Bài viết Ứng dụng điện phẫu thuật trong các thủ thuật thẩm mỹ được biên dịch bởi Bs Phạm Tăng Tùng từ Sách “PEEL HÓA CHẤT VÀ CÁC THỦ THUẬT TRONG THẨM MỸ DA” của tác giả Maria Claudia Almeida Issa và Bhertha Tamura.
1. TÓM TẮT
Phẫu thuật điện là một thuật ngũ dùng để mô tả những phương pháp trong đó điện được dùng để phẫu thuật. Ứng dụng lâm sàng của phẫu thuật điện là dùng để rạch vết thương, cắt, đốt hoặc cầm máu. Chương này sẽ đưa ra những giải thích chi tiết về nguyên lí cơ bản của phẫu thuật điện như kĩ thuật, tác dụng phụ, và những biến chứng của nó như bỏng, nguy cơ phơi nhiễm, làm hỏng máy tạo nhịp tim, tạo khói phẫu thuật.
2. NỘI DUNG
- Giới thiệu
- Cơ chế hoạt động
- Lịch sử
- Phương thức phẫu thuật điện
- Ứng dụng lâm sàng của phẫu thuật điện
- Sấy điện
- Đông điện
- Đốt bằng tia điện
- Cắt điện
- Phẫu thuật bằng điện một chiều
- Dao đốt điện
- Điện cực mổ
- Thủ thuật phẫu thuật điện
- Ứng dụng lâm sàng
- U vàng (hình 4) Mụn thịt (hình 5)
- U nang nước (hình 6)
- Dày sừng tuyến bã (hình 7) U hạt sinh mủ (hình 8)
- U mềm treo (skin tags) (hình 9)
- Bệnh mũi sư tử (rhinophyma) (hình 10)
- Nevus sùi
- U tuyến mồ hôi
- Sẹo trứng cá, nếp nhăn, xệ da (hình 11)
- Nguy cơ Bỏng Tạo kênh
- Nguy cơ cháy Plume
- Máy tại nhịp tim
- Vô trùng
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Chăm sóc sau phẫu thuật
- Tác dụng không mong muốn
- Biến chứng
- Ghi nhớ
- Tham khảo
3. GIỚI THIỆU
Phẫu thuật điện là thuật ngữ dùng để mô tả những phương pháp mà có sử dụng dòng điện trong phẫu thuật (Bezerra và Jardim 2013; Bezer- ra 2013; Fewkes 1992). Trong thủ thuật này, năng lượng sinh ra từ dòng điện được dùng để phá hủy hoặc cắt bỏ mô cơ thể. Những dòng điện này có thể được tạo ra từ bộ phóng điện, ống vô tuyến, hoặc dụng cụ phẫu thuật điện dùng pin (Popkin 1987).
Những bác sĩ da liễu đã sử dụng phẫu thuật điện trong hơn 80 năm. Tuy nhiên, mặc dù nhiều bác sĩ đã sử dụng phương pháp này, nhiều người vẫn ít công nhận những lợi ích của nó. Ưu điểm của phương pháp này là tốn ít thời gian, phù hợp sử dụng trong phòng khám và trên thực hành lâm sàng da liễu, đòi hỏi ít dụng cụ, và khả năng dung nạp của bệnh nhân cao. Khi sử dụng phương pháp này ở những bệnh nhân có chỉ định hợp lí, thì có thể mang lại kết quả có tính thẩm mỹ trong khoảng từ chấp nhận được đến rất tốt đối với cả tổn thương lành tính lẫn ác tính. Trải qua nhiều năm, những thiết bị được sử dụng trong điều trị điện ngày càng trở nên phức tạp (Popkin 1987; Chiarello 2003).
4. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
Để sử dụng thiết bị phẫu thuật điện, bác sĩ nên hiểu về cách thức hoạt động của thiết bị đó. mạch điện của tất cả những thiết bị điện thường có chung một vài đặc điểm thiết kế cần thiết để tạo ra được dòng điện đầu ra (output) phù hợp với phẫu thuật điện. Đầu tiên, dòng điện dân dụng sẽ đi qua một máy biến áp và thay đổi hiệu điện thế (tính bằng volt) thành mức hiệu điện thế phù hợp với mạch điện của thiết bị. Cuối cùng, dòng điện sẽ được truyền đến điện cực điều trị (Chiarello 2013). Dòng điện được áp dụng điều trị có thể là một đầu ra hoặc hai đầu ra. Trong phẫu thuật điện một đầu ra, một điện cực phân tán lớn (tấm nối đất) nối với thiết bị được kê dưới bệnh nhân và thiết bị kết nối với bệnh nhân bằng một kim điện cực điều trị. Do đó bệnh nhân trở thành 1 phần của mạch điện. Đối với phẫu thuật điện một đầu ra, bệnh nhân không phải là một phần của mạch điện, và không cần phải kết nối thiết bị với mặt đất (Blankenship 1979).
Tất cả máy mổ điện được cấu tạo gồm một tay cầm kết nối với điện cực hoạt động, một tấm điện cực phân tán (tấm nối đất), và một máy biến áp. Sóng vô tuyến được tạo ra đi qua điện cực vào tổn thương, và trở lại máy mổ điện thông qua tấm nối đất (Fewkes)
5. LỊCH SỬ
Trong nhiều thế kỉ trước các bác sĩ đã sử dụng nhiệt để phá hủy mô. Đốt nhiệt đã từng được sử dụng bởi người Ai cập và người Hi Lạp cổ để điều trị khối u và áp xe, cũng như để cầm máu (Fewkes 1992). Tuy nhiên, việc sử dụng điện để sản sinh ra nhiệt để phá hủy đã chưa xuất hiện cho đến giữa thế kỉ XIX khi mà dòng điện vật lí đã được phát triển và đưa vào ứng dụng. Claude Paquelin phát triển phương pháp đốt điện vào năm 1975; phương pháp mới này giống với phương pháp đốt nhiệt cổ xưa (trong phương pháp mới này, một đầu dẫn nhiệt tiếp xúc trực tiếp để truyền nhiệt và đốt mô nhưng không có dòng điện chạy qua) chỉ khác là nhiệt tạo ra từ dòng điện mà thôi (Fewkes 1992; Seb- ben 1988). Tuy nhiên, sự bắt đầu thực sự của phẫu thuật điện là khi phát hiện và phát triển dòng điện xoay chiều cao tần.
Vào năm 1891, Jacques Arsene d’Arsonval đã phát triển mạch điện cần thiết để tạo ra dòng điện cao tầng. Ông nhận thấy rằng dòng điện cao tần trên 10,000 vòng/giây (10,000 hertz) có thể đi qua cơ thể mà không gây đau đớn, co cơ hay gây hại gì cho cơ thể con người (Bezerra và Jardim 2013; Bezerra 2013; Fewkes 1992; Chiarello 2003; Matzle 2006; Pollack 2000; Seb-ben 2000).
Vào năm 1893, Oudin đã thiết kế ra một mạch cộng hưởng có sự cân bằng giữa điện trở điện dung và điện trở điện cảm; đều này cho phép dòng điện lớn tối đa đi qua với điện trở mạch tối thiểu. Oudin đã sử dụng máy tạo khoảng cộng hưởng (resonat- ed gap generator) để phá hủy nhiều tổn thương da khác nhau. Năm 1908, Walker de Keating- Hart đã thấy rằng dòng điện cao tầng có thể phát ra từ điện cực vào mô theo một vết dài như tia sét (tia điện). Ông đã dùng tia điện này để phá hủy ung thư da, từ đó phát triển phương pháp đốt bằng tia điện. Năm 1911, William Clark đã sử dụng dòng điện có điện thế cao và cường độ thấp để phá hủy mô đơn cực. Một dòng điện được áp trực tiếp vào mô để làm khô tại vùng dòng điện tiếp xúc. Clack gọi phương pháp này là sấy điện (Fewkes 1992; Sebben 1988; Matzle 2006; Pollack 2000). Vào năm 1908, Doyen được cho là người đầu tiên phát triển phương pháp đưa dòng điện có hiệu điện thế thấp hơn, và năng lượng cao hơn vào bệnh nhân bằng cách đặt một tấm điện cực phía dưới bệnh nhân. Năm 1926, William Bovie, một nhà vật lí đã phối hợp với Harvey Cushing là một bác sĩ phẫu thuật để phát triển thiết bị phẫu thuật điện tần số cao; thiết bị này cho dòng điện ra có nhiều điện thế khác nhau cũng như các mức độ suy giảm sóng khác nhau. Công cụ này cũng có thể làm đông mạch máu với nhiều kích thước khác nhau (có hoặc không có cắt mô) và là mẫu đầu tiên của thiết bị mổ điện hiện đại. Sự kiện lớn tiếp theo của sự phát triện điện phẫu thuật là vào năm 1923 khi mà Dr. George A. Wyeth báo cáo rằng một bác sĩ phẫu thuật u đã dùng điện phẫu thuật để cắt mô (Matzle 2006; Pollack 2000). Vào năm 1932, tập đoàn Birtcher đã thương mại thiết bị spark gap-based HyfrecatorTM, thiết bị này sau đó đã trở nên rất phổ biến cho các phương pháp điều trị đông máu điện, sấy điện, đốt bằng tia điện bằng một đầu ra hay hai đầu ra được đặt ở các phòng khám.
Có 4 dạng sóng khác nhau trong điện phẫu thuật:
- Được lọc toàn bộ (sóng không suy giảm), ví dụ: cắt (cắt điện): phù hợp để cắt và cầm máu tối thiểu.
- Hoàn toàn được chỉnh lưu (sóng suy giảm nhẹ), ví dụ: cắt và cầm máu (cắt điện và đông điện): phù hợp để cắt và đông máu mô đồng thời.
- Được chỉnh lưu một phần (sóng suy giảm vừa), ví dụ: đông máu: phù hợp để cầm máu động mạch đang chảy.
- Sóng spark gap (sóng suy giảm hấp thụ vào mô và gây ra tổn thương nhiệt kèm ít carbon hóa hơn so với đốt nhiều), ví dụ, làm khô: phù hợp để sấy khô (Chiarello 2003).
6. ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA PHẪU THUẬT ĐIỆN (BẢNG 1)
Ứng dụng lâm sàng cụ thể của các phương pháp phẫu thuật điện phụ thuộc vào sự ưa thích và kinh nghiệm của phẫu thuật viên; điện phẫu thuật có thể được sử dụng trong kĩ thuật rạch mô và được ứng dụng trong cắt bỏ toàn bộ bề dày của bớt, kĩ thuật cạo nhằm loại bỏ những tổn thương nông, và trong cắt bỏ tổn thương mạch máu như u máu và u hạt sinh mủ (Pollack 1991).
Bảng 1
Tổn thương lành tính | bớt, tăng sản tuyến bã, bệnh mũi sư tử, u mềm treo (skin tags), u mạch, u xơ mạch, u xơ bì, sẩn xơ, u gai sừng, dày sừng tuyến bã, u tuyến mồ hôi, hồ tĩnh mạch, mụn cóc. |
Tổn thương tiền ung thư | dày sừng ánh sáng |
Tổn thương ác tính | ung thư tế bào đáy (tổn thương nguyên phát, kích thước nhỏ, nông, giới hạn rõ và ở vùng ít nguy cơ) |
Tổn thương thẩm mỹ | nếp nhăn và xệ da |
7. SẤY ĐIỆN
Sấy điện là phương pháp phố biến được sử dụng hầu hết bởi các bác sĩ da liễu và là phương pháp trong đó một điện cực tần số cao một đầu ra được đặt tiếp xúc với mô và bắn ra một tia điện nhỏ, tia điện này được điện (Fewkes 1992; Chiarello 2003; Sebben 1988).
Sấy điện được sử dụng đối với những tổn thương nông như những tổn thương chỉ liên quan đến thượng bì. Điện cực điều trị tiếp xúc với mô để gây mất nước và kết tủa protein. Trong phẫu thuật điện phá hủy mô bằng sấy điện, nếu sử dụng dòng điện có cường độ tối thiểu thì hầu hết các tổn thương nằm ở lớp thượng bì và do đó ít có nguy cơ để lại sẹo. Tuy nhiên nếu sử dụng ở cường độ mạnh thì có thể gây kết tủa những mô ở sâu và có khả năng để lại sẹo cao. Nhìn chung, đôi khi phải phối hợp sấy điện với đốt điện vì điện cực điều trị không phải lúc nò cũng hoàn toàn tiếp xúc với mô.
Nếu điện cực được giữ cách mô một khoảng nhỏ, tia điện được hình thành giữa điện cực và mô- kĩ thuật này được gọi là đốt điện và chỉ gây phá hủy rất nông trên bề mặt vì quá trình than hóa bề mặt giúp cách điện cho lớp mô phía dưới (Chiarello 2003; Bougthon 1987). Đây là phương pháp được lựa chọn khi chỉ muốn phá hủy các tổn thương ở bề mặt nông của da như dày sừng ánh sáng, dày sừng tuyến bã, u mạch nhện, u mạch cher- ry, u mạch dày sừng, u mềm treo (skin tags), u tuyến mồ hôi, mụn cóc phẳng, sùi mào gà, hoặc bớt thượng bì nhỏ. Đồng thời phương pháp này cũng có thể giúp cầm máu với những mạch máu nhỏ. Kỹ thuật chuẩn dùng để điều trị các bệnh lí dày sừng bằng phương pháp này là di chuyển điện cực chậm trên bề mặt của tổn thương (đối với tổn thương nhỏ) hoặc chèn trực tiếp vào trong tổn thương (đối với những tổn thương lớn) với dòng điện có cường độ thấp . Sau một vài giây, tổn thương sẽ nổi bong bóng do thượng bì bị tách ra khỏi lớp bì, sau đó lớp này được loại bỏ một cách dễ dàng bằng curette hoặc đơn giản bằng cách lấy gạc chùi đi. Điểm cuối lâm sàng trong điều trị các tổn thương thượng bì là xuất hiện các chấm xuất huyết, sau đó có thể cầm máu bằng chèn ép, đông điện, hoặc bôi chất cầm máu tại chỗ như aluminum chloride. Nếu máu chảy nhiều hơn chứng tỏ có thể lớp bì đã bị tổn thương, và nguy cơ để lại sẹo sẽ cao hơn. Với những tổn thương nhỏ và rất nông khi điều trị với đốt điện chỉ gây tổn thương tối thiểu những mô xung quanh (Chiarello 2003).
7.1. Đông điện
Đông điện điện là quá trình trong đó sử dụng một điện cực mổ tần số cao có 2 đầu ra đặt lên hoặc đặt gần mô từ đó dòng điện sẽ được truyền qua mô và gây đông nhiệt mô (Fewkes 1992).
Phương pháp này được dùng để phá hủy các mô nằm ở sâu và kích thước lớn và để cầm máu phẫu thuật (kẹp điểm máu chảy hoặc mạch máu). Một dòng điện suy giảm trung bình được gắn vào một dụng cụ 2 đầu ra (vd: cả điện cực tập trung và phân tán đều được sử dụng). Dòng điện nay có cường độ cao hơn và hiệu điện thế thấp hơn dùng cho mục đích cuối cùng để sấy điện (Chiarello 2003; Sebben 1988). Điện cực được đặt trực tiếp lên mô được điều trị di chuyển chậm ngang qua tổn thương, tổn thương sau đó sẽ bị đốt thành than. Sau đó sử dụng curette để cạo lớp mô bị than hóa đi.
Đông điện được sử dụng chủ yếu để cầm máu các mạch máu lớn. Phương pháp này được chỉ định để điều trị mụn cóc, giãn mạch nông, lông lạc chỗ, u hạt sinh mủ, móng quặp, u tuyến mồ hôi, u vàng, u mạch nhỏ, u nang nhầy, u mạch ruby, tăng sản tuyến bã, dày sừng tuyến bã, epitheli- oma nang lông, và ung thư tế bào đáy nguyên phát nhỏ chưa có biến chứng ở những vùng đặc biệt. Để điều trị ung thư, nên lặp lại thủ thuật thêm 2 lần để loại bỏ bất kì những khối u nhỏ lan rộng nào. Sau khi đông điện, sử dụng một curette nhỏ để cạo bỏ những gốc nhỏ của khối u. Sau điều trị thường sẽ để lại sẹo do đó phải thảo luận trước với bệnh nhân về vấn đề này (Popkin 1987; Chiarello 2003).
Phẫu thuật viên nên lưu ý việc sử dụng đông điện để cầm máu phẫu thuật nên áp dụng đối với điện phẫu thuật khô vì dòng điện sẽ được truyền qua máu vào vùng mô rộng hơn và hiệu quả cầm máu sẽ bị giảm và ngăn chặn do dòng điện bị phân tán. Nên tránh hết sức việc sử dụng dòng điện ra cường độ mạnh vì gây đông và car- bon hóa vùng mô lớn, làm mục mô và biến chứng chảy máu sau đó. Một thiết bị thay thế khác trong đông điện là forceps 2 đầu ra; cả 2 cực của for- ceps 2 đầu ra là những điện cực hoạt động luân phiên. Mô được kẹp giữa 2 điện cực hoặt động sẽ nhận được dòng điện cao, có sức tập trung. Một cách sử dụng khác là dùng clamp hoặc forceps để giữ mạch máu sau đó dùng điện cực tiếp xúc trực tiếp với 2 dụng cụ này.
Kĩ thuật này không hữu ích nhiều trong trường hợp các thiết bị có một đầu ra do dòng điện chậm và phân tán quá nhiều không đủ để tạo ra lượng nhiệt cần thiết để cầm mạch máu. Tuy nhiên, do khả năng xâm nhập và phá hủy sâu, đông điện có thể để lại những tổn thương không mong muốn và hoại tử mô sâu cạnh tổn thương, do đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và chức năng của dây thần kinh (Pollack 1991).
7.2. Đốt điện
Đốt điện là một thủ thuật trong đó một điện cực phẫu thuật điện tần số cao một đầu ra được giữ ở vị trí cách bề mặt mô một khoảng 3-4 mm, sau đó phóng ra một tia điện qua khoảng không vào mô gây tổn thương và than hóa mô.
Sự khác nhau giữa đốt điện và sấy điện chủ yếu là vị trí đặt điện cực. Lợi ích của đốt điện là cung cấp đủ năng lượng để cầm máu nhưng không gây tổn thương mô nhiều như khi tiếp xúc trực tiếp với mô trong sấy điện và để lại ít sẹo hơn so với phương pháp sấy điện. Máy phát điện cường độ cao được sử dụng để đông điện không tạo ra đủ điện thế để tải một dòng điện trong đốt điện Một vài đơn vị được thêm vào một cuộn thứ cấp vào mạch điện để tăng hiệu điện thế đến mức đủ cao để phóng ra được dòng điện qua khoảng không. Những tổn thương da khi được điều trị bằng kĩ thật này có thời gian lành nhanh hơn vì tổn thương nhiệt ít hơn. Một lỗi thường gặp khi dùng đốt điện là bật máy mổ điện ở chế độ quá mạnh đến nỗi tạo ra một tia điện thấy rõ qua khoảng không. Nếu dòng điện quá lớn thì có thể gây tổn thương mô quá mức và than hóa mô. Đốt điện không có lợi nếu ở chế độ năng lượng cao. Chỉ định cơ bản để sử dụng dòng điện là tăng sắc tố ánh sáng, dày sừng ánh sáng, dày sừng tuyến bã, và peel (Pollack 1991).
7.3. Cắt điện
Cắt điện là một thủ thuật sử dụng một điện cực 2 đầu ra có dòng điện mạnh, tần số cao để truyền dòng điện qua mô và cắt chúng; phương pháp này được ứng dụng dể rạch, chia và tách mô (Fewkes 1992). Trong cắt điện một điện cực 2 đầu ra mang dòng điện giảm dần nhẹ được áp vào mô. Dòng điện có hiệu điện thế thấp và cường độ mạnh sẽ làm lan tỏa nhiệt ra xung quanh, làm tổn thương mô và do đó có thêm lợi ích cầm máu ngoài tác dụng cắt mô. Có thể chỉ cắt đơn thuần mà không cầm máu với dòng điện ống không giảm dần vì dòng điện này không lan tỏa nhiệt ra xung qua và bốc hơi mô mà không giúp cầm máu (Chi- arello 2003). Cắt điện có thể được sử dụng để cắt mô một cách nhanh chóng và không cần dùng lực, hoặc cắt mà không gây chảy máu (Chiarello 2003; Sebben 1988,1998) gần như không cần phải có lực tay khi mổ với phương pháp cắt đện. Mật độ năng lượng tối đa có thể đạt được với dòng điện tối thiểu; giá trị mật độ năng lương tăng khi giảm bán kính cong của điện cực Có thể sử dụng phương pháp cắt điện với nhiều loại điện cực khác nhau, dạng phổ biến nhất là một vòng dây thép nhỏ . Điện cực hình lưỡi hỏi năng lượng cao hơn và diện tích bề mắt lớn hơn của lưỡi dao điện khi tiếp xúc với mô để cắt. Điện cực dạng vòng dây thép cũng gây tổn thương nhiệt lớn hơn so với điện cực dây thép thẳng vì nó đòi hỏi năng lượng điện cao hơn để tạo ra được mật độ năng lượng cắt (Fewkers 1992; Sebben 1998; Sebben và Davis 1988). Sự khác biệt giữa cắt bằng dao điện và dao mổ có thể thấy được ngay khi lần đầu sử dụng dao điện. Ở một chế độ cài đặt năng lượng cần thiết, dao điện đi vào mô một cách dễ dàng như “dao nóng cắt bơ” vậy. Tuy nhiên, cần phải làm ẩm mô trước với gạc ẩm. Nếu có tia điện xuất hiện trong khi cắt mô nghĩa là năng lượng được cài đặt quá cao; nếu dao điện “không bén” nghĩa là năng lượng được cài đặt quá thấp (Chiarello 2003).
Lợi ích chủ yếu của cắt điện so với dao mổ bình thường là khả năng cầm máu ngay khi cắt. Tuy nhiên, với những mạch máu lớn (đường kinh >1 mm) thì cần đòi hỏi thêm đông điện tại điểm chảy máu (Chiarello 2003) và dao điện gây tổn thương mô lớn hơn và thời gian lành chậm hơn. Vết cắt bởi dao điện có thể được khâu lại như ban đầu nhưng cần thời gian dài hơn để đạt lại được sức căng ban đầu của nó. Mức năng lượng quá cao hoặc tốc độ cắt quá chậm có thể gây cầm máu quá mức, gây tổn thương rộng hơn và làm vết thương chậm lành hơn. Nên cắt với tốc độ điều đặn, nhanh nhẹn. Tốc độ tốt nhất là khi có thể tạo ra một đường cắt sạch, không hoặc ít có sự than hóa- mặc dù ở mức than hóa có thể giúp cầm máu tốt hơn nhưng lại làm vùng tổn thương do nhiệt lớn hơn. Tốc độ di chuyển nên ở mức cắt mô vừa phải không làm chín hoặc hóa than mô; tốc độ di chuyển dao điện tốt nhất là từ 5-10 mm mỗi giây (Fewkes 1992; Seb- ben 1988, 1998). Vì một lượng nhỏ mô bị đốt thành than dính vào dao điện và gây cản trở khả năng cắt và cầm máu nên cần phải làm sạch dao điện thường xuyên trong quá trình mổ. Nếu mô bị than hóa quá nhiều thì có thể do năng lượng được chỉnh quá cao hoặc tốc độ cắt quá chậm (Fewkes 1992).
Phẫu thuật điện là rất hữu ích để có thể tạo những đường cắt không chảy máu ở vùng đầu và những tổn thương lớn, hữu ích trong kĩ thuật cạo và rạch, trong điều trị bệnh mũi sư tử, viêm tuyến mồ hôi mũ, một vài loại bớt, trong cắt các khối u lành tính và ác tính, sinh thiết da, phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt, cắt bỏ bớt da đầu, vạt da đầu, nâng da đầu (Fewkes 1992; Pop- kin 1987; Chiarello 2003; Sebben 1988,1998; Weber 2000).
8. PHẪU THUẬT BẰNG ĐIỆN MỘT CHIỀU
Một vài bác sĩ da liễu có những thiết bị có thể tạo ra được dòng điện một chiều, phương pháp phẫu thuật bằng dòng điện một chiều này ít khi được áp dụng trong thực hành hàng ngày. Cách này thường được áp dụng trong điện phân, trong thủ thuật này một dòng điện một chiều tần số thấp đi qua mô được đặt nằm giữa 2 điện cực, từ đó gây tổn thương mô thông qua các phản ứng hóa học xảy ra ở đầu mỗi điện cực (Fewkes 1992; Sebben 1988; Sampaio và Piazza 2009). Điện phân thường dùng để phá hủy nang lông (nhổ lông hoặc triệt lông hoàn toàn). Phương pháp này tương đối hiệu quả, ít đau và ít nguy cơ hình thành sẹo, nhưng lại tốn thời gian. Với sự xuất hiện của các thiết bị laser như hiện nay thì phương pháp này ít được chỉ định hơn và chỉ sử dụng khi muốn cắt bỏ nang lông (Shaw 1988).
9. DAO ĐỐT ĐIỆN
Dao đốt điện sử dụng một điện cực tỏa nhiệt nhưng không truyền dòng điện sang mô. Tuy nhiên, đây là một kĩ thuật cũ và hiện không còn được sử dụng (Sampaio và Piazza 2009). Phương pháp sấy điện có thể đạt được kết quả tương tự như dao đốt điện nhưng dao đốt điện lại gây tổn thương mô nhiều hơn và vết thương chậm lành hơn. Những thiết bị dùng dòng điện tần số cao đã thay thế hầu hết dao điện (Blankenship 1979; Seb- ben 1988).
10. ĐIỆN CỰC MỔ (HÌNH 1)
Có nhiều loại điện cực mổ với kiểu dáng, hình dạng, kích thước khác nhau trên thị trường và được bán ở dạng đã khử trùng hoặc chưa. Việc lựa chọn điện cực mổ tùy thuộc vào dạng sóng và chẩn đoán thương tổn. Đáp ứng của mô với điện cực mổ cũng rất khác nhau tùy thuộc vào loại điện cực mổ được sử dụng. Điện cực mổ càng lớn thì nhiệt quanh điện cực được tạo ra càng nhiều và năng lượng cần thiết phải được điều chỉnh càng cao. Với điện cực nhỏ hơn, thì nhiệt tạo ra xung quanh sẽ thấp hơn và cần điều chỉnh mức năng lượng thấp hơn (Sebben 1988; Taheri 2013).
10.1. Phân loại điện cực mổ
- Điện cực kim nhỏ
- Điện cực vòng thép với các kích cỡ khác nhau
- Điện cực dạng quả cầu.
- Điện cực kim đốt-sấy
- Điện cực dây thép
- Điện cực dạng lưỡi dao
- Điện cực vòng kim cương
- Điện cực e líp
- Điện cực tam giác Kim nhổ lông Forcep song cực
- Điện cực cắt chất nền
Điện cực có thể cứng hoặc có thể uốn cong. Điện cực sẽ trở nên kém hiệu quả nếu các mảnh mô bị than hóa bám trên bề mặt vì sẽ làm giảm sự dẫn truyền dòng điện phẫu thuật vào mô nên đòi hỏi phải cài đặt mức năng lượng cao hơn. Do đó, cần phải giữ cho mũi điện cực sạch sẽ trong suốt quá trình tiến hành phẫu thuật.
10.2. Những yếu tố làm giảm tổn thương nhiệt đối với vùng mô xung quanh:
- Đường kính điện cực nhỏ hơn
- Rút ngắn thời gian tiếp xúc giữa điện cực và tổn thương
- Mật độ năng lượng thấp hơn
- Dùng dòng điện có tần số cao hơn
- Cắt dạng sóng
11. THỦ THUẬT PHẪU THUẬT ĐIỆN
Hiện nay có rất nhiều thiết bị phẫu thuật điện và mỗi loại cung cấp rất nhiều dạng sóng khác nhau- bất kì máy nào trong những loại máy này đều có thể được sử dụng. Chúng tôi sử dụng thiết bị tần số vô tuyến Wave- tronic 500 Digital (hình 2) (Loktal Medical Electronics, Brazil).
Vì phẫu thuật điện hầu như sẽ gây đau, nên cần phải gây tê cho bệnh nhân khi phẫu thuật. Có thể gây tê bằng kem bôi (2.5% lidocaine + 2.5% kem prilocaine), tiêm tê tại chỗ, hoặc gây tê troncular (2% lidocaine có hoặc không thêm vào epinephrine). Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến cáo bôi tê vì bệnh nhân cần phải rất thỏa mái và yên lặng trong quá trình tiến hành thủ thuật. Trước khi gây tê, tổn thương và phần da quanh tổn thương phải được làm sạch bằng povidone-iodine hoặc dung dịch chlorhexidine (không bao giờ được sử dụng dung môi cồn do nguy cơ gây cháy). Phẫu thuật điện nên được tiến hành khi bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc nằm thỏa mái trên bàn mổ, bộc lộ tổn thương và đủ ánh sáng (Weber 2000). Nên giữ cho điện cực sạch và không bị dính mô từ vết thương.
Cần phải chăm sóc vết thương sau mổ theo đúng chuẩn phối hợp với đắp gạc để gây bán bít tắt. Cần lưu ý với bệnh nhân nguy cơ chảy máu kéo dài và khẳng định lại với bệnh nhân là chảy máu có thể được kiểm soát từ 10-30 phút nếu đè ép lên liên tục lên vết thương. Cần phải giải thích cho bệnh nhân rằng có thể vết thương sẽ để lại sẹo, nhưng thường là sẹo rất nhỏ. Tính thẩm mỹ của phương pháp này thường rất tốt (Fewkes 1992).
Gần đây, hãng Loktal Medical Electronics đã phát triển thiết bị HF Megapulse Fraxx (hình 3), thiết bị này có công nghệ mới giúp kiểm soát hiệu quả nhiệt của sóng vô tuyến thông qua hệ thống năng lượng phân đoạn điện phức tạp, thiết bị này được sử dụng với Wavetronic 5000 Digital cho phép đạt được độ chính xác và tinh lọc như laser CO2 vi điểm. Kiểm soát phân bố giúp đảm bảo tất cả các vi điểm không được tiếp năng lượng đồng thời, theo cách liên tiếp ngẫu nhiên giới hạn trước, và bắn liên tục thông qua những ống kim 8 mm. Hai kim gần nhau không bắn liên tục, tránh gây thêm tác dụng nhiệt phụ: thiết bị cho phép lựa chọn thời gian hoạt động và thời gian nghỉ giữa các kim. Với 60% năng lượng thời gian hoạt động 60ms, thời gian nghỉ 60 ms, và một sóng cắt, chúng tôi có thể đạt được kết quả tương tự laser CO2 xâm lấn vi điểm với tác dụng phụ do nhiệt tối thiểu và không có có tác dụng đốt tập trung đối với lớp bì lưới trên (Casabona 2014).
Kĩ thuật áp dụng: đối với những người có phân loại da tối màu, chúng ta nên sử dụng chất ức chế sắc tố và tránh ánh sáng mặt trời. Nếu bệnh nhân có tiền sử nhiễm herpes ở mặt thì dự phòng bằng famciclovir 125 mg, mỗi 12 giờ trong 5 ngày trước thủ thuật. Điều quan trọng nhất cần phải lưu ý là quá trình gây tê cho bệnh nhân vì phương pháp đốt nhiệt gây đau ở một vài bệnh nhân do đó phải làm dịu cơn đau đến khi bệnh nhân cảm thấy thỏa mái . Dùng thuốc giảm đau đường uống có thể hữu ích như ketorolac trometamol 10mg ngậm dưới lưỡi trong 10 phút trước khi tiến hành thủ thuật hoặc những phương pháp tại chỗ như đắp gặc lạnh, đĩa lạnh…, tiêm lidocaine 2% có chứa epinephrine hoặc tiêm dung dịch phối hợp gồm 30ml saline + 10 ml lidocaine 2% + 0.4 ml epinephrine + 1 ml sodium bicar- bonate 8.4%.
Một khía cạnh chủ chốt khác là giữ ẩm vùng điều trị bằng dung dịch saline nhưng tránh gây quá ẩm ướt. Mục đích là làm tăng khả năng dẫn truyền điện và giúp nhiệt xâm nhập sâu và đồng nhất hơn.
Để tránh bỏ sót vùng da không được điều trị giữa các xung bắn cần phải “khớp nối” các xung, xung sau nên bắn ở vị trí cách bờ bên bút của xung trước đó một vài mm. Độ sâu phụ thuộc chủ yếu vào thời gian hoạt động của dòng điện. Mật độ xung (số pass) bắn liên tục sẽ quyết định đến hiệu quả nhiệt
Chú ý: có thể xuất hiện các điểm loét rất nhỏ ở vùng da mỏng (mí mắt) nếu đầu thiết bị bắn nhiều hơn 3 lần.
Sau phẫu thuật, nếu xuất hiện hồng ban và phù nề không thấy rõ (thường kéo dài trung bình 3 ngày) có thể đắp gạc thấm dung dịch saline lạnh, nước ấm, hoặc dùng thuốc mỡ giúp phục hồi hàng rào da.
Thói quen khá phổ biến là cào gãi hoặc các thao tác sau phẫu thuật có thể kéo dài thời gian phục hồi và để lại di chứng trên bề mặt (nên đưa bản hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân).
Về biến chứng, tăng sắc tố sau viêm xuất hiện khá phổ biến đối với những người có phân loại da tối màu và đa số biến chứng này chỉ mang tính tạm thời. Thiết bị HF Megapulse Fraxx đã được sử dụng để điều trị vết rạn da, sẹo trứng cá, tái tạo bề mặt da, và làm săn chắc da không xâm lấn để cải thiện tình trạng xệ da và giảm nếp nhăn (Casabona 2014).
Casabone (2014) đã chứng minh tác dụng nhiệt của sóng vô tuyến xâm lấn vi điểm ở trên 20 phụ nữ bị sụp mí mắt. Phẫu thuật được tiến hành sau khi tiêm tê tại chỗ với 3 lần (pass) mỗi đợt điều trị. Trước khi da được làm ẩm với dung dịch saline vô khu- ẩn, thiết bị được sử dụng là Wavetron- ic 5000 nối với HF Megapulse Fraxx. Đây là mạch điện cung cấp năng lượng phân đoạn nối với một bút chứa 64 vi kim với độ dày 0.2 mm và 0.8 mm được chia thành 8 cột, mỗi cột chứa 8 kim. Các thông số thiết bị gồm năng lượng 60% và chế độ cắt. Bút bắn tiếp xúc vuông góc với da, vùng trùng lấp là 2 mm. Hệ thống megapulse cho phép đo được thời gian da tiếp xúc với nhiệt từ 8 cây kim bằng đơn vi ms, trong trường hợp này được đặt tên là sequence 2; thông số này được thực hiện bằng cách chọn nút P sau đó chọn nút E trên thiết bị. Năng lượng phóng ra là ngẫu nhiên ở các cột theo một chuỗi được cài đặt sẵn cho phép làm lạnh giữa các đợt bắn và kết quả là ít gây tổn thương nhiệt hơn (Casabona 2014).
Lima gần đây đã phát triển các điện cực kim 2 và 8 làm bằng tungsten (wolfram) với đường kính 200/1000 mm, cân nặng và độ dài giống nhau được sắp xếp song song để đạt được cùng một độ sâu là 1.5 mm. Những cây kim này tác động lên thượng bì và lớp bì, kích thích sự co rút và tái tạo col- lagen mới. Kỹ thuật này đã được sử dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lí về da khác nhau bao gồm nếp nhăn, to lỗ chân lông, sẹo teo và sẹo phì đại, săn chắc da, trẻ hóa da, vết rạn da, nám má, hoặc những rối loạn sắc tố khác (Lima và Martins 2010).
12. ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
Chế độ cài đặt điều trị có thể rất khác nhau tùy thuộc vào sự đề kháng của mô, kích thước điện cực, độ ẩm mô, và đơn vị dòng điện được sử dụng. Nên phải nhớ rằng sử dụng dòng điện không đủ sẽ gây ra sự kết dính mô và làm giảm hiệu quả của thủ thuật.
12.1. Ban vàng (hình 4)
Lựa chọn dòng điện: hỗn hợp Cài đặt năng lượng: 35
Điện cực: kim đầu cắt
Kĩ thuật: đâm nhiều mũi cho đến khi mô màu vàng bị phá hủy + cạo bỏ
12.2. Mụn thịt (hình 5)
Lựa chọn dòng điện: hỗn hợp Cài đặt năng lượng: 30
Điện cực: kim đầu cắt Kĩ thuật: đâm một mũi
12.3. U nang nước (hình 6)
Lựa chọn dòng điện: hỗn hợp Cài đặt năng lượng: 30
Điện cực: kim đầu cắt
Kĩ thuật: đâm nhiều mũi
12.4. Dày sừng tuyến bã (hình 7)
Lựa chọn dòng điện: đông điện Cài đặt năng lượng: 50
Điện cực: đầu tròn
Kĩ thuật: chạm nhẹ lên tổn thương và cạo bỏ.
12.5. U hạt sinh mủ (hình 8)
Lựa chọn dòng điện: đông điện Cài đặt năng lượng: 60
Điện cực: đầu tròn
Kĩ thuật: đè mạnh lên tổn thương
12.6. U mềm treo (hình 9)
Lựa chọn dòng điện: hỗn hợp Cài đặt năng lượng: 35
Điện cực: kim đầu cắt Kĩ thuật: cắt cuống
12.7. Bệnh mũi sư tử (hình 10)
Lựa chọn dòng điện: hỗn hợp Cài đặt năng lượng: 35
Điện cực: vòng thép Kĩ thuật: cạo
12.8. Nevus sùi
Lựa chọn dòng điện: hỗn hợp Cài đặt năng lượng: 30
Điện cực: vòng thép Kĩ thuật: cạo
12.9. U tuyến mồ hôi
Lựa chọn dòng điện: hỗn hợp Cài đặt năng lượng: 30
Điện cực: kim đầu cắt
Kĩ thuật: đâm nhiều mũi
12.10. Sẹo mụn, nếp nhăn và sệ da (hình 11)
Lựa chọn dòng điện: cắt
Số chuỗi HF Megapulse Fraxx: 2 Hoạt động 60ms; trì hoãn 60 ms Cài đặt năng lượng: 60
Điện cực: đầu HF Megapulse Fraxx Kĩ thuật: 2 pass lặp lại
13. NHỮNG NGUY CƠ
Hầu như bệnh nhân sẽ không gặp phải nguy cơ gì nếu sử dụng phẫu thuật điện một cách đúng đắn. Tuy nhiên cần phải nắm những nguy cơ có thể xảy trong quá trình làm thủ thuật để hạn chế chúng xảy ra. Vì đây là những nguy cơ tiềm ẩn phải được các phẫu thuật viên và nhân viên phòng mổ hết sức lưu ý.
13.1. Bỏng
Có nguy cơ cháy hoặc nổ nếu tiến hành phẫu thuật điện khi có sự hiện diện của alcohol, oxygen, hoặc khí trong ruột bệnh nhân (methane). Đặc biệt cần phải lưu ý vùng da đầu, vị trí này thường ít để ý trong trường hợp alco- hol còn lưu lại và cần phải chăm sóc ở vùng quanh hậu môn. Do đó, nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn không gây cháy như povidone-iodine hoặc chlorhexidine.
Bỏng có thể do bác sĩ vô tình để điện cực chạm vào da của bệnh
13.2. Khói
Khói tạo ra từ phẫu thuật điện nhân hoặc của chính bác sĩ, tuy nhiên nguyên nhân tổn thương bỏng thường gặp là do thiếu sự tiếp xúc giữa bệnh nhân và tấm điện cực phân tán. Thỉnh thoảng còn do bệnh nhân hoặc bác sĩ chạm vào những vật kim loại chạm đất như kim loại trên bàn điều trị từ đó gây bỏng hoặc shock (Fewkes 1992; Sebben 1988; Hainer 2002; Pollack 2011).
13.3. Tạo rãnh
Biến chứng tạo rảnh thường là vấn đề hiếm gặp với chế độ cài đặt năng lượng thấp khi được sử dụng để làm thủ thuật tại các phòng khám. Biến chứng này luôn có thể tránh được bằng cách sử dụng forceps song cực hoặc thiết bị mổ điện (Fewkes 1992; Pollack 2011).
13.4. Nguy cơ cháy
Đều quan trọng cần lưu ý là phải kiểm tra xem trong phòng mổ có sự hiện diện của các loại khí hoặc dung dịch dễ bắt lửa hoặc dễ nổ không. Sẽ có khả năng gây đột biến gen cũng giống như khói thuốc lá vậy. Tuy nhiên, mối lo ngại lớn hơn là sự hiện diện của những phân tử bị nhiễm khu- ẩn trên điện cực hoặc ở trong khói khi tiến hành phẫu thuật điện. Virus HBV đã được chứng minh là có hiện diện trên mũi điện cực sau khi sấy điện. Đo đó tuyệt đối không sử dụng điện cực không vô trùng cho những bệnh nhân tiếp theo. Sấy điện đã được chứng minh là có thể làm bắn ra các giọt máu có kích thước vài cm quanh vùng sấy điện. Nếu hít phải những giọt máu đó có thể sẽ bị nhiễm bệnh. Các phân tử virus herpes được chứng minh là có thể được phân tán khi dùng những thiết bị này. Việc lan truyền vi khuẩn trong quá trình sấy điện cũng đã được chứng minh trong các phòng thí nghiệm. Người ta đã điều tra và tìm thấy sự có mặt của virus HPV trong khói khi tiến hành phẫu thuật điện và laser CO2 Một vấn đề nghiêm trọng trong những nghiên cứu về HPV này là những virus khác như HIV và virus gây viêm gan có thể xuất hiện nguyên vẹn trong khói phẫu thuật và được hít bởi bác sĩ và các nhân viên khác trong phòng mổ. Không có bằng chứng lâm sàng hoặc trong phòng thí nghiệm nào chứng minh điều này và cần phải nghiên cứu thêm; tuy nhiên, bác sĩ cần phải được mang khẩu trang đặc biệt và phải sử dụng hệ thống hút khói trong phòng mổ (Fewkes 1992; Chiarello 2003; Sebben 1988; Sampaio và Piaz- za 2009; Pollack 2011).
13.5. Máy tạo nhịp
Hầu hết các máy tạo nhịp đều được cài đặt ở chế độ hoạt động khi cần, đòi hỏi phải có mạch cảm nhận và mạch phát ra. Bất kì mạch nào trong những mạch này bị ngăn cản bởi dòng điện tần số cao sẽ gây ra tác dụng không mong muốn lên chức năng của máy tạo nhịp. Mặc dù trên thực tế hầu hết máy tạo nhịp hiện đại bình thường có khả năng tự bảo vệ tốt và có thể lọc để tránh sự can thiệp của các dòng điện từ bên ngoài, nhưng vẫn nên tránh phẫu thuật với dòng điện tần số cao ở những người đang mang máy tạo nhịp (Fewkes 1992; Sebben 1988,
1998; Pollack 2011). Tuy nhiên, mặc dù có những báo cáo rời rạc về sự mất chức năng của máy tạo nhịp sau khi phẫu thuật điện, thì tỉ lệ này rất là thấp đặc biệt là đối với dòng máy tạo nhịp mới và máy khử rung loại cấy được.
Do đó, phẫu thuật điện không nên sử dụng ở bất kì người nào đang mang máy tạo nhịp mà không thông qua sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo máy tạo nhịp được bảo vệ và không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của dòng điện tần số cao. Bác sĩ phẫu thuật nên dự phòng một cách hợp lí gồm nối đất phù hợp và tránh dòng điện cường độ cao, đặc biệt trong thủ thuật cắt. Nên sử dụng forceps song cực có độ bung ngắn và hiệu điện thế thấp và tránh phẫu thuật điện ở vùng lân cận máy tạo nhịp hoặc máy khử rung loại cấy được (Hainer 2002). Tuy nhiên, sấy điện giới hạn đối với những tổn thương nhỏ có thể không ảnh hưởng đến những bệnh nhân khỏe mạnh đang mang máy tạo nhịp. Dao mổ điện có thể chấp nhận được vì không có dòng điện đi qua bệnh nhân.
14. SỰ KHỬ TRÙNG
Điện cực nên được khử trùng bằng nồi hấp để hạn chế sự nhiễm khuẩn chéo vì việc lây nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus qua điện cực đã được chứng minh (Matzle 2006; Pollack 2000; Sampaio và Piazza 2009; Hainer 2002; Bennett và Kraffert 1990). Nếu sử dụng một đầu típ điện cực không được khử trùng thì sẽ có khả năng lây nhiễm chéo và đưa đến nhiễm trùng sau đó giữa các bệnh nhân hoặc từ bệnh nhân sang bác sĩ (Bennett và Kraffert 1990). Điện cực dùng một lần có thể được sử dụng hoặc sử dụng những kim tiêm dưới da dùng một lần nối vào như là điện cực. Một khả năng gây nhiễm bệnh quan trọng khác trong phòng khám là từ việc cầm nắm bút và dây điện. Mặc dù điện cực có thể thay đổi, nhưng tay cầm có thể sẽ trở thành đối tượng bị nhiễm khuẩn. Do đó nên sử dụng vỏ bọc ni lông dùng một lần để bao quanh tay cầm bút điện (Ben- nett và Kraffert 1990).
15. ƯU ĐIỂM
- Thủ thuật đơn giản
- Lành vết thương nhanh
- Không chảy máu hoặc chảy máu rất ít
- Sẹo nhỏ và thẩm mỹ
- Thời gian phẫu thuật ngắn
- Có thể làm giải phẫu bệnh của mẫu bệnh phẩm sau mổ
- Biến chứng và nguy cơ phẫu thuật ít hơn
- Tiết kiệm chi phí
- Có thể tiến hành ở đối với bệnh nhân ngoại viện
16. NHƯỢC ĐIỂM
- Gây tổn thương mô rộng hơn
- Gây hoại tử mô bên trong tổn thương
- Trì hoãn lành vết thương
- Không thể sử dụng ở người mang máy tạo nhịp không có khả năng tự bảo vệ
- Khói và mùi khó chịu
17. CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT
Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên giữ vết thương khô và sạch. Quá trình lành vết thương cần ít nhất một vài tuần và có thể lâu hơn tùy thuộc vào kích thước vết thương và các yếu tố khác. Cần lưu ý là mô bị hoại tử bên dưới lớp mài sau phẫu thuật có thể trở nên nung mủ và nhiễm trùng nếu bác sĩ phẫu thuật không có kinh nghiệm . Mài lớn, lỏng lẻo và ẩm ướt tốt nhất nên được loại bỏ, tuy nhiên không nên đụng đến những mảnh mài khô và dính vào tổn thương. Vết thương khô là điều kiện thuận lợi giúp vết thương nhanh lành và băng che vết thương chỉ nhằm mục đích bảo vệ hoặc mục đích thẩm mỹ. Vết thương có thể được rửa hàng ngày và sau đó bôi mỡ kháng sinh để giúp tạo ra môi trường ẩm thuận lợi cho mô mới phát triển. Vết thương có thể được băng bằng băng dính thông thường (Pollack 1991).
18. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Nguy cơ lớn nhất của phẫu thuật điện thường liên quan đến kĩ thuật điều trị và thường là do phá hủy mô quá mức. Kết quả là, chậm lành vết thương và mô hoại tử có thể đưa đến sẹo phì đại và không đẹp. Bác sĩ phẫu thuật phải hết sức cẩn thận để tránh không gây tổn thương đến vùng mô lân cận trong quá trình tiến hành. Cầm máu có thể gây tổn thương ng- hiêm trọng đến các mạch máu và thần kinh lớn và lúc đó có thể kéo dài sự xuất huyết do tổn thương không mong muốn các thành mạch máu. Có thể xuất hiện chảy máu muộn kèm gây bung những mảnh mài sau phẫu thuật, và bệnh nhân nên được hướng dẫn trước là nên ấn vào vết thương để giúp cầm máu sau phẫu thuật (Blan- kenship 1979).
19. BIẾN CHỨNG
Các biến chứng bao gồm giảm sắc tố rải rác, teo da vùng điều trị, sẹo phì đại (đặc biệt là ở vùng lưng và ngực), và lộn mí (ví dụ: sau phẫu thuật điện ở vùng mí mắt). Sử dụng dòng điện trong sấy điện và đông điện quá mức có thể đưa đến phá hủy mô quá mức ra ngoài vùng được điều trị (Seb- ben 1988; Sebben và Davis 1988).
Phá hủy tổn thương sâu có thể gây co kéo môi trên và cánh mũi, sụp đỉnh mũi, sứt vành tai (Blankenship 1979). Khi tiến hành phẫu thuật điện ở vùng nằm gần mắt, nên sử dụng một tấm bảo vệ đặc biệt để bảo vệ giác mạc (Sebben và Davis 1988).
20. GHI NHỚ
- Luôn phải lên kế hoạch trước khi bắt đầu phẫu thuật.
- Ưu tiên lựa chọn tiêm tê hơn là bôi tê.
- Luôn làm ẩm vết thương trước khi phẫu thuật.
- Kích hoạt điện cực trước khi tiếp xúc với mô.
- Nếu sử dụng dòng điện không đủ mức sẽ gây kết dính mô.
- Cần loại bỏ các mảnh mô bám ở điện cực thường xuyên.
- Chờ đến nhiệt ở mô giảm mới tiếp xúc điện cực lại.
- Bác sĩ và các nhân viên trong phòng mổ phải luôn mang khẩu
21. THAM KHẢO
- Bezerra SMC, Jardim MML (2013). Electrosurgery. In: Tosti A, Hex- sel D, editors. Update in cosmetic der- ma- tology. New York: Springer. Chap- ter 11.
- Bezerra SMCB, Lima EA, Jardim MML. Eletrocirurgia. In: Kadunc B, Pal- ermo E, Addor F, Metsavaht L, Rabello L, Matos R, et al., editors. Tratado de Ciru- rgia Dermatologica, Cosmiatria e Laser da SociedadeB- rasileira de Dermatolo- gia. Elsevier R de JC (2013);47. Bennett RG, KraffertCA. Bacterial transference during electrodesiccation and elec- trocoagulation. Arch Der- matol.1990 Jun;126(6):751–5. http://www.ncbi. nlm nih.gov/ pubmed/2346319.
- Accessed 27 Nov 2016.Blankenship ML. Physical mo- dalities: electrosurgery, elec- trocau- tery and electrolysis. Int J Dermatol. 1979;18(6): 443–52.
- Bougthon RS, Spencer SK, Ha- nover. Electrosurgical fun- damentals. J Am Acad Dermatol. 1987;16:862–7.
- Casabona G, Presti C, Manzini M, Mach- ado Filho CD. Radiofrequenciaabla- tivafracionada: um estudo-piloto com
- 20 casos para rejuvenescimento da pálpebra inferior. Surgic Cosmet Der- matol. 2014;6(1):1–8.
- Chiarello SE. Radiovaporiza- tion: radiofrequency cutting current to vaporize and sculpt skin lesions. Der- matol Surg. 2003;29:755–8.
- Fewkes JL, Cheney ML, Pollack SV (1992) Electrosur- gery. In: Illus- trated atlas of cutaneous surgery. Phi- la- delphia: J. B Lippincott. Chapter 9. Goodman MM. Principles of electrosur- gery. In: Wheeland RG, editor. Cutane- ous surgery. Philadelphia:
- W.B. Saunders Company; 1994. p. 206–19.
- Hainer BL. Electrosurgery for cutaneous lesions. Am Fam Physician. 2002;66(7):1259–66.
- Lima EA, Martins S. Pequeno- sprocedimentosemcon- sultório. In: Santos OLR. Rotinas de diagnóstico e tratamento da SociedadeBrasileira de Dermatologia, chapter 61. AC Farma- ceutica. 2010; pp. 378–384.
- Matzle TJ, Christenson LJ, Aata- nashova N, et al. Pace- makers and implantable cardiac defibrillators in derma- tologic surgery. Dermatol Surg. 2006;32:1155–62.
- Pollack SV. Electrosurgery of the skin. New York: Chur- chill Livingstone; 1991.
- Pollack SV. The history of elec- trosurgery. Dermatol Surg.2000;26:904–8.
- Pollack SV. In: Bolognia JL, Joriz- zo JL, Rapini RP. Dermatologia 2a. Ed. Rio de Janeiro: Elsevier; 2011.
- Popkin GL. Electrosurgery. In: Epstein E, Epstein Jr E, editors. Skin surgery. Philadelphia: W.B. Saunders; 1987. pp 164–183.
- Sampaio SAP, Piazza CD. Eletro- cirurgiaconvencional e Eletroncirurg- ia. In: Gadelha ar, Costa IMC. Cirurgia- DermatológicaemConsultório. São Paulo: Ed. Atheneu; 2009. pp. 339–347.
- Sebben JE. Electrosurgery prin- ciples: cutting current and cutaneous surgery – part I. Dermatol Surg Oncol. 1988;14(2):147–50.
- Sebben JE. Electrosurgery. In: Ratz JL, editor. Textbook of dermato- logic surgery. Berlin: Lippincott-Raven Pub- lishers; 1998. p. 457–73.
- Sebben JE. Electrosurgery prin- ciples: cutting current and cutaneous surgery – part II. Dermatol Surg. 2000; 26(2):142–5.
- Sebben JE, Davis. The status of electrosurgery in dermatologic practice. J Am Acad Dermatol. 1988;19: 542–9.
- Shaw DH, Kalkwarf KL, Krejci RF, et al. Self-sterilization of the electro- surgery electrode. J Am Acad Dermatol. 1988;19(3):542–9.
- Taheri A, Mansoori P, Sandoval LF, Feldman SR, Pearce D, Williford P. Electrosurgery: part I. Basics and principles. J Am Acad Dermatol 2014;70(4):591. e1-14.
- Weber PJ, Moody BR, Foster JA. Electrosurgical suspen- sion appara- tus. Dermatol Surg. 2000;26:142–5.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề