Tác giả: Dr.med. Dirk Meyer-Rogge, Karlsruhe, Germany
Ph.D., Dr.Sci. Iija Kruglikov, WELLCOMET GmbH, Karlsruhe, Germany
Biên dịch: BS. Trần Thanh Liêm.
tapchidalieu.com – Tải file PDF bài viết Điều trị mụn trứng cá và ngăn ngừa sẹo mụn bằng công nghệ mới tại đây
GIỚI THIỆU
Mụn trứng cá vẫn là vấn đề da liễu phổ biến nhất của thanh thiếu niên và người lớn. Dữ liệu lâm sàng: 80% dân số độ tuổi từ 11 đến 30 bị ảnh hưởng. Sinh lý bệnh của trứng cá chưa rõ ràng; người ta tin rằng có nhiều yếu tố khác nhau có liên quan. Bên cạnh mỹ phẩm làm sạch da, trị mụn cổ điển điều trị bằng cách sử dụng axit salicylic, retinols, isotretinoin và một số loại thuốc kháng sinh. Thời gian thuyên giảm mụn trứng cá sau khi điều trị trung bình là 3 tháng, trong khi một số tác dụng phụ (chẳng hạn như kích ứng da, viêm môi, nhạy cảm ánh sáng, trầm cảm, khô mắt, giảm bạch cầu, v.v.) có thể xảy ra. Việc sử dụng thuốc kháng sinh là rất thông thường; tuy nhiên ngày càng có nhiều chủng P.acnes kháng thuốc. Ai cũng biết rằng liệu pháp chống viêm không đúng cách có thể gây ra sự phát triển của sẹo mụn trứng cá, ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ lâu dài. Điều trị sẹo mụn trứng cá có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Do đó, sự phát triển của các phương pháp điều trị mụn trứng cá mới, có kết hợp ngăn ngừa, chống lại sự hình thành sẹo mụn rất được quan tâm.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cơ sở lý thuyết cho một chiến lược điều trị mới được xây dựng bởi những cập nhật gần đây mà matrix metalloproteinase (MMPs) tham gia mạnh mẽ vào sinh lý bệnh của sự hình thành mụn trứng cá. MMPs là một họ protein endopeptidases phụ thuộc kẽm có liên quan đến quá trình sinh lý cũng như trong sự cố bệnh lý của mô liên kết. Quá trình chuyển hóa collagen ở da mụn diễn ra mạnh mẽ; hoạt động của MMP-1 (collagenase-1), MMP-3 (stromelisin-1) và MMP-13 (collagenase-3) là ví dụ, lần lượt cao hơn 500, 1000 và 15 lần so với trong da thường. Như vậy một sự thay đổi trạng thái cân bằng trong collagen mô theo hướng suy thoái của nó có thể là một cơ chế sinh lý bệnh quan trọng của sự hình thành sẹo mụn. Do đó, chiến lược điều trị mới có thể là giảm nồng độ của MMP theo thời gian trong da mụn, không chỉ có tác dụng với các thương tổn mụn trứng cá mà còn để ngăn ngừa sự hình thành sẹo mụn.
Một số hóa chất (retinoids, corticosteroid, tetracycline, v.v.) cũng như một số phương pháp vật lý có thể thay đổi hoạt động của MMP, các phương pháp này có thể ảnh hưởng đến các MMP khác nhau và có thời gian tác dụng rất khác nhau, thường xác định bởi tỷ lệ điều trị.
LDM® TECHNOLOGY
Trong nghiên cứu thử nghiệm này, chúng tôi đã thử nghiệm bằng công nghệ mới LDM®
(Local Dynamical Micro-massage) – Công nghệ dựa trên sóng siêu âm có tần số 3 MHz và 10 MHz thay đổi thường xuyên (100 đến 1000 lần mỗi giây). Sự hình thành sóng trong LDM®-waves được hiển thị trong Hình 1. Dao động tần số này thể hiện khả năng độc đáo tạo ra một hiệu ứng động lực học vi mát xa của sóng siêu âm.
Các thí nghiệm in vitro đã chứng minh rằng phương pháp này có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc sản xuất MMPs và gây sốc nhiệt cho proteins.
NGHIÊN CỨU QUY MÔ NHỎ
Trong nghiên cứu thử nghiệm này, chúng tôi đã thử nghiệm công nghệ LDM® dựa trên các sóng siêu âm có tần số 3 và 10 MHz. Máy thương mại LDM®-MED (Wellcomet, Đức) được sử dụng làm máy phát sóng LDM®. Cường độ siêu âm được kiểm soát bằng đồng hồ đo sóng siêu âm kỹ thuật số UPM-DT-10 (Ohmic Instruments Co., USA).
Các phương pháp điều trị được thực hiện 1-2 lần mỗi tuần; tổng số lần điều trị là 12-16 lần. 10 bệnh nhân với các dạng mụn khác nhau đã được điều trị. Hiệu ứng cục bộ của liệu pháp LDM® đã được xác nhận thông qua phân tích khuôn mặt. Phương pháp điều trị không đau. Không có tác dụng phụ (ngoài một số ban đỏ thoáng qua ở một số bệnh nhân) đã được phát hiện.
KẾT QUẢ BAN ĐẦU
Tất cả các bệnh nhân đều cho thấy làn da được cải thiện đáng kể tình trạng ít nhất 70-80% (giảm các nốt sẩn mới hình thành) và xuất hiện quá trình hình thành da bình thường. Trong thời gian theo dõi lên đến 14 tháng không quan sát thấy xuất hiện quá trình hình thành sẹo. Các phương pháp điều trị duy trì 2-3 tháng một lần có thể làm giảm đáng kể tần suất bùng phát mụn trứng cá, để ức chế hoàn toàn hình thành thương tổn mới trong toàn bộ thời gian theo dõi.
Hình 2. cho thấy kết quả đối với mụn trứng cá thể trung bình sau 12 lần điều trị. Hình 3 cho thấy kết quả sau 10 lần điều trị (1 lần mỗi 4 – 6 tuần). Có thể thấy rằng tỷ lệ số lần điều trị là rất quan trọng để cải thiện thương tổn da so với điều trị không liên tục
KẾT LUẬN
Chúng tôi có thể kết luận rằng công nghệ LDM® có thể là một phương pháp thay thế hiệu quả không chỉ cho điều trị mụn trứng cá mà còn để ngăn ngừa sự hình thành sẹo mụn, có thể được quan tâm đáng kể không chỉ ở da liễu mà còn trong y học thẩm mỹ.
Nghiên cứu có kiểm soát là cần thiết để xác định sự thuyên giảm trứng cá theo thời gian và thực hiện phân tích thống kê kết quả trong thời gian dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kraning K., Odland G. Prevalence, morbidity, and cost of dermatological diseases. J. Invest. Dermatol. Vol. 73, pp. 395-401 (1979).
2. Kang S., Cho S., Chung J.H., Hammerberg C., Fisher G.J. and Voorhees J.J. Inflammation and extracellular matrix degradation mediated by activated transcription factors nuclear factor-kB and activator protein-1 in inflammatory acne lesions in vivo. Am. J. Pathol., Vol. 166, N.6, pp.1691-1699 (2005).
3. Fien S., Ballard C.J., Nouri K. Multiple modalities to treat acne: A review of lights, lasers and radiofrequency. Cosmet Dermatol. Vol. 17, pp. 789-793 (2004).
4. Prieto V.G., Zhang P.S., Sadick N.S. Evaluation of pulsed light and radiofrequency combined for the treatment of acne vulgaris with histological analysis of facial skin biopsies. J. Cosmet. Laser. Ther. Vol. 7, pp. 63-68 (2005).