Bài viết Mô bệnh học nám ở người da sẫm màu là gì? Các loại mô bệnh học nám được dịch bởi Bác sĩ Phạm Tăng Tùng từ Sách “ĐIỀU TRỊ NÁM Ở NGƯỜI CHÂU Á” của các tác giả Evangeline B. Handog, Maria Juliet Enriquez Macarayo.
1. MÔ BỆNH HỌC NÁM
Sự đa dạng chủng tộc liên quan đến loại melanin và sự phân bố của melano- some ở người da màu so với người da trắng [1] Melanosome ở người da sẫm màu thường phân bố trên toàn bộ các lớp của thượng bì, với các nhóm kết tụ dày đặc ở lớp đáy [2-4]. Ngược lại, những người có ít melanosome ở lớp tế bào đáy sẽ có làn da trắng sáng [5, 6]. Tuy nhiên, một thực tế đã được xác nhận đó là không có sự khác nhau về mật độ melanocyte giữa các chủng tộc người [7].
Các nghiên cứu mô bệnh học của Grimes [8] và Kang [9] đã chứng minh sự gia tăng hàm lượng melanin trong tất cả các lớp tế bào thượng bì của vùng da nám (hình 7.1 và 7.2). Tăng sắc tố thượng bì 61% và 83% ở vùng da nám đã được quan sát thấy lần lượt ở 11 bệnh nhân có phân loại da Fitzpatric type IV đến VI là và 56 bệnh nhân Hàn Quốc bị nám [8,9]. Nhuộm Fontana-Masson và nhuộm hóa mô miễn dịch NK1-beteb đều đã được sử dụng để phát hiện tăng sắc tố thượng bì và phát hiện sự hiện diện của melanocyte ở lớp thượng bì và lớp bì [8, 9]. Đậm độ và số lượng của melanosome thượng bì tăng trong các tổn thương nám so với vùng da thường xung quanh. Không có sự khác nhau về số lượng tế bào melanocyte giữa vùng da nám và vùng da bình thường xung quanh trong nghiên cứu của Szabo [7]. Về khía cạnh siêu cấu trúc, các tế bào melanocytes tại vùng nám có nhiều ti thể, bộ máy Golgi, mạng lưới nội chất hạt, và ribosome trong bào tương hơn [9]. Melano- cyte ở vùng tăng sắc tố bắt màu đậm hơn và có nhiều nhánh tế bào hơn (hình 7.3) [8, 9].
Soi kính hiển vi điện tử phát hiện có nhiều melanosomes hơn trong các tế bào keratinocytes (tế bào sừng), melanocytes và các nhánh tế bào của nó ở vùng da nám so với vùng da bình thường. Miot và các cộng sự [10] cũng đã phát hiện kết quả tương đồng về kích thước lớn hơn của melanocyte ở thượng bì. Ngoài ra, người ta còn phát hiện thấy sự xâm nhiễm bạch cầu lympho nhẹ và thoái hóa mô đàn hồi ở vùng da nám. Tỉ lệ xâm nhiễm mô học cũng đã được quan sát thấy trong nghiên cứu của Grime [8] với tỉ lệ 75% trên vùng bị nám. Các túi melanin được quan sát thấy tồn tại ở cả vùng nám lẫn vùng da thường xunh quanh ở 36% bệnh nhân Hàn Quốc và trong 11 bệnh nhân nám có phân loại da Fitzpatrick type IV đến VI [8, 9]. Mức độ tổn thương màng đáy và tăng sinh mạch chưa được nghiên cứu sâu và cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu.
Hiện nay, một số kết luận có thể được rút ra từ các đánh giá thông qua kính hiển vi ánh sáng, hóa mô miễn dịch, sự thay đổi các siêu cấu trúc tế bào ở bệnh nhân nám như sau: (1) nám là kết quả từ sự tăng hoạt động của melanocyte làm tích lũy quá nhiều melanin ở thượng bì và lớp bì (2) nám được đặc trưng bởi sự tăng sắc tố thượng bì kèm/hoặc không kèm theo túi melanin và dấy lên một câu hỏi là có hay không sự thay đổi trên thực tế của lớp bì [7-9].
2. MÔ BỆNH HỌC OCHRONOSIS
Hai trường hợp ochronosis do hydroquinone ở Philippin với phân loại da Fitzpatrick type IV được xét nghiệm mô bệnh học cho thấy có rất nhiều sợi đứt gãy màu nâu-đỏ với rất nhiều hình dạng khác nhau, một số có hình bán nguyệt hoặc hình “quả chuối”. Các biến đổi khác gồm phù và đồng nhất các bó collagen ở bì lưới và bì nhú; mạch máu bị dãn và thoái hóa mô đàn hồi nhẹ (hình 7.4) [11, 12].
Các tổn thương sớm gồm các sợi collagen phồng lên và ưa acid trước khi hình thành màu vàng đặc trưng. Tổn thương ochronosis đầy đủ được đặc trưng bởi các mảnh sợi hình dạng rõ ràng, không đều, màu vàng và khúc xạ tập trung ở trong lớp bì nông. Đặc điểm này thường tồn tại đồng thời với hiện tượng lão hóa mô đàn hồi [13, 14]. Biểu hiện mất sắc tố tế bào melanocyte thượng bì thường liên quan đến các đại thực bào mang sắc tố ở lớp bì nhú [15]. Các hạt sắc tố thường hiện diện trong biểu mô và màng đáy của tuyến mồ hôi, bên trong các tế bào nội mô, và trong các đại thực bào ở lớp bì [16]. Trong các tổn thương mạn tính, các hạt ưa acid lớn, không định hình có thể xuất hiện giống như các nang kê chứa dịch keo [17]. Sự xâm nhiễm tế bào mô hiện diện khu trú có liên quan đến các hiện tượng lắng đọng ở trên [14]. Phản ứng tạo u hạt được cho là nhằm mục đích chứa và phá hủy chọn lọc các sợi sắc tố vàng trong ochronosis. Thông thường các vật chất màu vàng trong ochronosis có thể được tìm thấy bên trong các tế bào khổng lồ [18].
Các nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử đã cho thấy các vật chất vàng gắn vào các vật chất dạng hạt xâm nhiễm vào các bó collagen bên cạnh. Sợi collagen khi trương phồng sẽ bị mất đi hình dạng dải của mình, sau đó thoái hóa và được thay thế bởi sắc tố vàng không định hình. Sự đứt gãy collagen và phát tán tự do các sắc tố vàng sẽ diễn ra bên trong lớp bì. Các sắc tố này sẽ được thực bào sau đó bởi đại thực bào và các tế bào khổng lồ [18-20].
3. MÔ BỆNH HỌC CÁC RỐI LOẠN TĂNG SẮC TỐ BÌ: BỚT HORI, BỚT OTA
Tăng sắc tố bì bao gồm nhiều bệnh lí bẩm sinh và mắc phải khác nhau, được đặc trưng bởi sự phân bố rải rác của các cụm tế bào melanocyte hình con quay, màu sắc tố khác nhau, có nhiều tua tế bào trong da kèm theo có hoặc không có sự hiện diện của các túi melanin trong lớp bì. Các dạng tăng sắc tố này thường thấy ở người châu Á và những chủng người da sẫm màu khác. Bớt Ota, bớt Hori (bớt giống Ota mắc phải ở hai bên – ABNOM) và sun’s nevus (bớt giống Ota mắc phải ở 1 bên) có sự biểu hiện khác nhau về loại melanocyte ở lớp bì [21, 22].
Bớt Hori có nhiều điểm tương tự nám khi so sánh các đặc điểm trên lâm sàng, gồm các đặc điểm như thường xuất hiện ở phụ nữ, khởi phát muộn, và thường liên quan đến vùng má [23]. Tuy nhiên, mô bệnh học của hai loại rối loạn sắc tố này rất khác nhau. Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề là liệu có hay không những loại nám mà trước đây được cho là nám bì có bản chất thực sự là bớt Hori hoặc là một dạng khác của tăng sắc tố bì.
Lee và các cộng sự [24] đã so sánh các đặc điểm mô bệnh học của bớt Hori với Bớt Ota bằng cách nhuộm hematoxylin và eosin, GP-100 (NK1-beteb), và cả Fontana-Mason. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về mật độ melanocyte và sắc tố ở lớp thượng bì giữa bớt Hori và bớt Ota. Tuy nhiên sự khác biệt về lớp bì giữa hai loại rối loạn sắc tố bì đã được ghi nhận. Các tế bào melanocyte hình con quay trong bớt Hori tập trung quanh mạch máu ở lớp bì nông, trong khi đó, các tế bào melanocyte hình con quay của bớt Ota có số lượng nhiều hơn và phân bố ở cả bì nông và bì sâu. Trục dọc của các tế bào melanocyte được hướng song song với các bó sợi collagen (hình 7.5).
Lee và các cộng sự đã chứng minh hiện tượng thoái hóa mô đàn hồi do ánh sáng nhiều hơn trong các tổn thương bớt Hori. Sự tăng biểu hiện của yếu tố tế bào gốc (SCF) và c-kit trong thượng bì của bớt Hori có thể đóng vai trò trong bệnh sinh của rối loạn sắc tố này.
Mật độ melanin và số lượng cũng như sự phân bố của melanocyte trên mỗi đơn vị diện tích ở thượng bì và bì không có sự khác biệt nhiều giữa bớt Hori khi so sánh với các dạng tăng sắc tố bì mắc phải khác ở các vùng ngoài mặt, điều này cho thấy cả hai loại tăng sắc tố này có chung một dạng rối loạn [25].
4. MÔ BỆNH HỌC ASHY DERMATOSIS, ERYTHEMA DYSCHROMICUM PERSTANS, VÀ LICHEN PLANUS PIGMENTOSUS
Ashy dermatosis (AD), erythema dyschromicum perstans (EDP), và lichen planus pigmentosus (LPP) được đặc trưng bởi các dát tăng sắc tố mắc phải. Bệnh sinh và sinh bệnh học của mỗi bệnh vẫn còn là một đều bí ẩn; do đó, hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào được chấp nhận rộng rãi. Các đặc điểm lâm sàng trùng lặp và có thể có tính da dạng chủng tộc. Các bệnh này có các đặc điểm mô học giống nhau chỉ khác nhau một phần nhỏ.
Đặc điểm mô học nổi bật của ashy dermatosis được rút ra từ nghiên cứu gốc của Ramirez [26, 27] là sự thoái hóa hóa lỏng của lớp đáy cùng với sự xâm nhiễm quanh mạch máu bởi mô bào, bạch cầu lympho, và đại thực bào chứa melanin (hình 7.6). Trong khi đó, người ta quan sát thấy kiểu phản ứng mô dạng liken trong bệnh erythema dyschromicum perstans khi bệnh này được phát hiện và giới thiệu bởi Convit và cộng sự vào năm 1961 [28].
Bhutani [29] đã báo cáo 40 trường hợp có tổn thương tương tự như mô tả của Ramirez ở Ấn Độ. Tuy nhiên, các đặc điểm lâm sàng và mô học của một phần ba số bệnh nhân này có liên quan đến lichen planus (liken phẳng); và họ gọi các trường hợp này là lichen planus pigmentosus. Bệnh này được cho là một dạng khác của liken phẳng và những quan sát gần đây cho thấy các dát tăng sắc tố thường bắt đầu xuất hiện ở mặt, cổ, và loa tai. Bệnh thường có triệu chứng ngứa và kèm với các tổn thương niêm mạc miệng [30]. Các đặc điểm mô bệnh học của bệnh này giống với liken phẳng (hình 7.7).
Vẫn đang còn những tranh cải liên quan đến mối quan hệ giữa AD, EDP, và LPP dựa trên các đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học. Pinkus [31, 32] đã gộp ashy derma- tosis và atrophic lichen planus (lichen phẳng teo) vào thành nhóm “hình thái mô liken hóa” trong phân loại của mình do các đặc điểm mô học giống nhau của chúng. Novick và Phelps [33] cho rằng EDP là một dạng biến thể của lichen phẳng. Mặt khác, Vega và các cộng sự [34] đã tổng hợp 20 trường hợp AD và 11 trường hợp LPP vào năm 1992 và họ đã tách biệt hai bệnh lý này mặc dù chúng có các đặc điểm mô bệnh học giống nhau, đồng thời cho rằng ashy dermatosis xuất hiện chủ yếu ở người có phân loại da type IV, và nguyên nhân là có thể tồn tại một số yếu tố môi trường và dinh dưỡng không xác định không thích hợp với các chủng tộc da trắng hoặc các nước ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu.
Để phân biệt AD với EDP, Weedon [35] gần đây đã đề xuất thuật ngữ EDP nên được sử dụng trong trường hợp các tổn hương xuất hiện hoặc đã từng xuất hiện bờ hồng ban, trong khi thuật ngữ AD nên được sử dụng cho các trường hợp không có “đặc điểm hồng ban”. Về phương diện mô học, EDP có sự thay đổi không bào ở thượng bì, tích tụ sắc tố ở lớp bì, và xâm nhiễm bạch cầu lympho mức độ trung bình. Ngược lại AD có biểu hiện teo thượng bì, thay đổi không bào nhỏ ở lớp tế bào đáy, tích tụ sắc tố đậm và xâm nhiễm nhẹ (như bị cháy –burn-out) [35]. Biểu hiện burn- out này thường được sử dụng để mô tả tình trạng tăng sắc tố sau viêm sau các bệnh viêm da ở lớp thượng bì-bì như liken phẳng, lupus ban đỏ, hồng ban đa dạng, và liken hóa do thuốc.
Biểu hiện hồng ban trong EDP chứng minh có sự thay đổi không bào của lớp tế bào đáy, sự hiện diện của các thể colloid, đại thực bào mang sắc tố, và xâm nhiễm quanh mạch máu của bạch cầu lympho và mô bào. Trong các dát tăng sắc tố, tích tụ sắc tố thường là biểu hiện nổi bật trên mô học, trong khi những thay đổi không bào của lớp tế bào đáy và xâm nhiễm lympho-mô bào trong lớp bì thường nhẹ hoặc không xuất hiện [36].
Biểu hiện mô bệnh học của LPP được đặc trưng bởi teo thượng bì, sự thay đổi không bào lớp đáy; xâm nhiễm lympho-mô bào hoặc liken hóa kèm theo sự tích tụ sắc tố và sự xuất hiện của các túi melanin ở lớp bì [34].
Trong bệnh LPP, sinh thiết một tổn thương gồ lên trên bề mặt cho thấy hình ảnh bệnh học của liken phẳng được đặc trưng bởi mào thượng bì hình răng cưa, tăng u hạt hình nêm, thay đổi không bào lớp đáy, thể Civatte, và xâm nhiễm bạch cầu liken hóa. Mặc khác, khi sinh thiết tổn thương dạng dát thì kết quả thu được là thượng bì phẳng mất mào thượng bì, ổ thay đổi không bào kèm hoại tử keratino- cyte và thể Civatte, túi melanin bì, và xâm nhiễm bạch cầu lympho [33]. Xâm nhiễm viêm liken hóa (thường khu trú và quanh phễu) là đặc điểm mô học hữu ích có thể giúp phân biệt LPP với EDP hoặc AD
5. MÔ HỌC SẠM DA RIEHL/VIÊM DA TIẾP XÚC SẮC TỐ
Riehl’s melanosis (sạm da Riehl) có biểu hiện dạng dát tăng sắc tố màu xám- nâu nhạt không ngứa, xuất hiện nhanh trên toàn mặt và đặc biệt nhiều ở vùng trán và thái dương. Dát sắc tố thường có dạng lưới. Nguyên nhân của sạm da Riehl được cho là do nhạy cảm tiếp xúc với mỹ phẩm hoặc là một dạng viêm da tiếp xúc ánh sáng do các chất tạo mùi hương trong mỹ phẩm. Musk ambrette, tinh dầu chanh, và một số chất diệt khuẩn trong mỹ phẩm đã được biết đến là có thể gây viêm da tiếp xúc sắc tố (pigmented cosmetic dermatitis) ở Nhật Bản, bệnh này tương tự với sạm da Riehl [37, 38]. Các chất làm trắng quang học có nguồn gốc từ chất tẩy rửa, formaldehyde, và chất nhuộm azo có liên quan đến viêm da tiếp xúc sắc tố do nghề nghiệp. Hầu hết các bệnh nhân này đều không xuất hiện các tổn thương viêm da trước đó [39, 40].
Kết quả mô bệnh học tổn thương sạm da Riehl có hình ảnh teo thượng bì, thay đổi không bào lớp tế bào đáy, tích tụ sắc tố và xâm nhiễm lypho-mô bào lớp bì. Không có hiện tượng xốp bào và lớp tế bào đáy dày khi nhuộm periodic acid Schiff (hình 7.8) [37, 41].
6. MÔ HỌC CỦA TĂNG SẮC TỐ DO MINOCYCLINE
Tăng sắc tố do nhạy cảm ánh sáng với minocycline xuất hiện ở những bệnh nhân điều trị trứng cá, trứng cá đỏ, hoặc phong lâu dài. Có ba dạng tăng sắc tố khác nhau: type I, dát tăng sắc tố màu xám-xanh ở vùng da đang viêm hoặc trước đó có viêm; type II, dát tăng sắc tố ở mặt trước cẳng chân và cẳng tay; và type III, xuất hiện màu nâu đục lan tỏa ở vùng phơi bày ánh sáng [42-44].
Đặc điểm mô học của ba dạng tăng sắc tố do minocycline rất khác nhau (hình 7.9). Type I và II có mật độ melanin bình thường trong các tế bào melanocyte thượng bì. Type II có nhiều melanin ở lớp tế bào đáy [45]. Ở lớp bì, các hạt sắc tố màu nâu vàng-nâu đen xuất hiện bên trong các đại thực bào quanh các mạch máu và phần tiết tuyến mồ hôi. Type I và Type III lần lượt mang sắc tố của hemosiderin và melanin. Type II mang cả sắc tố hemosiderin và cả melanin [46, 47].
Hu và các cộng sự đã báo cáo hai trường hợp bệnh nhân mắc bệnh phong (Hansen) bị tăng sắc tố sau viêm ở vùng da bị tổn thương do bệnh phong trước đó. Kết quả sinh thiết da cho thấy có sự tích lũy sắc tố màu nâu nhạt-đen bên trong đại thực bào, kết quả nhuộm dương tính với cả hemosiderin và melanin. Mặc khác, một trường hợp tăng sắc tố do minocycline khác ở bệnh nhân điều trị mụn trứng cá thông thường phát hiện sắc tố nâu-đen bên trong đại thực bào nằm trong lớp bì. Sắc tố được xác định bằng kĩ thuật hóa mô miễn dịch vì một chất giống melanin chứa calcium được cho là một phức hợp protein chuyển hóa thuốc không tan có thể tạo thành chelat với calcium [48].
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Taylor Skin of color: biology, structure, function, and implications for der- matologic disease. J Am Acad Dermatol. 2002;46(S2):S41–62.
- Montagna W, Carlisle K. The architecture of black and white facial skin. J Am Acad Dermatol. 1991;24:929–37.
- Herzberg AJ, Dinehart SM. Chronologic aging in black skin. Am J Dermatopa- thol. 1989;11: 319–28.
- Kotrajaras R, Kligman The effect of topical tretinoin on photo damaged facial skin: the Thai experience. Br J Dermatol. 1993;129:302–9.
- Toda K, Patnak MA, Parrish A, Fitzpatrick Alteration of racial differences in melanosome distribution in human epidermis after exposure to ultraviolet light. Nat New Biol. 1972;236:143–4.
- Goldschmidt H, Raymond Quantitative analysis of skin colour from melanin content of superficial skin cells. J Forensic Sci. 1972;17:124.
- Szabo G. The number of melanocytes in human epidermis. Br Med 1954;1(4869)
:1016–7.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề: