng salicylic acid (SA)

Hydroxy acid (HA) được mô tả đầu tiên bởi Van Scott và Yu khi họ phát hiện thấy HA với nhóm hydroxyl ở vị trí α hoặc β khi bôi lên da có thể giúp cải thiện tình trạng tăng sừng. Họ nhận thấy rằng quá trình keratin hóa đã bị ảnh hưởng và lớp sừng thượng bì đã bị làm mỏng (Van Scott và Yu. 1984). Việc sử dụng HA vào thẩm mỹ bắt đầu từ nhiều năm sau đó, khi người ta quan sát thấy chất này có thể giúp cải thiện những đặc điểm lâm sàng và cấu trúc của da bị tổn thương ánh sáng (Tung 2000; Van Scott 1996).

HA được phân loại như là một organic carboxylic acid vì chúng chứa các phân tử carbon và hydrogen. Trong da học, có 4 nhóm HA được phân loại theo vị trí nhóm hydroxyl của phân tử đó là: α-HA, β-HA, poly-HA, và bionic.

Salicylic acid (HA) là một loại β-HA bởi vì nó có nhóm hydroxyl gắn ở vị trí β của phân tử carboxylic. Khác biệt hóa lí chủ yếu giữa SA và α-HA là SA không tan trong nước trong khi α-HA có thể tan trong nước (Guedes 2012).

Ở nồng đọ dưới 3%, SA làm tăng sừng, giúp điều hòa quá trình keratin hóa, từ đó giúp cải thiện lớp thượng bì bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời và tăng phân tán các hạt chứa melamin. Khi dùng ở nồng độ 3-5%, SA có tác dụng tiêu sừng và thúc đẩy khả năng thấm của các hóa chất khác. SA sử dụng để peel có nồng độ từ 10- 30%.

SA có tác dụng sát khuẩn và có khả năng thấm cao vào da dầu và tuyến bã nhờn, đều này giúp SA có tác dụng tốt trong điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, tỉ lệ biến chứng của loại acid này cũng rất thấp. Dung môi trong công thức này dễ bay hơi và bay hơi nhanh giúp nhăn chặn sự xâm nhập sâu hơn của acid.

5. Chỉ định và chống chỉ định

SA có thể được chỉ định trong điều trị lão hóa da ánh sáng giai đoạn đầu, rám má, mụn trứng cá viêm hoặc không viêm, sẹo mụn nông, và các vấn đề ở những người có kiểu da ngăm.

SA cũng được dùng phối hợp với các loại hóa chất peel khác như tri- chloroacetic acid và retinoic acid. Đều quan trọng cần phải lưu ý là khi peel phối hợp, nếu chúng ta sử dụng SA trước thì khả năng xâm nhập của chất peel thứ 2 sẽ nhanh hơn và sâu hơn vì peel SA có tác dụng làm tiêu sừng, do đó làm tăng nguy cơ biến chứng.

SA có thể được sử dụng ở bất kì vùng da nào trên cơ thể. Nhờ vậy, SA trở thành công cụ rất hữu dụng trong điều trị mụn trứng cá ở lưng và vùng chữ ‘V’ ở cổ. Tuy nhiên, nên tránh việc sử dụng SA trên vùng da quá rộng vì sẽ có nguy cơ bị ngộc độc salicylic, mặc dù biến chứng này không thường xảy ra khi dùng SA dạng dung dịch. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng cho những bệnh nhân dị ứng với SA.

6. Công thức peel SA

Trong thực hành lâm sàng, chúng tôi sử dụng dung dịch alcohol của salicylic acid được mô tả trong một bài báo của Yokomizo (2013). Chúng tôi sử dụng SA ở nồng độ 20% hoặc 30% với ethanol. Acrylate co- polymer hoạt động bằng cách hình thành một màng film trên da, cho phép SA lưu lại trên da và còn ethanol sẽ bị bay hơi. SA cũng được sản xuất ở dạng kem (Kede 2015): SA (dạng bột) USP (United States Pharmacopeia) 40 hoặc 50%, sodium methyl salicylate 16 drops, và solid petrolatum 112g.

Gần đây, một loại công thức mới được tạo ra từ SA bằng cách thêm vào một chuỗi lipid có tên là lipo HA đã được sử dụng. Sản phẩm này ưu dầu hơn so với SA, do đó làm cho cơ chế của nó đặc hiệu hơn, và hiệu quả tiêu sừng cao hơn.

Một dung môi mới là polyeth- ylene glycol cũng đã được đánh giá. Chất này làm dịu các triệu chứng như nóng, châm chích, và đỏ da gây ra bởi SA. Dung môi mới này có ái lực cao với acid, khi bôi nó tiếp tục gắn với acid và từ từ nhả ra lượng acid nhỏ hơn trên bề mặt thượng bì. Đều này giúp giải thích nguyên nhân làm dịu cảm giác bỏng rát của chất này.

7. Trước thủ thuật

Nên chuẩn bị da 1 tháng trước khi peel bằng SA. Chuẩn bị da trước với retinoids hoặc HA là rất quan trọng vì quá trình chuẩn bị này sẽ giúp làm tăng khả năng thấm khi peel, và thúc đẩy sự phân tán của các hạt mela- nin. Ngoài ra, sử dụng chống nắng phổ rộng với cả UVA và UVB, và ferric oxit (oxit sắt) một cách thường xuyên luôn được khuyến cáo.

Dự phòng nhiễm herpes được chỉ định nếu bệnh nhân có tiền sử nhiễm HSV.

8. Tiến hành thủ thuật

  • Tẩy trang với miếng cotton và lotion tẩy trang không chứa xà phòng.
  • Rửa sạch mặt với gạc và cồn để loại bỏ lớp dầu trên mặt và làm tăng thấm.
  • Bôi một đến hai lớp SA bằng cách dùng gạc (hình 1). Một miếng gạc cotton được sử dụng để bôi SA chỉ trên một vùng tổn thương duy nhất (như tổn thương mụn viêm).
    Hình 1: Dùng gạc để bôi salicylic acid
    Hình 1: Dùng gạc để bôi salicylic acid
  • Sau một vài giây, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng rát nhẹ, cảm giác này sẽ kéo dài 3-4 phút. Trong thời gian này, đỏ da nhẹ và đồng nhất có thể xuất hiện ở những bệnh nhân người da trắng.
  • Khi SA khô đi sẽ tạo một lớp màu trắng, đây không phải là lớp frost (lớp da nổi trắng do protein bị đông bởi acid) thực sự mà là sự lắng đọng của các tinh thể Lớp trắng này thấy nhiều hơn trên bề mặt các tổn thương viêm (hình 2a, b).
    Hình 2. Lớp trắng ở trên da do lắng đọng tinh thể salicylic acid xuất hiện vài phút sau khi bôi: (a) sau khi bôi một lớp SA; (b) sau khi bôi 3 lớp SA.
    Hình 2. Lớp trắng ở trên da do lắng đọng tinh thể salicylic acid xuất hiện vài phút sau khi bôi: (a) sau khi bôi một lớp SA; (b) sau khi bôi 3 lớp SA.
  • SA sau đó được trung hòa giống như khi peel bằng α-HA. Mặc dù đã được trung hòa, sau 5 phút, cần dùng một tấm gạc thấm nước để lau sạch vùng da được Có thể dùng nước lạnh làm dịu cảm giác bỏng rát.
  • Thủ thuật này có thể được lặp lại mỗi 2-4 tuần. Để đạt được kết quả lâm sàng tốt cần thực hiện 3-6 lần.

9. Sau thủ thuật

Sau thủ thuật, bong da nhẹ xảy ra sau 3-5 ngày và kéo dày 7-10 ngày (hình 3).

Hình 3. Bong da nhẹ sau 4 ngày
Hình 3. Bong da nhẹ sau 4 ngày

Trong giai đoạn này, cần bôi chất dưỡng ẩm cho da khô, phải sử dụng kem chống nắng và không được bôi bất kì một loại thuốc điều trị nào khác như retinoic acid hay glycol- ic acid cho đến khi da hoàn toàn hồi phục. Cần phải lưu ý rằng việc kê đúng loại hoạt chất hỗ trợ làm lành là rất quan trọng, chẳng hạn như không nên kê thuốc bôi dầu cho bệnh nhân peel SA để điều trị da mụn. Trong trường hợp mụn trứng cá, chúng tôi khuyến cáo chỉ bôi chống nắng không chứa dầu (oil-free). Các thuốc điều trị mụn nên bắt đầu sử dụng lại sớm ngay khi da hồi phục.

10. Biến chứng và cách xử lí

SA thường xâm nhập nông trên bề mặt và an toàn cho hầu hết các loại da. Tuy nhiên, cần phải chăm sóc đối với những loại da có phân loại cao (III, IV, V) hoặc da không được chuẩn bị trước peel do có nguy cơ tăng sắc tố sau viêm. Do đó, chúng tôi luôn khu- yên bệnh nhân tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít nhất 1 tháng trước khi peel và 1 tháng sau khi peel.

Có thể bôi steroids trong thời gian ngắn (3-5 ngày) nếu xảy ra phản ứng viêm nặng ngay sau khi làm thủ thuật do phản ứng kích ứng và dị ứng với SA.

Nếu bị tăng sắc tố có thể kê chất làm trắng và chống nắng phù hợp với loại da của bệnh nhân.

Mặc dù cũng có nguy cơ ngộ độc salicylic acid, tuy nhiên nó rất hiếm khi xảy ra khi dùng ở dạng dung dịch. Ngộ độc xảy ra khi nồng dộ salicylic acid trong máy tăng từ 200 đến 400μg/ml (Guedes 2012). Triệu chứng ngộ độc salicylic acid như sau:

  • Ngộ độc nhẹ: khó thở, ù tai, kém nghe, chóng mặt, buồn nôn, nôn và đau bụng.
  • Ngộ độc nặng: rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, rối loạn tâm thần (giả ngộ độc rượu)

11. Kết luận

Peel bằng SA an toàn và hữu ích trong điều trị mụn, nám má, và da bị lão hóa ánh sáng. SA có thể dược dùng để điều trị vùng mặt và những vùng ngoài mặt.

Peel SA tương đối dễ chịu với chỉ bong da mỏng. Có thể thực hiện 3-6 lần cách nhau mỗi 2-4 tuần một lần. SA cũng có thể được dùng phối hợp với các chất peel nông khác trong cùng một thủ thuật để làm tăng khả năng xâm nhập của chất peel thứ hai đó, từ đó giúp làm tăng hiệu quả lâm sàng.

Trong điều trị mụn, peel SA giúp làm giảm tổn thương viêm (hình 4, 5) cũng như cải thiện tình trạng tăng sắc tố sau viêm và cấu trúc da.

Hình 4. Trước và sau một lần peel. Cải thiện lâm sàng sau 10 ngày.
Hình 4. Trước và sau một lần peel. Cải thiện lâm sàng sau 10 ngày.
Hình 5. Hình ảnh cận cảnh của cùng bệnh nhân trước và sau một lần peel. Lâm sàng cải thiện sau 10 ngày.
Hình 5. Hình ảnh cận cảnh của cùng bệnh nhân trước và sau một lần peel. Lâm sàng cải thiện sau 10 ngày.

12. Ghi nhớ

  • Peel da hóa chất dễ thực hiện và rất hữu ích trong điều trị các vấn đề da khác
  • Peel da SA an toàn và tác dụng tốt đối với các trường hợp mụn, nám má, và lão hóa da do ánh sáng.
  • Khi điều trị mụn, SA giúp làm giảm tổn thương viêm cũng như giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố sau viêm và cấu trúc
  • SA có thể được sử dụng để điều trị ở cả vùng mặt và vùng ngoài mặt.
  • SA có thể được dùng phối hợp với các chất peel nông khác để làm tăng khả năng xâm nhập của chất peel thứ 2 và làm tăng hiệu quả lâm sàng.
  • Peel SA tương đối dễ chịu với bong lớp da mỏng.
  • Bệnh nhân cần phải nắm được những hạn chế của phương pháp này và có kỳ vọng đúng với thực tế.

13. Tài liệu tham khảo

  1. Ayres S. Dermal changes fol- lowing application of chemical cau- terants to aging skin. Arch Dematol. 1960;82:578.
  2. Baker TJ, Gordon HL. The ab- lation of rhytides by chem- ical means: a preliminary report. J Fla Med Assoc. 1961;48:541
  3. Brody HJ. Peeling químico e 2a ed. Rio de Janeiro: Re- ichmann & ffonso; 2000.
  4. Brody HJ, Hailey CW. Medi- um depth chemical peeling of the skin: a variation of superficial che- J Dematol Surg Oncol. 1986;12:1268.
  5. Butler PE, Gonzalez S, Ran- dolph MA, Kim J, Kollias N, Yaremchuk Quantitative and qualitative ef- fects of chemical peeling on photoag- ed skin: an experimental study. Plast Reconstr Surg. 2001;107(1):222–8.
  6. Eller JJ, Wolf Skin peeling and scarification. JAMA. 1941;116:934–8.
  7. Fischer TC, Perosino E, Poli F, Viera MS, Dreno Chem- ical peels in aesthetic dermatology: an update 2009. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2010;24(3):281–92.
  8. Guedes LS. Hidroxiácidos. In: Costa A, editor. Tratado internacion- al de cosmecêuticos. Rio de Janeiro: Guanabara Koogan; p. 365–73.
  9. Kede MP. Peelings químicos superficiais e médios. In: MPV K, Sa- batovich O, editors. Dermatologia Es- tética. 3a ed. São Paulo: Ed. Atheneu; p. 601–34.
  10. Monheit G. The Jessner’s þ TCA peel: a medium depth chemical peel. J Dematol Surg 1989;15:945.
  11. Tung RC, Bergfeld WF, Vidi- mos AT, Remzi Alpha- hydroxy ac- id-based cosmetic procedures. Guide- lines for patient management. Am J Clin Dermatol. 2000;1 (2):81–8.
  12. Van Scott EJ, Yu RJ. Hyperke- ratinization, corneocyte cohesion, and alpha hydroxy acids. J Am Acad Der- 1984;11:867–79.
  13. Van Scott EJ, Ditre CM, Yu RJ. Alpha-hydroxyacids in the treatment of signs of photoaging. Clin Dermatol. 1996;14(2):217–26.
  14. Yokomizo VMF, Benemond TMH, Chisaki C, Benemond PH. Peel- ings químicos: revisão e aplicação prática. Surg Cosmet.

 

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *