Tìm Hiểu Phương Pháp Điều Trị Nám Bằng Peel Hóa Chất

Bài viết Tìm Hiểu Phương Pháp Điều Trị Nám Bằng Peel Hóa Chất  được dịch bởi Bác sĩ Phạm Tăng Tùng từ Sách “ĐIỀU TRỊ NÁM Ở NGƯỜI CHÂU Á” của tác giả Rosalina E.Nadela

1. GIỚI THIỆU

Nám được đặc trưng bởi sự gia tăng hàm lượng melanin ở da làm tăng sắc tố thượng bì. Tăng sắc tố thượng bì đã được chứng minh qua các nghiên cứu mô bệnh học nám, đây là mấu chốt của bệnh lý và là mục tiêu của các phương pháp điều trị nám [1]. Từ những hiểu biết này, việc lựa chọn peel hóa chất như là một thủ thuật điều trị nám là một lựa chọn hoàn toàn hợp lí. Cơ chế nền tảng của peel hóa chất đó là lột bỏ lớp melanin thượng bì bằng cách gây tổn thương các lớp da bề mặt một cách có kiểm soát. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này trên đối tượng người da sẫm màu sẽ có nguy cơ cao hơn bị tăng sắc tố sau viêm (PIH) và làm nặng thêm tình trạng nám.

2. PEEL HÓA CHẤT Ở NGƯỜI DA SẪM MÀU

Peel hóa chất vẫn là công cụ hữu ích của các bác sĩ da liễu do kĩ thuật thực hiện đơn giản, không đắt tiền, và tỉ lệ biến chứng tương đối thấp. Mức độ xâm nhập của acid peel vào các độ sâu của da tùy thuộc vào loại hóa chất được sử dụng. Tác dụng của peel nông đó là làm tăng thay thế thượng bì, kích thích tăng sinh collagen, và làm điều màu da. Đặc biệt đối với nám, peel da giúp loại bỏ lớp melanin bên trong lớp thượng bì.

2.1. Alpha Hydroxy acid (AHA)

Peel glycolic acid (GAP)

Thông tin nhanh

  • Có nguồn gốc từ mía.
  • Tác dụng kháng viêm, ly sừng, và chống oxy hóa.
  • Liệu trình peel nhiều lần, mỗi lần 3-5 phút, cách nhau mỗi 2 tuần (hình 1).
  • Bong da nhẹ.
  • Xâm nhập không đều vào
  • Trung hòa bằng dung dịch sodium bicarbonate nếu cần.
  • Tác dụng phụ gồm cảm giác khó chịu, bỏng rát, hồng ban và thay đổi sắc tố sau

Glycolic acid, một chất có nguồn gốc từ mía, là loại alpha hydroxyl acid được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Glycolic acid là AHA có trọng lượng phân tử nhỏ nhất và do đó có khả năng thấm vào da một cách dễ dàng. Acid này thường được sử dụng ở nồng độ 20-70%, khả năng xâm nhập vào da phụ thuộc vào độ pH, nồng độ acid, và thời gian lưu lại trên da. Nên bắt đầu peel glycolic acid ở nồng độ thấp trước, sau đó tăng dần nồng độ trong các lần tiếp theo với khoảng cách điều trị là 2 tuần. Trung hòa sau peel đặc biệt quan trọng và nên thực hiện này sau khi hết thời gian peel. Thời gian acid lưu lại trên da càng lâu thì peel da càng sâu. Khi peel glycolic acid sẽ có cảm giác châm chích nhẹ và/hoặc cảm giá hơi bỏng rát. Để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, nên chườm đá sau khi trung hòa acid. Tư vấn trước cho bệnh nhân về các tác dụng phụ này cũng sẽ giúp họ chuẩn tâm lý trước khi peel.

Hình 15.1 (a) Trước khi peel (b) sau 4 lần peel (cách nhau mỗi 2 tuần) glycolic acid 70%
Hình 15.1 (a) Trước khi peel (b) sau 4 lần peel (cách nhau mỗi 2 tuần) glycolic acid 70%

Hiệu quả của peel glycolic acid đã được chứng minh rộng rãi. Trong một ng- hiên cứu của Erbil, 28 phụ nữ bị nám được peel glycolic acid (35-50% cho lần đầu, và 70% đối với các lần peel sau) đơn lẻ hoặc peel glycolic acid phối hợp với bôi kem azelaic acid 20% + gel adapalen 0.1% trong khoảng thời gian 20 tuần [2]. Kết quả cho thấy có sự giảm điểm MASI mạnh ở nhóm được điều trị phối hợp peel với kem bôi, tuy nhiên chỉ với glycolic acid nồng độ 50% hoặc cao hơn. Tuy nhiên có 3 bệnh nhân trong nhóm peel glycolic acid bị PIH nhẹ và hoàn toàn biến mất sau khi kết thúc thời gian điều trị.

Lim và các cộng sự đã chứng minh hiệu quả của peel glycolic acid (GAP) đơn lẻ (20-70% peel mỗi 3 tuần) hoặc phối hợp với kem hydroquinone 2%+ glycolic acid 10% trên 10 phụ nữ châu Á. Sau 8 lần peel, những phụ nữ được điều trị bằng GAP+ kem bôi có mức độ cải thiện nám cao hơn (p<0.06).

Trong nghiên cứu của Sarkar, điểm số MASI cũng giảm đáng kể (p<0.001) khi peel glycolic acid (30-40%) 6 lần + bôi kem sử dụng công thức Kligman (2% hydroquinone, 0.025% tretinoin, và 1% mometasone) so với nhóm 20 bệnh nhân chỉ được sử dụng kem bôi. Các tác dụng không mong muốn khi peel glycolic acid gồm cảm giác bỏng rát nhẹ, đỏ da, bong vảy, và tăng sắc tố thoáng qua [4]. Kết quả tương tự cũng được thấy trong nghiên cứu của Chaudhary và Dayal trên 20 phụ nữ Ấn Độ được điều trị bằng nhiều lần peel glycolic acid kết hợp với kem bôi (2% hydroquinone, 0.05% tretinoin, và 1% hydrocortison) so với chỉ bôi kem. Sau 24 tuần, điểm số MASI giảm so với ban đau ở cả hai nhóm (p<0.05). Nhóm được điều trị phối hợp peel + thuốc bôi có sự cải thiện sớm và cao hơn so với nhóm chỉ được sử dụng thuốc bôi [5].

Peel lactic acid (LAP)

Thông tin nhanh

  • Nguồn gốc sữa
  • Khoảng cách giữa các lần peel 2-3 tuần.
  • Cần phải traung hòa sau
  • Tác dụng phụ thường gặp: đỏ da nhẹ, bong vảy, hiếm bị cảm giác châm chích.

LAP còn được gọi là “peel khởi đầu” do peel lactic acid là loại peel nhẹ nhàng nhất trong tất cả các loại peel khác và thường ít có tác dụng phụ. Do đó, lactic acid là một sự lựa chọn hợp lí đối với người da sẫm màu. Peel lactic acid thể hiện được tính hiệu quả và an toàn trong một nghiên cứu trên 20 bệnh nhân có phân loại da ánh sáng type IV bị nám. Lactic acid (92%, pH 3.5) được sử dụng mỗi 3 tuần. Kết quả cải thiện rõ sau 6 lần peel thể hiện qua thang điểm MASI (giảm 56%) [6].

Sharquie đã tiến hành một nghiên cứu so sánh sử dụng LAP (92%, pH 3.5) trên một nửa mặt trái và dung dịch Jessner lên nữa mặt phải của 30 bệnh nhân nám có phân loại da ánh sáng type IV. Peel được thực hiện mỗi 3 tuần từ 2-5 lần. Có sự giảm điểm MASI mạnh so với ban đầu ở cả hai nhóm và không có tác dụng phụ nào được báo cáo. LAP được cho là có hiệu quả tương đương dung dịch Jessner [7].

Ngoài ra, Magalhaes cũng đã báo cáo về điều trị thành công trên 33 bệnh nhân nám (hầu hết có phân loại type IV) với LAP 85%. Kết quả có sự giảm điểm MASI (giảm trung bình 7 điểm) và thang điểm chất lượng sống sau điều trị. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định tính an toàn của LAP, gần như không có tác dụng phụ nào sau khi peel. Tác dụng phụ duy nhất được xác định đó là đỏ da thoáng qua và phù ngay sau thủ thuật peel [8]. Singh đã sử dụng LAP 82% mỗi 2 tuần trong 12 tuần cho 20 bệnh nhân nám có phân loại da ánh sáng type IV-V. Sau 12 tuần, điểm MASI giảm có ý nghĩa thống kê (p<0.05) ở tất cả bệnh nhân được theo dõi. Có 35.7% bệnh nhân cải thiện hoàn toàn ở lần điều trị cuối (24 tuần) với tác dụng phụ duy nhất được ghi nhận đó là cảm giác bỏng rát nhẹ khi peel [9].

2.2. Beta hydroxyl acid (BHA)

Peel salicylic acid (SAP).

Thông tin nhanh

  • Loại beta hydroxyl acid có nguồn gốc từ cây liễu trắng.
  • Tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
  • Có khả năng tan trong dầu và tiêu còi mụn.
  • Lớp kết tủa trắng là các tinh thể acid (giả tuyết).
  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp là cảm giác châm chích, đỏ da, khô da, đóng mài, bong vảy và ngộ độc salicylic

Salicylic acid là loại beta hydroxyl acid có thể được sử dụng ở nồng độ thấp 1-2% trong các sản phẩm điều trị mụn trứng cá hoặc ở nồng độ cao 20-30% trong thủ thuật peel nông.

Hiệu quả của peel salicylic acid (SA) đã được chứng minh trên đối tượng người có da sẫm màu trong điều trị mụn trứng cá, tăng sắc tố sau viêm, và nám khi peel nhiều lần SAP 20-30% [10]. Bari cũng đã chứng minh được tác dụng của sal- icylic acid khi sử dụng ở những bệnh nhân có type da IV và V khi họ được điều trị bằng 8 liệu trình peel SA 30%. %. Kết quả cho thấy có sự cải thiện 35-63% (p<0.05) trong tất cả các bệnh lý da như nám, mụn trứng cá, và tăng sắc tố sau viêm và không có tác dụng phụ đáng kể [11]. Khi so sánh peel SA 30% với dung dịch Jessner trong điều trị nám trên 60 bệnh nhân châu Á, phần lớn có phân loại ánh sáng type V , người ta thấy hiệu quả điều trị của hai loại peel này tương tự nhau và tác dụng phụ nhẹ [12]. Sarkar đã báo cáo về việc tiến hành peel 3 liệu trình liên tục SA 20% và 30% mỗi tuần, sau đó tiếp tục bôi kem chứa 2% hydroquinone/0.025% tretinoin giữa các lần peel ở 20 bệnh nhân Ấn Độ. Kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể về điểm số MASI (p<0.05) [13].

Hình 15.2 (a) trước khi peel (b) sau 4 liệu trình peel SA 20% (peel mỗi 2 tuần)
Hình 15.2 (a) trước khi peel (b) sau 4 liệu trình peel SA 20% (peel mỗi 2 tuần)

Thông tin nhanh

  • Tinh thể rắn không màu.
  • Được hòa tan theo công thức cân nặng-trong-thể tích (dung dịch TCA 10% là 10g TCA+ nước để tạo thành 100ml dung dịch).
  • Xâm nhập đồng nhất.
  • Điểm cuối lâm sàng là frosting (giống lớp tuyết) do làm biến tính protein (hình 15.3a).
  • Không cần phải trung hòa.
  • Các tác dụng phụ gồm cảm giác bỏng rát mức độ trung bình đến nặng, đỏ da, bong nứt da sau peel (hình 15.3), PIH, sẹo.Hình 15.3 (a) Frosting và đỏ da ngay sau khi peel TCA 30%
    Hình 15.3 (a) Frosting và đỏ da ngay sau khi peel TCA 30%
    Hình 15.3 (a) Frosting và đỏ da ngay sau khi peel TCA 30%
    Hình 15.3 b) bong nứt da sau peel
    Hình 15.3 b) bong nứt da sau peel

    Được xem là tiêu chuẩn vàng trong peel hóa chất, TCA là chất được nghiên cứu kĩ, ổn định, dễ điều chế và không gây ngộ độc hệ thống. TCA được xem là acid peel linh hoạt nhất và có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối trộn với glycolic acid hoặc dung dịch Jessner để peel trung bình. TCA là loại peel phụ thuộc vào số lớp bôi, và người làm thủ thuật cần phải quan sát cẩn thận lớp frost vì ở người da sẫm màu lớp này chỉ là một dải nhỏ. Đôi khi, chỉ nhìn thấy đỏ da mà không thấy lớp frost. Do đó, đặt niềm tin vào số lớp acid được bôi quan trọng hơn so với chờ đợi lớp frost. Cần phải để lớp acid đầu tiên khô đi và quan sát sự thay đổi màu sắc trên da rồi mới bôi lớp tiếp theo. Bôi càng nhiều lớp, peel càng sâu; do đó, bôi nhiều lớp TCA 15% có thể tạo ra được kết quả tương đương với peel 1-2 lớp TCA 35% [14, 15]. Do đó, nếu khôn ngoan thì chỉ nên sử dụng TCA 10-30% để điều trị nám ở bệnh nhân da sẫm màu và bắt đầu với 1-3 lớp acid. Sử dụng TCA nồng độ thấp cũng làm giảm khả năng thấm không đều vào da. Than phiền chính của bệnh nhân khi peel TCA là cảm giác bỏng rát nặng, kéo dài một vài phút. Sử dụng quạt máy cầm tay, hoặc chườm đá có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở bệnh nhân. Soliman và các cộng sự đã báo cáo rằng khi peel TCA 20% + kem ascorbic acid 5% thì có tác dụng tốt hơn so với sử dụng TCA đơn thuần trên một nghiên cứu trên 30 phụ nữ có phân loại da ánh sáng III-IV. Điểm MASI giảm nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân được điều trị phối hợp so với nhóm bệnh nhân chỉ được điều trị TCA (p<0.001) [16]. Một số nghiên cứu đã so sánh hiệu của của TCA so với GA (glycolic acid) cho thấy có sự khác biệt giữa hai loại acid peel.

    Kumari đã so sánh hiệu quả của GA 20-30% với TCA 10-20% trên 40 phụ nữ Ấn Độ bị nám. Nồng độ acid peel được tăng dần qua các lần peel, khoảng cách peel là 15 ngày và tổng số lần peel là 6 lần cho cả hai nhóm bệnh nhân. Kết quả có sự cải thiện trên thang điểm MASI nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Cảm giác bỏng rát trung bình đến nặng và bong nứt da sau peel được báo cáo ở nhóm bệnh nhân điều trị với TCA mà không thấy ở nhóm GA [17]. Những kết quả tương tự cũng đã được báo cáo bởi Puri khi ông so sánh peel TCA 15% với GA 35% để điều trị nám ở 30 bệnh nhân Ấn Độ. Sau 6 lần peel với khoảng cách 3 tuần, mức độ cải thiện trên thang điểm MASI so với thời điểm ban đầu rõ, có ý nghĩa thống kê (p= 0.269). Tuy nhiên, không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị giữa hai loại acid. Các tác dụng phụ như bỏng rát, đỏ da và tăng sắc tố xuất hiện phổ biến hơn ở nhóm TCA so với nhóm GA [18].

    Theo tác giả, cảm giác bỏng rát và thời gian lành thương khi peel TCA là nhược điểm lớn nhất của thủ thuật peel này. Acid xâm nhập càng sâu và tổn thương da càng nhiều thì bong da càng rõ và nguy cơ PIH càng cao.

    2.3. Dung dịch Jessner

    Thông tin nhanh
    • Cổ điển- 14% resorcinol, 14% lactic acid, và 14% salicylic
    • Điều chỉnh- 17% lactic acid, 17% salicylic acid, và 8% citric
    • Ly sừng
    • Tác dụng phụ là cảm giác bỏng rát trung bình, bong da, và

    Cũng giống như TCA, tác dụng của Jessner phụ thuộc vào số lớp acid. Số lớp acid được bôi càng nhiều, thì acid xâm nhập càng sâu và phản ứng da càng mạnh. Đối với nám, có thể sử dụng dung dịch Jessner để peel nhiều đợt với khoảng cách 2-3 tuần. Dung dịch Jessner điều chỉnh được cho là biện pháp điều trị hỗ trợ tốt cho TCA trong điều trị nám ở 20 phụ nữ bị nám có phân loại da ánh sáng type III- IV (TCA 15% trên một nữa mặt và TCA 15%+ dụng dịch Jessner điều chỉnh trên mặt còn lại). Quá trình peel trong nghiên cứu được tiến hành 8 lần cách nhau mỗi 10 ngày. Có sự cải thiện tốt trên thang điểm MASI ở cả hai bên; tuy nhiên bên nữa mặt được điều trị phối hợp TCA + dung dịch Jessner điểm số MASI giảm nhiều hơn (54.76 so với 71.72). Tác dụng phụ giống nhau ở hai nữa mặt gồm đỏ da, phù, mụn, và viêm nang lông [19]. Hiệu quả của dụng dịch Jessner cũng đã được mô tả bởi Sharquie trên 30 bệnh nhân nám, có phân loại da IV khi được điều trị bằng 2-5 lần peel cách nhau mỗi 3 tuần. Điểm MASI giảm ở cả bên được bôi dung dịch Jessner và bên được bôi lactic acid mà không hề thấy bất kì tác dụng phụ nào [20].

    2.4 Peel tretinoin

    Thông tin nhanh
    • Khi peel sẽ để lại lớp màu vàng trên
    • Không cần phải trung hòa.
    • Nên lưu acid lại trên da 4-5h trước khi rửa.
    • Tác dụng phụ gồm đỏ da và bong

    Tretinoin thúc đẩy quá trình mất sắc tố thông qua kích thích tăng sinh và đổi mới thượng bì từ đó làm giảm thời gian tiếp xúc giữa keratinocyte (tế bào sừng) và melanocytes [21]. Peel tretinoin đã chứng minh được hiệu quả của nó trong nhiều thử nghiệm lâm sàng [22, 23]. Khunger, trong một nghiên cứu hai nữa mặt trên 10 bệnh nhân Ấn Độ bị nám, đã so sánh dung dịch tretinoin 1% bôi trên nữa mặt với GA 70% trên nữa mặt còn lại. Sau 12 tuần peel (liệu trình peel mỗi tuần), kết quả có sự cải thiện ở cả hai nữa mặt khi đánh giá bằng ảnh chụp và thang điểm MASI (p<0.001) .Cả hai loại peel đều được bệnh nhân dung nạp tốt và tác dụng phụ tối thiểu [24]. Gần đây, một nghiên cứu trên 63 phụ nữ châu Á bị nám đã so sánh hai nữa mặt tretinoin 1% và GA 70% peel mỗi 2 tuần, tổng 4 lần peel. Người ta thấy hiệu quả của tretinoin tương đương với GA 70% khi đánh giá bằng thang điểm MASI. Tuy nhiên, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi peel tretinoin 1% so với GA 70% [25]. Ghersetich và cộng sự đã sử dụng mặt nạ peel tretinoin 10% trên 20 bệnh nhân nám, kết quả cho thấy có sự cải thiện rõ rệt sau peel (p<0.05).

    Theo kinh nghiệm của tác giả, peel tretinoin (hình 15.4) cũng có hiệu quả tương đương với peel GA nồng độ cao mặc dù cần phải peel nhiều lần hơn.

    Hình 15.4 (a) Trước khi peel (b) sau 4 lần peel tretinoin 1% (mỗi tuần)
    Hình 15.4 (a) Trước khi peel (b) sau 4 lần peel tretinoin 1% (mỗi tuần)

    3. TỐI ƯU HÓA HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

    Điều trị nám cho đến nay vẫn là một thách thức đối với các bác sĩ da liễu. Do đó, bắt buộc phải lên kế hoạch điều trị với mục tiêu ngăn chặn quá trình diễn tiến và dự phòng tái phát bệnh. Nỗi lo lắng lớn nhất khi điều trị ở những người da sẫm đó là nguy cơ bị tăng sắc tố sau viêm (PIH). Tỉ lệ PIH cao ở nhóm người da sẫm màu là do quá trình đáp ứng sinh lý bệnh lỗi đối với các tổn thương da, từ đó lại làm tăng hoạt động của melanocyte [27].

    Peel hóa chất thường được sử dụng để điều trị dạng nám thượng bì và nám hỗn hợp, vì nếu cố gắng tác động đến lớp sâu hơn có thể để lại những hậu quả đáng tiết như sẹo lồi và mất sắc tố vĩnh viễn [1, 28]. Ưu điểm lớn nhất của peel hóa chất là có thể sử dụng linh hoạt, điều chỉnh theo mong muốn của bệnh nhân cũng như phối hợp với các thủ thuật khác hoặc kem bôi để tăng cường hiệu quả điều trị [29].

    3.1. Chuẩn bị bệnh nhân

    Khám và hỏi tiền sử

    Đánh giá sơ bộ tình trạng bệnh trong lần thăm khám đầu tiên của bệnh nhân. Hỏi rõ chi tiết bệnh sử của bệnh nhân (ví dụ: tiền sử gia đình bị nám, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc sử dụng gần đây, và tiền sử phơi nắng) sẽ giúp tìm hiểu được nguyên nhân của nám, cũng như các yếu tố có thể làm cản trở quá trình điều trị. Đánh giá type da của bệnh nhân, lưu ý tới tiền sử tăng sắc tố và sẹo lồi. .Như là một phần tất yếu, cần phải chụp lại ảnh trước và trong quá trình điều trị để chứng minh đáp ứng của bệnh nhân. Có thể cần phải chụp một loạt các bức ảnh theo đúng tiêu chuẩn như cùng một phông nền, khoảng cách camera đến bệnh nhân, ánh sáng trên đầu, cũng như góc chụp thẳng, 450, và 900. Bằng chứng ảnh đặc biệt có lợi khi trong việc chứng minh hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân vì mức độ cải thiện rất khác nhau. Các chống chỉ định thường gặp của peel gồm, đang bị viêm nhiễm ở vùng điều trị, sử dụng isotretinoin trong vòng 6 tháng, và dị ứng với bất kì thành phần nào của dung dịch peel như resorcinol hoặc salicylic acid. Điều trị kháng virus (acyclovir 400 mg, 2 lần mỗi ngày hoặc valciclovir 500mg, 2 lần mỗi ngày) nếu bệnh nhân có tiền sử tái phát herpes, bắt đầu từ 2 ngày trước khi peel.

    Chuẩn bị da

    Chuẩn bị da trước peel là rất cần thiết nhằm đạt được hiệu quả tối đa và hạn chế tối thiểu các biến chứng sau peel. Hai đến bốn tuần trước thủ thuật, bệnh nhân nên sử dụng chống nắng SPF 30-50 hàng ngày, kem chứa AHA để tẩy tế bào chết, và kem làm trắng như hydroquinone 2% hoặc arbutin để làm giảm melanin thượng bì. Với những bệnh nhân da tối màu, lựa chọn kem retinoids hoặc hydroquinone từ 4% trở lên không phải là lựa chọn tối ưu do khả năng gây kích ứng da của những kem bôi này, điều này có thể làm thủ thuật dễ bị biến chứng hơn. Trong một nghiên cứu, Garg đã so sánh hiệu quả của việc có và không có chuẩn bị da trước (hydroquinone 2% hoặc retinoic acid 0.025%) trước khi peel glycolic acid trên 60 bệnh nhân bị nám. Kết quả là có sự cải thiện điểm MASI so với ban đầu ở cả ba nhóm, tuy nhiên kết quả tốt hơn ở nhóm sử dụng hydroquinone 2% trước peel so với nhóm sử dụng tretinoin [30]. Theo Javaheri, sử dụng kem chống nắng hàng ngày và lotion glycolic acid 10% mỗi tối trong 2 tuần trước khi peel glycolic acid 50% mỗi tháng giúp cải thiện nám ở 91% bệnh nhân Ấn Độ trong nghiên cứu của ông [31].

    Khi những bệnh nhân được sử dụng kem bôi tái khám, bác sĩ cần đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không hợp tác hoặc không bôi kem thường xuyên thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chung của toàn bộ liệu trình peel.

    3.2. Thủ thuật peel

    Lấy phiếu đồng thuận trước khi làm thủ thuật. Lên liệu trình đối với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không có nhiều thời gian nghĩ dưỡng thì lựa chọn tối ưu peel nông nhiều lần. Bất kể loại dung dịch peel nào được chọn, thì bác sĩ cần phải có kinh nghiệm với hóa chất peel, thủ thuật bôi, có cần trung hòa acid peel hay không. Chuẩn bị tất cả các dụng cụ cần thiết đặt bên cạnh giường trước khi tiến hành peel. Thực hiện kĩ thuật chính xác là bước bắt buộc để có thể đảm bảo được kết quả mong muốn. Cách bôi hóa chất ảnh hưởng đến mức độ đồng đều khi peel và khả năng xâm nhập vào da của hóa chất peel. Lưu ý tránh những vùng nhạy cảm khi bôi, đặc biệt vùng quanh mắt, trung hòa acid peel nếu cần, và cần phác thảo lại thủ thuật [32].

    3.3. Chăm sóc sau peel

    Cần giải thích trước cho bệnh nhân các vấn đề có thể xuất hiện sau peel hóa chất. Có thể đưa cho bệnh nhân một tờ rơi hướng dẫn chi tiết những việc được làm và không được làm sau khi peel. Chăm sóc da sau peel gồm rửa mặt dịu nhẹ, chống nắng và dưỡng ẩm, nếu cần có thể kê đơn cho bệnh nhân để họ mang về nhà và sử dụng. Điều quan trọng hơn nữa cần phải đặt lịch hẹn tái khám cho bệnh nhân. Ngoài ra cũng cần phải nhấn mạnh việc điều trị duy trì với bệnh nhân.

    4. KẾT LUẬN

    Mặc dù các nghiên cứu về sinh bệnh học nám không ngừng được thực hiện, thì nám vẫn là vấn đề da khó điều trị và tỉ lệ tái phát cao dù có được điều trị. Peel hóa chất trong điều trị nám vẫn được xem là phương pháp điều trị hỗ trợ rộng rãi đối với bệnh nhân và bác sĩ da liễu. Đối với bản thân tác giả, glycolic acid peel vẫn là lựa chọn tối ưu trong điều trị nám thượng bì đối với các bác sĩ có kinh nghiệm. Cần phải lưu ý tránh biến chứng PIH, đây là dạng biến chứng thường gặp ở người châu Á. Mặc dù khó có thể cam kết hiệu quả điều trị, việc lựa chọn đúng hóa chất peel, bệnh nhân, và sử dụng đúng kĩ thuật sẽ giúp đảm bảo đạt được kết quả hài lòng.

    5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Kang What should be considered in treatment of melasma. Ann Dermatol. 2010; 22(4):373–8.
    2. Erbil H, Sezer E, Taştan B, Arca E, Kurumlu Z. The efficacy and safety of serial glycolic acid peels and topical regimen in the treatment of recalcitrant melasma. J Dermatol. 2007;34(1):25–30.
    3. Lim JT, Tham Glycolic peels in the treatment of melasma among Asian wom- en. Dermatol Surg. 1997;23(3):177–9.
    4. Sarkar R, Kaur C, Bhalla M, Kanwar The combination of glycolic acid peels with a topical regimen in the treatment of melasma in dark-skinned patients: a comparative study. Dermatol Surg. 2002;28(9):828–32.
    5. Chaudhary S, Dayal Efficacy of combination of glycolic acid peeling with topi- cal regimen in treatment of melasma. J Drugs Dermatol. 2013;12(10):1149–53.
    6. Sharquie KE, Al-Tikreety MM, Al-Mashhadani SA. Lactic acid as a new therapeu- tic peeling agent in melasma. Dermatol Surg. 2005;31(2):149–54.
    7. Sharquie KE, Al-Tikreety MM, Al-Mashhadani SA. Lactic acid chemical peels as a new therapeutic modality in melasma in comparison to Jessner’s solution chemical peels. Dermatol Surg. 2006;32(12):1429–36.
    8. Magalhães GM, Borges MFB, Oliveira PJV, Neves DR. Lactic acid chemical peel in the treatment of melasma: clinical evaluation and impact on quality of life. Surg Cosmet Dermatol. 2010;2(3):173–9.
    9. Singh R, Goyal S, Ahmed OR, Gupta N, Singh Effect of 82% lactic acid in treatment of melasma. International Scholarly Research Notices. 2014; Article ID 407142.
    10. Grimes PE. The safety and efficacy of salicylic acid chemical peels in darker ra- cial-ethnic groups. Dermatol Surg. 1999;25(1):18–22.
    11. Bari AU, Iqbal Z, Rahman Superficial chemical peeling with salicylic acid in facial der- matoses. J Coll Physicians Surg Pak. 2007;17(4):187–90.
    12. Ejaz A, Raza N, Iftikhar N, Muzzafar Comparison of 30% salicylic acid with Jessner’s solution for superficial chemical peeling in epidermal melasma. J Coll Physicians Surg Pak. 2008;18(4):205–8.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *