Nám da và những bệnh lí đi kèm liên quan đến nám da

Bài viết Nám da và những bệnh lí đi kèm liên quan đến nám da được dịch bởi Bác sĩ Phạm Tăng Tùng từ Sách “ĐIỀU TRỊ NÁM Ở NGƯỜI CHÂU Á” của các tác giả Evangeline B. Handog, Maria Juliet Enriquez Macarayo.

1. Giới thiệu

Sự xuất hiện đồng thời của nhiều bệnh hoặc nhiều rối loạn liên quan đến nám đã không được báo cáo rộng rãi, và sự tương tác giữa các yếu tố góp phần gây ra tăng sắc tố vẫn đang là tâm điểm của các nghiên cứu.

Các yếu tố chìa khóa đã được xác nhận cho đến bây giờ bao gồm sự thay đổi nội tiết tố, rối loạn tâm lý và cảm xúc.

2. Kinh nguyệt không đều

Các nghiên cứu ở trung đông đã cho thấy có mối liên hệ giữa sự thay đổi chu kì kinh nguyệt với các bệnh lí như hội chứng buồng trứng đa nang và đề kháng in- sulin, người ta thấy các bệnh lí này phổ biến hơn ở người bị nám [1, 2].

Một nghiên cứu gần đây ở Brazil ủng hộ ý kiến trên đã báo cáo cho thấy những bệnh lí này có liên quan mật thiết hơn với kinh nguyệt không đều và với bệnh nhân nám. Các bệnh lí đó cũng có mối liên hệ với nhóm phụ nữ có MBI cao hơn [3].

Hình ảnh minh họa: Chu kì kinh nguyệt không đều
Hình ảnh minh họa: Chu kì kinh nguyệt không đều

3. Suy giáp

Suy giáp nhẹ đã được phát hiện ở những phụ nữ bị nám trong một vài ng- hiên cứu. Nghiên cứu của Lufti và các cộng sự đã phân loại bệnh nhân nám thành hai nhóm: nám nguyên phát và nám xuất hiện do mang thai hoặc do sử dụng thuốc tránh thai [4]. Họ đã phát hiện thấy tỉ lệ bất thường tuyến giáp cao hơn ở nhóm thứ hai (70% ở nhóm nám do mang thai hoặc thuốc tránh thai so với 39% ở nhóm nám nguyên phát), từ đó các tác giả cho rằng có mối liên quan giữa tự miễn tuyến giáp trong các trường hợp nám do mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai.

Các nghiên cứu gần đây ở Iran đã chứng minh được sự khác biệt trong nồng độ hormone giáp ở nhóm 70 bệnh nhân nữ bị nám so với cùng một số lượng nhóm chứng cùng độ tuổi [5]. Tỉ lệ suy giáp cao hơn rất nhiều trong nhóm bệnh nhân nám so với nhóm chứng. Đều này làm rõ thêm mối liên hệ giữa bệnh tự miễn tuyến giáp với nám.

Cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu về mối liên hệ này trước khi đưa ra chính sách khám sàng lọc suy giáp ở những bệnh nhân bị nám [5].

Hình ảnh minh họa: Suy giáp
Hình ảnh minh họa: Suy giáp

 

4. Ảnh hưởng của vùng dưới đồi và hệ viền đến nám

Vùng dưới đồi hoạt động trong hệ viền, do đó, các yếu tố gây streess có thể đóng vai trò trong việc gây kích thích bài tiết ACTH (hormone hướng vỏ thượng thận và kích thích melanocyte), đây là chất tham gia vào quá trình tổng hợp sắc tố ở những người bị nám [6, 7]. Stress và trầm cảm cũng làm tăng nồng độ cortisol, từ đó làm tăng cường thêm quá trình tổng hợp melanin [8]. Bệnh nhân nám thường có chỉ số lo lắng cao và thường phải sử dụng thuốc chống trầm cảm và lo âu hơn so với nhóm chứng [3]. Các kết quả nghiên cứu đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần và ảnh hưởng của nó đến quá trình thay đổi sắc tố.

Ảnh hưởng của vùng dưới đồi và hệ viền đến nám
Ảnh hưởng của vùng dưới đồi và hệ viền đến nám

5. Kết luận

Mặc dù bất thường chu kì kinh nguyệt, suy giáp và tỉ lệ cao trầm cảm, lo âu đã được báo cáo là những bệnh lí và rối loạn đi kèm bênh nám, chúng ta cần có thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh mối liên quan này. Giá trị từ các nghiên cứu này sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận bệnh nhân nám toàn diện và đa chiều trong tương lai.

6. Tài liệu tham khảo

  1. Mahmood K, Nadeem M, Aman S, Hameed A, Kazmi AH. Role of estrogen, pro- gesterone and prolactin in the etiopathogenesis of melasma in J Pak Assoc Dermatol. 2011;21:241–7.
  2. Adalatkhan H, Amani The correlation between melasma, ovarian cysts and androgenic hor mones (a case control study). Res Biol Sci. 2007;2:593–6
  3. Handel AC, Lima PB, Tonolli VM, Mio LDB, Miot HA. Risk factors for facial melas- ma inwomen: a case–control Br Journ Derm. 2014;171(3):588–94.
  4. Lutfi RJ, Fridmanis M, Misiunas AL, Pafume O, Gonzalez EA, Villemur JA, et al. Associationof melasma with thyroid autoimmunity and other thyroidal abnor- malities and their relationship to the origin of melasma. J Clin Endocrinol Metab. 1985;61:28–31.
  5. Rostami Mogaddam M, Iranparvar Alamdari M, Maleki N, Safavi Ardabili N, Abedkouhi
  6. Evaluation of autoimmune thyroid disease in melasma. J Cosmet Dermatol. 2015;14(2): 167–71.
  7. Slominski A, Zbytek B, Semak I, Sweatman T, Wortsman CRH stimulates POMC activity and corticosterone production in dermal fibroblasts. J Neuroimmunol. 2005;162:97–102.
  8. Slominski AT, Botchkarev V, Choudhry M, Fazal N, Fechner K, Furkert J, Krause E, Roloff B, Sayeed M, Wei Cutaneous expression of CRH and CRH-R. Is there a ‘skin stress response system?’. Ann N Y Acad Sci. 1999;885:287–311.
  9. Costin GE, Hearing VJ. Human skin pigmentation: melanocytes modulate skin color in response to stress. FASEB 2007;21(4):976–94.

  Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề: 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *