Vi mài da và các thiết bị của vi mài da

1.Vi mài da (microdermabrasion)

Đại cương về Vi mài da

Vi mài da là phương pháp tái tạo bề mặt da nông thường được thực hiện. Năm 2002, có hơn 1 triệu bệnh nhân thực hiện vi mài da ở Mỹ [30]. Mặc dù xu hướng ngày càng tăng lên của các phương pháp tái tạo bề mặt bằng laser và các phương pháp khác, nhưng vi mài da vẫn là một thủ thuật thẩm mỹ phổ biến, ước tính trung bình có ít nhất 500.000 bệnh nhân được điều trị với phương pháp này hàng năm [2]. So với các phương pháp derm- abrasion, laser xâm lấn và peel sâu thì microdermabrasion là thủ thuật rẻ tiền, không xâm lấn, nguy cơ thấp, thời gian tiến hành ngắn và đó là lí do khiến thủ thuật này vẫn được bệnh nhân và các bác sĩ tiếp tục sử dụng.

Lịch sử phát triển

Năm 1985, một công ty ở Italia tên là Molimed Engineering đã tạo ra thiết bị microdermabrasion áp lực âm đầu tiên. Năm 1988, Monteleone đã mô tả cách sử dụng kĩ thuật mới này để điều trị sẹo trên mặt. Đầu thập niên 1990, Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì đã công nhận thiết bị microdermabrasion, từ đó ngày càng nhiều thiết bị được sản xuất và sử dụng. Thiết bị microdermabrasion hiện nay có thể tìm thấy trong các phòng khám và các spa thẩm mỹ và thủ thuật microdermabrasion vẫn là một trong những thủ thuật thẩm mỹ được thực hiện phổ biến ở Mỹ [30].

2.Sinh lý bệnh

Microdermabrasion được thực hiện nhằm loại bỏ lớp thượng bì nông trên bề mặt. Phương pháp điều trị này bao gồm quá trình gây lột da trực tiếp bằng dụng cụ mài và quá trình hút các mảnh da vụn bằng dụng cụ hút. Trên lý thuyết, các chấn thương nhẹ trên da có thể được gây ra bởi quá trình mài da và quá trình hút trong khi điều trị [2,16].
Nếu thiết bị microdermabrasion được cài đặt ở chế độ thích hợp, có thể loại bỏ được lớp sừng, lớp hạt và một phần của lớp gai thượng bì. Khi sử dụng thiết bị vi mài da, với mỗi pass lên da thì có thể loại bỏ được khoảng 10-15 µm thượng bị [2]. Nếu đi 2 pass sẽ loại bỏ được lớp sừng và nếu 4 pass thì có thể mài đến một phần của lớp hạt thượng bì [2]. Microderm- abrasion không được dùng để mài bỏ toàn bộ bề dày lớp thượng bì như trong trường hợp dermabrasion. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp đều nhằm mục đích kích thích quá trình lành vết thương để làm da trở nên săn chắc, trơn láng. Quá trình vi mài da (microdermabrasion) chỉ tạo thành vết thương nông và mỏng trên bề mặt và dường như không gây chảy máu, do đó đáp ứng lành vết thương cũng sẽ rất hạn chế so với phương pháp mài da (dermabrasion) [2].

Tác dụng sinh hóa và mô học của microdermabrasion vẫn còn đang được tranh cải. Trong khi đó, có nhiều nghiên cứu đồng thời đã chứng minh rằng có sự thay đổi nồng độ các chất sinh hóa và cấu trúc thượng bì sau khi thực hiện microdermabrasion, tuy nhiên thời gian tồn tại và độ sâu của những thay đổi này rất hạn chế [31-37]. Trong ngày đầu sau khi điều trị bằng microdermabrasion, lớp tế bào sừng mới sẽ kết dính chặt chẽ hơn giúp cải thiện chức năng bảo vệ của da [2,31]. Điều này giải thích tại sao bệnh nhân và các bác sĩ có thể thấy da trở nên trơn láng và săn chắc ngay sau khi điều trị. Tuy nhiên, những thay đổi tích cực này chỉ kéo dài 1-2 tuần sau điều trị [30]. Karimipour và các cộng sự cho rằng không có sự thay đổi chứng năng của hàng rào thượng bì, bằng chứng cho tuyên bố này là không có sự thay đổi nồng độ của acetyl-coenzyme A (coA) carboxylase và β-Hydroxyl β-methylglutaryl-coA reductase trước và sau điều trị [32]. Những nghiên cứu được thực hiện bởi Tsai và Shim khi phân tích các mẫu sinh thiết da tại vị trị đã được điều trị lần lượt cho thấy có hiện tượng phù lớp da nông và tăng sợi elastin [36,37]. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những thay đổi đó là nhờ vào quá trình hút áp lực âm trong điều trị hơn là quá trình mài da, tuy nhiên ý kiến này vẫn chưa được chứng minh.

Ngoài ra, những thay đổi về type collagen, mật độ và hình thái học sau khi điều trị microdermabrasion cũng đã được báo cáo. Hernandez-Perez và Ibiett đã báo cáo có sự gia tăng các sợi collagen, elastin và hình thành mạng lưới thần kinh, mạch máu trên một nhóm nhỏ bệnh nhân [38]. Trái ngược với các báo cáo trên, những tác giả khác cho rằng có sự gia tăng của các chất trung gian khởi phát quá trình sản xuất và tái tổ chức col- lagen nhưng lại không hề có sự thay đổi cấu trúc da sau điều trị [34,35]. Karimipour và các đồng nghiệp của mình đã nghiên cứu sự thay đổi sinh hóa sau khi điều trị với microdermabrasion, và ông đã phát hiện có sự gia tăng nồng độ của các yếu tố lành vết thương gồm protein hoạt hóa 1 và yếu tố nhân kappa B sau một lần điều trị với microdermabrasion [32,33]. Các tác giả này cũng đã báo cáo có sự tăng nồng độ của matrix metallopro- teinased, đây là chất trung gian của quá trinh trình tái tạo chất nền ngoại bào và collagen. Tuy nhiên, không thấy có sự gia tăng nồng độ của collagen type I hoặc III sau điều trị [32,33].

3.Lựa chọn bệnh nhân và chăm sóc trước thủ thuật

Microdermabrasion là phương pháp thường được sử dụng nhất để điều trị các vấn đề sau: da khô và thô ráp, các rãnh nhỏ và nếp nhăn, tổn thương ánh sáng, tăng sắc tố và sẹo trứng cá [2,16,33,39]. Khi điều trị mài da nông với phương pháp này, những sẹo trứng cá nông có sự cải thiện nhiều hơn so với các loại sẹo rolling hoặc sẹo phì đại. Ngoài ra, những bệnh nhân khi được cân nhắc điều trị sẹo trứng cá bằng microdermabra- sion nên được tư vấn về hiệu quá điều trị khác nhau tùy người và có thể cần phải điều trị nhiều lần [2]. Sẹo trứng cá tốt hơn nên được điều trị phối hợp giữa các phương pháp microdermabrasion, peel hóa chất, và điều trị laser hoặc phối hợp microdermabrasion với liệu pháp đưa dung dịch vào da [2,16,40-43] (hình 6.4 và 6.5).

Các bệnh nhân thuộc tất cả các phân loại da theo Fitzpatrick đều có thể thực hiện được microdermabrasion, vì nguy cơ tăng sắc tố sau điều trị thấp [2]. Tuy nhiên, cần lưu ý khi điều trị bệnh nhân có phân loại da theo Fitzpatrick từ IV-VI vì biến chứng tăng sắc tố sau viêm xảy ra nhiều hơn trên những đối tượng bệnh nhân này [30]. Những bệnh nhân đang có nhiễm trùng da ở vùng điều trị, tiền sử sẹo lồi, sử dụng isotretinoin trong 6-12 tháng gần đây, tiền sử rối loạn chảy máu, đang mắc bệnh có hiện tượng koebner, mụn mủ hoặc trứng cá đỏ hoạt động, hoặc chống nắng kém thì không nên tiến hành microdermabrasion [2].

Những bệnh nhân có tiền sử bị herpes môi nên được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus 2-3 ngày trước khi điều trị bằng micro- dermabrasion. Bệnh nhân phải được dặn bôi kem chống nắng cẩn thận trong suốt liệu trình điều trị và nên tránh peel da bằng hóa chất, tẩy lông hoặc phơi nắng trực tiếp vùng điều trị bắt đầu từ ít nhất 2 tuần trước khi điều trị [2].

HÌNH 6.4 Kết quả điều trị của phương pháp microdermabrasion kết hợp với đưa dung dịch vào da. Có sự cải thiện tình trạng mụn trứng cá và sẹo trứng cá sau nhiều liệu trình điều trị với microdermabrasion và dermalinfusion (đưa dung dịch vào da) bằng thiết bị SilkPeel.
HÌNH 6.4 Kết quả điều trị của phương pháp microdermabrasion kết hợp với đưa dung dịch vào da. Có sự cải thiện tình trạng mụn trứng cá và sẹo trứng cá sau nhiều liệu trình điều trị với microdermabrasion và dermalinfusion (đưa dung dịch vào da) bằng thiết bị SilkPeel.
HÌNH 6.5 Kết quả điều trị của phương pháp microdermabrasion kết hợp với đưa dung dịch vào da. Có sự cải thiện tình trạng mụn trứng cá và sẹo trứng cá sau nhiều liệu trình điều trị với microdermabrasion và dermalinfusion (đưa dung dịch vào da) bằng thiết bị SilkPeel.
HÌNH 6.5 Kết quả điều trị của phương pháp microdermabrasion kết hợp với đưa dung dịch vào da. Có sự cải thiện tình trạng mụn trứng cá và sẹo trứng cá sau nhiều liệu trình điều trị với microdermabrasion và dermalinfusion (đưa dung dịch vào da) bằng thiết bị SilkPeel.

4.Thiết bị vi mài da

Mỗi thiết bị microdermabrasion có 2 chức năng chính: hút áp lực âm và mài da. Bộ phân hút áp lực âm của thiết bị có chức năng hút và kéo da vào bên trong bộ phận mài da nhờ đó sẽ lằm tăng lực tiếp xúc giữa da và bộ phận mài cũng như hút các mảnh vụn da ra khỏi bề mặt da. Bên trong thiết bị là một khoang trống là nơi chứa các mảnh da được hút vào. Có 2 thiết bị mài chính được sử dụng: các tinh thể hoặc tấm đính kim cương. Tinh thể thường được sử dụng nhất là aluminum oxide (nhôm ox- ide) đường kính 100µm. Những tinh thể này rất là cứng và không tan, có nhiều mặt và góc cạnh sắc nhọn nên tác dụng mài rất hiệu quả (Tan). Các tinh thể được thổi qua bề mặt da và được hút ngược vào trong thiết bị cùng với các mảnh vụn tế bào nhờ bộ phận hút áp lực âm. Một số thiết bị sử dụng dạng tinh thể là UltraPeel Crystal và UltraPeel II (Mattioli Engi- neering), MegaPeel Gold (DermaMed International) và Parisian Peel (Aes- thetic Technoloogies). Có thể điều chỉnh lại dòng thổi tinh thể và áp lực âm để thay đổi mức độ điều trị. Nếu muốn giảm mức độ mài da thì có thể điều chỉnh dòng thổi tinh thể chậm hơn và áp lực âm thấp hơn [2].

Các thiết bị không sử dụng tinh thể xuất hiện ngày càng nhiều do loại bỏ được những vấn đề rắc rối liên quan đến các tinh thể được thổi ra như lưu lại các mảnh vụn bẩn trên da và có khả năng gây kích ứng mắt. Có thể sử dụng các tấm đính kim cương có mức độ nhám khác nhau để có thể mài da ở nhiều mức độ khác nhau (mặc dù tất cả đều nông). Những đầu mài này đều có thể tái sử dụng sau khi vô khuẩn trước mỗi lần điều trị. Các thiết bị không sử dụng tinh thể có thể phối hợp với bộ phận đưa dung dịch thuốc vào da để tăng hiệu quả điều trị. Các dung dịch thuốc này được đưa vào nhằm điều trị tăng sắc tố (hydroquinone, hyaluronic acid, decapeptide-12), trứng cá đỏ hoặc mụn trứng cá (erythromycin, salicylic acid), da khô nhám (glycerin, hyaluronic acid), hoặc tổn thương ánh sáng (vitamin C). Kỹ thuật này gọi là Dermalinfusion và một trong các thiết bị đó là SilkPeel Dermalinfusion (hang Envy Medical). Một thiết bị khác có tên là MegaPeel EX (DermaMed International) cho phép sử dụng hoặc tinh thể hoặc tấm đính kim cương để điều trị. Một số thiết bị còn được phối hợp thêm sóng siêu âm và ánh sáng đèn LED để điều trị [2].

5.Quy trình kỹ thuật

Trong ngày tiến hành điều trị, bệnh nhân không nên trang điểm hoặc mang đồ trang sức ở trên vùng được điều trị. Vùng da cần điều trị sẽ được lau sạch, tẩy nhờn bằng alcohol để loại bỏ dầu, phấn trang điểm, hoặc kem chống nắng còn lại trên da. Cả bác sĩ và bệnh nhân cần phải mang đồ bảo vệ mắt, đặc biệt nếu dùng thiết bị sử dụng hệ thống mài bằng tinh thể. Khi điều trị ở mặt, bệnh nhân nên mang dải buộc đầu hoặc mũ y tế để giữ tóc không bị vướng và tránh che khuất vùng điều trị. Không cần phải gây tê trước khi làm thủ thuật và bệnh nhân có thể nằm ở tư thế nằm ngữa [2].

Trước khi bắt đầu, nên đưa ra quyết định cài đặt thiết bị một cách cẩn thận. Khi dùng hệ thống tinh thể, nếu chỉnh chế độ dòng thổi tinh thể càng cao, áp lực hút càng lớn và áp lực tay cầm thiết bị đè lên da càng mạnh thì da được mài càng sâu. Đối với thiết bị sử dụng tấm đính kim cương thì độ nhám của tấm mài càng cao, áp lực hút càng tăng thì mức độ mài càng sâu. Đối với cả hai loại thiết bị, mức độ mài da càng cao nếu đi số pass càng nhiều. Nếu thiết bị được kết hợp bộ phận đưa dung dịch vào da thì cần phải lựa chọn dung dịch phù hợp. Nếu cần đưa 2 loại dung dịch để điều trị 2 bệnh khác nhau thì có thể đi thiết bị hai pass, mỗi pass sử dụng một loại dung dịch [2].

Khi điều trị một vùng da nào đó, nên căng vùng da này ra giữa 2 ngón tay thuộc bàn tay không thuận của người tiến hành thủ thuật. Tay thuận cầm thiết bị tiếp xúc nhẹ với bề mặt da, di chuyển chậm với áp lực đè đồng nhất lên vùng da được điều trị theo hướng song song với đường căng da được tạo ra giữa 2 ngón tay như ở trên. Khi sử dụng thiết bị dùng tấm kim cương thì cần phải lưu ý là sẽ không có tác dụng mài nếu không di chuyển thiết bị. Khuyến cáo nên đi 2 pass lên toàn bộ vùng được điều trị. Pass thứ hai nên di chuyển vuông góc với pass thứ nhất. Khi mài da nên di chuyển bắt đầu từ phía trong ra ngoài. Không nên điều trị ở vùng mí mắt và vùng niêm mạc môi. Điểm cuối lâm sàng của phương pháp này là đỏ da. Nếu bệnh nhân thấy đau, xuất hiện chảy máu và bầm tím thì nghĩa là thực hiện thủ thuật quá mạnh [2].

Sau điều trị, bệnh nhân cần phải chống nắng cận thận trong ít nhất 2 tuần. Bệnh nhân có thể thấy da khô, đỏ, và châm chích kèo dài vài ngày sau điều trị. Thông thường, mỗi bệnh nhân thường được điều trị với mi- crodermabrasion khoảng 6 lần, cách nhau mỗi 2-4 tuần. Có thể điều trị duy trì với khoảng cách thời gian dài hơn. Đối với một số vấn đề về da mà đặc biệt là sẹo trứng cá có thể cần phải thực hiện 15 lần điều trị hoặc nhiều hơn mới có thể thấy được hiệu quả [2,16,30].

6.Hiệu quả điều trị

Bệnh nhân thường rất hài lòng với kết quả đạt được khi điều trị bằng microdermabrasion và báo cáo cho thấy có sự cải thiện cấu trúc và màu sắc da sau 1 lần điều trị [30]. Tuy nhiên, cần phải thực hiện điều trị nhiều lần để đạt được sự cải thiện trên lâm sàng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các bệnh nhân và những người không làm chuyên môn (không phải là bác sĩ) là những người nhận ra được sự cải thiện số lượng các rảnh nhỏ và nếp nhăn sau 8 tuần điều trị với tần suất 1 lần mỗi tuần [30]. Có thể thấy được sự cải thiện khi điều trị các tổn thương ánh sáng (đốm nâu, rảnh nhỏ) và mụn trứng cá sau ít nhất 6 lần điều trị bằng microdermabra- sion kết hợp với bôi dung dịch tại chỗ [2,30,39]. Điều trị phối hợp micro- dermabrasion và dermalinfusion với dung dịch làm trắng có thể giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố sau viêm chỉ sau 4 lần điều trị [42] (hình 6.6).

HÌNH 6.6 Kết quả sau điều trị phối hợp microdermabrasion với phương pháp đưa dung dịch vào da. Có sự cải thiện tình trạng sẹo trứng cá và tăng sắc tố sau viêm sau nhiều liệu trình điều trị phối hợp microdermabrasion và dermalinfusion (đưa dung dịch vào da) bằng thiết bị SilkPeel.
HÌNH 6.6 Kết quả sau điều trị phối hợp microdermabrasion với phương pháp đưa dung dịch vào da. Có sự cải thiện tình trạng sẹo trứng cá và tăng sắc tố sau viêm sau nhiều liệu trình điều trị phối hợp microdermabrasion và dermalinfusion (đưa dung dịch vào da) bằng thiết bị SilkPeel.

Để có thể nhìn thấy được sự cải thiện thì cần phải điều trị trên 6 lần [2,30]. Tsai và các cộng sự nhận thấy rằng bệnh nhân cần trung bình khoảng 9 lần điều trị với thiết bị sử dụng tinh thể aluminum oxide mới có thể làm mờ tất cả các loại sẹo trên mặt [36]. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng để đạt được hiệu quả điều trị từ mức tốt đến rất tốt thì cần trung bình 15 lần điều trị và một số bệnh nhân cần đến 40 lần điều trị mới thấy được kết quả [36]. Một nghiên cứu khác đã được thực hiện bởi El-Domyati và các đồng nghiệp về tác dụng trên mô học và lâm sàng của microderm- abrasion trong điều trị nám má, sẹo trứng cá, và vết rạn da sau 8 lần điều trị [31]. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm các bệnh nhân nám má có sự cải thiện sắc tố từ nhẹ đến trung bình trên lâm sàng và có sự giảm mức độ melanin hóa cũng như có sự phân bố đồng đều hơn của các túi melanin (melanosomes) trên mô học [31]. Trong nhóm bệnh nhân sẹo trứng cá, những bệnh nhân bị sẹo trứng cá dạng đỏ da nông có sự cải thiện tốt nhất so với bệnh nhân bị các loại sẹo rolling, ice pick, hoặc boxcar [31]. Trên mô học, những bệnh nhân này có các bó collagen được sắp xếp đều hơn và tăng mật độ collagen, nhưng không thấy có sự thay đổi mật độ và sự sắp xếp [31]. Trong nhóm bệnh nhân rạn da, các tổn thương đỏ da đáp ứng tốt hơn so với các tổn thương giảm sắc tố; không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ dày của lớp thượng bì trước và sau điều trị nhưng mật độ collagen có tăng lên và các bó collagen được sắp xếp đều hơn [31].

Phối hợp các phương pháp tái tạo bề mặt như phối hợp microderm- abrasion với peel hóa chất, hoặc microdermabrasion với liệu pháp laser có thể cho hiệu quả cao hơn [40-43]. Lee và các cộng sự đã chỉ ra rằng phối hợp giữa laser xung nhuộm màu PDL 595 nm, laser alexandrite 755 nm và microdermabrasion có thể giúp da giảm thô ráp và giảm các thay đổi sắc tố gây ra bởi dày sừng nang lông [43]. Các nghiên cứu khác cho thấy cả hai phương pháp microdermabrasion và điều trị bằng salicylic acid đều có thể làm tăng collagen nhưng phương pháp dùng salicylic acid có tác dụng nhiều hơn một ít [41]. Phối hợp thêm microdermabrasion sau peel retinoic acid cho thấy có sự cải thiện lâm sàng với da bị tổn thương ánh sáng tốt hơn là điều trị đơn thuần bằng microdermabrasion, cả 2 phương pháp này đều an toàn và bệnh nhân dễ dung nạp [40].

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề:

Thông tin bài viết:

 

 

Ngày viết:

One thought on “Vi mài da và các thiết bị của vi mài da

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *