Giới thiệu về một số loại Dược thảo dùng trong điều trị nám

Bài viết Giới thiệu về một số loại Dược thảo dùng trong điều trị nám được dịch bởi Bác sĩ Phạm Tăng Tùng từ Sách “ĐIỀU TRỊ NÁM Ở NGƯỜI CHÂU Á” của các tác giả Evangeline B. Handog, Maria Juliet Enriquez Macarayo.

1. GIỚI THIỆU

Hiểu biết nhiều hơn về sinh bệnh học của nám giúp chúng ta tìm được nhiều dược chất điều trị hơn, đặc biệt là những chất có nguồn gốc từ thực vật. Trong khi vai trò của tyrosinase đã được biết rõ và nhiều con đường liên quan đến sinh tổng hợp melanin đã được làm sáng tỏ bởi các nghiên cứu phân tử; thì các điều chỉnh dịch mã và sau dịch mã của tyrosinase và các enzyme tham gia vào quá trình sinh tổng hợp melanin khác cũng đã được xác định là mục tiêu trong điều trị nám [1].

Với nám hình thành do peroxide và các gốc tự do, thì các hoạt chất có khả năng dọn dẹp gốc tự do và chống oxi hóa sẽ trở thành lựa chọn có giá trị trong điều trị nám. Nhờ hiểu biết sâu hơn về sinh lý bệnh nám và các nghiên cứu lâm sàng, các hoạt chất có nguồn gốc thực vật ít tác dụng phụ hơn đang ngày càng được quan tâm và có vị trí đứng trong các liệu pháp điều trị nám.

Mặc dù hiện có rất nhiều phương pháp điều trị, thì nám vẫn là một thử thách thực sự. Bệnh thường có xu hướng tái phát, điều này góp phần khiến bệnh nhân không hài lòng với quá trình điều trị. Hơn nữa, tiêu chuẩn vàng trong điều trị nám, hydro- quinone là nguyên nhân gây ochronosis nếu sử dụng lâu dài. Các thuốc bôi điều trị có sẵn khác gồm retinoids bôi, azelaic acid, và kojic acid. Các loại acid peel da trị nám gồm glycolic acid, trichloroacetic, salicylic, và lactic acid. Tất cả các hoạt chất ở trên đều gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài và không thể phòng ngừa sự tái phát nám [2].

Bài nghiên cứu tổng quan của Fisk được công bố vào năm 2014 cho thấy các hoạt chất thực vật đang trở thành liệu pháp điều trị thay thế phổ biến trong điều trị tăng sắc tố [3]. Những chất này hiệu quả hơn với dạng tăng sắc tố thượng bì và do đó nên phối hợp những hoạt chất này vào liệu trình điều trị chuẩn. Tuy nhiên, bài tổng quan cũng cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng đánh giá sự phối hợp các hoạt chất có nguồn gốc thực vật với các điều trị chuẩn hiện có.

Những hoạt chất nguồn gốc thực vật được bàn luận trong chương này đã được ng- hiên cứu kĩ lưỡng và được sự ủng hộ của các nghiên cứu in vitro (nghiên cứu trong ống nghiệm) và nghiên cứu lâm sàng. Những chất này cũng đã được phối hợp vào các loại dược mỹ phẩm hiện đang lưu hành trên thị trường.

2. CÁC CHẤT ỨC CHẾ TYROSINASE

Aloe vera (nha đam), rumex occidentalis, bearberry (cây thường xanh dây leo) (lần lượt là các hình 13.1, 13.2 và 13.3) là những cây có khả năng ức chế tyrosinase.

2.1. Nha đam

Nha đam là cây mọng nước sống lâu năm (hình 13.1) mọc tự nhiên ở khu vực Bắc Mỹ nhưng ngày nay có thể tìm thấy loài cây này ở vùng nhiệt đới và các khu vực ấm áp trên thế giới, bao gồm cả Châu Á. Có thể tách chiết ra chất lỏng quánh, trong suốt từ lá nha đam tươi. Các tác dụng của nha đam được miêu tả trong đông y gồm làm nhanh lành vết thương và vết bỏng [4].

Aloesin là chất ức chế sắc tố có nguồn gốc từ nha đam. Nghiên cứu của Choi và cộng sự cho thấy rằng aloesin giúp ngăn sự hình thành sắc tố do tia UV trên da khỏe mạnh của các tình nguyện viên tha gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng ức chế tăng sắc tố của aloesin cao hơn so với nhóm chứng nhưng thấp hơn so với arbutin. Tuy nhiên, aloesin khi sử dụng với arbutin cho hiệu quả ức chế sắc tố tốt hơn so với sử dụng arbutin một mình. Nghiên cứu này ủng hộ cho việc sử dụng aloesin trong các sản phẩm dược mỹ phẩm không kê đơn (OTC) hiện nay [5].

Hình minh họa của Nha Đam và Rumex occidentalis
Hình minh họa của Nha Đam và Rumex occidentalis

2.2. Rumex occidentalis

Rumex occidentalis là thực vật sống lâu năm (hình 13.2) được tìm thấy ở khu vực Bắc Mỹ, Châu Á, và Châu Âu. Nó là loài thực vật nhiều lá với tán lá hẹp [6]. Rumex occiden- talis là loại thuốc truyền thống được sử dụng để nhuận tràng, giúp ngon miệng và lọc gan. Bôi chiết xuất từ cây này có thể giúp giảm châm chích ở vết côn trùng cắn [7].

Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi được thực hiện bởi Mendoza cho rằng kem bôi chứa 3% chiết xuất Rumex occidentalis có hiệu quả làm sáng da tương đương với hydroquinone 4%. Nghiên cứu này được thực hiện trên 45 phụ nữ người Philippin, họ ngẫu nhiên được bôi hydroquinone 4%, kem rumex occidentalis 3% và giả dược [8].

2.3. Bearberry

Bearberry là cây bụi thường xanh (hình 13.3) thường cao không quá 6 inches. Các lá xếp so le nhau trên cành và hoa màu trắng đến hồng. Bearberry là cây mọc tự nhiên ở các vùng Labrador, Alaska, Virginia, Illinois, Nebraska và New Mexico [9].

Hình ảnh minh họa về cây thường xanh dây leo (Bearberry)
Hình ảnh minh họa về cây thường xanh dây leo (Bearberry)

Arbutin, một chất ức chế tyrosinase cũng có nguồn gốc từ bearberry, là dạng  glycosylated của hydroquinone [10]. Arbutin được xem là chất thay thế an toàn cho hydroquinone khi sử dụng lâu dài và chất này thường được sử dụng do có hiệu quả tương đương nhưng lại ít tác dụng phụ hơn [10-12].

3. CHẤT CHỐNG OXY HÓA/TRUNG HÒA GỐC TỰ DO/ CHỐNG ÁNH NẮNG

Trong phân loại thuộc nhóm này có các loại thực vật sau: phong lan (orchids), pro anthocyanidin chiết xuất từ hạt nho, procyanidin từ cây thông đỏ (pine bark), quả cà phê (coffeeberry), chiết xuất trà xanh (Camellia sinensis), cam thảo (licorice

– Glycyrrhiza glabra), dâu tằm (mulberry-Morus alba), đậu nành (soy), và umbellif- erone từ cà rốt (hình 13.4, 13.5, 13.6, 13.7, 13.8, 13.9, 13.10, 13.11 và 13.12).

Hình ảnh minh họa về Phong lan, hạt nho, cây thông đỏ và cây dâu tằm
Hình ảnh minh họa về Phong lan, hạt nho, cây thông đỏ và cây dâu tằm
Hình ảnh minh họa về quả cà phê, rễ cam thảo, trà xanh
Hình ảnh minh họa về quả cà phê, rễ cam thảo, trà xanh

3.1. Phong lan

Phong lan là loài cây cỏ lâu năm phân bố rộng rãi ở các khu rừng vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Mặc dù họ gia đình phong lan rất đa dạng, nhưng hoa của chúng rất đặc trưng, hoa có 3 cánh, 3 lá đài và một trụ mang hoa ở giữa (hình 13.4) [13]. Tadakoro và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu hai nữa mặt để so sánh kem chiết xuất phong lan và vitamin C 3%. Kết quả được đánh giá bằng chỉ số melanin, đánh giá lâm sàng, và bảng tone màu da cho thấy có hiệu quả tương đồng giữa chất chiết xuất phong lan và vitamin C khi kết thúc nghiên cứu [14].

3.2. Flavonoids

Flavonoids là một nhóm các chất có mặt tự nhiên trong trái cây, rau củ, trà, và rượu. Sự khác nhau trong cấu trúc phenol là cơ sở của sự phân nhóm và tính da đạng trong hoạt động sinh lý của flavonoids [15, 16]. Các nhóm chính của flavo- noids gồm flavones, flavanones, catechins, và anthocyanins [16]. Trong khi flavones và anthocyanins được tìm thấy trong các quả mọng và nho, thì flavanones được tìm thấy trong vỏ chanh và trái cây khác, và catechins có mặt trong rượu đỏ và trà. Một số cơ chế tác dụng của flavonoids đã được xác định trong các nghiên cứu in vitro như ức chế nitric oxide, bất động bạch cầu, và ức chế chuyến hóa acid arachidonic [16]. Hoạt tính ức chế sắc tố của họ chất này dựa vào khả năng chống oxy hóa, ức chế tyrosinase và oxi hóa DOPA [2].

a. Chiết xuất hạt nho

Nho là cây thân leo mọc tự nhiên ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt và một số vùng khí hậu ôn hòa. Nho thuộc giống Cissus, Parthenocissus, Ampelopsis và Vitis [17]. Proanthocyanidin là một chất chống oxi hóa được chiết xuất từ hạt nho (hình 13.5) [17].

Yamakoshi và các cộng sự đã phát hiện ra rằng khi ăn bột có chứa 81.0% proan- thocyanidin (GRavinol TM) sẽ mang lại hiệu quả lên nám. Mười một bệnh nhân đã hoàn thành một nghiên cứu trong 12 tháng (nghiên cứu không mù đôi). Kết quả được ghi nhận bằng máy đo màu (colorimetry) và chỉ số melanin cho thấy có sự cải thiện đáng kể về độ sáng của da và giảm kích thước tổn thương nám [18].

b. Procyanidin

Procyanidins có mặt trong táo, cây thông đỏ (hình 13.6), quế (cinnamon), quả aronia, hạt ca cao (cocoa bean), và hạt nho là những chất có khả năng oxy hóa cao trong các nghiên cứu in vitro [19]. Chất này tham gia kiểm soát con đường ar- achidonic acid, ức chế phiên mã gen và sự biểu hiện protein của các chất trung gia quá trình viêm, và do đó có tác dụng kháng viêm [20]. Loài Pinus pinaster (thông biển Pháp) mọc ở đồng bằng ven biển ở Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha [21].

Handog đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi để xác định tác dụng làm sáng da của các viên nén chứa 24 mg procyanidin, 6 mg β-car- otene, 60 mg ascorbic acid, và 15 IU D-α- tocopherol acetate. Sau 8 tuần, kết quả cho thấy có sự giảm hàm lượng melain đáng kể ở những bệnh nhân được điều trị (p<0.00001). Điểm MASI cũng giảm ở cả hai nhóm bệnh nhân điều trị và nhóm giả dược (p<0.001) nhưng mức độ giảm ở nhóm điều trị cao hơn nhiều (p <0.0001) [22].

3.3. Pycnogenol

Pycnogenol là thực phẩm chức năng được sử dụng cho nhiều mục đích. Mặc dù không đủ bằng chứng về lợi ích của pycnogenol đối với các bệnh lí mạn tính [23], nhưng nó vẫn tồn tại trên thị trường thực phẩm chức năng. Pycnogenol đã được báo cáo là có hoạt tính chống oxi hóa và kháng viêm [24]. Dạng uống của pycnoge- nol, sử dụng 50-200 mg mỗi ngày đã được sử dụng để hỗ trợ cho nhiều bệnh lý khác nhau như suy tĩnh mạch mạn tính, đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh lí võng mạc [24].

Đối với nám, liều khuyến cáo là 75 mg/ngày [24]. Ni và các cộng sự đã cho 30 phụ nữ sử dụng 75 mg pycnogenol hàng ngày. Sau 30 ngày nghiên cứu, họ thấy diện tích vùng nám giảm trung bình 25.86 ± 20.39 mm (p<0.001) [25]. Hai mươi chín bệnh nhân nám được Campos cho sử dụng pycnogenol 100 mg mỗi ngày, sau hai tháng điều trị các bệnh nhân đạt sự cải thiện từ 26-50% thông qua đánh giá mù đôi và xác nhận lại bằng hình ảnh kĩ thuật số [26]. Trong một nghiên cứu đánh giá khả năng dự phòng của pycnogenol đối với tăng sắc tố dạng nám do IPL, Campos đã cho 25 bệnh nhân sử dụng pycnogenol 100mg mỗi ngày sau 3 liệu trình điều trị IPL. Kết quả cho thấy không có bệnh nhân nào bị tăng sắc tố dạng nám ở vùng tay được điều trị, trong khi đó có hai trường hợp tăng sắc tố ở nhóm chứng (nhóm không uống pycnogenol sau điều trị IPL) [27].

3.4. Hạt cà phê

Coffea Arabica là một trong hai giống cà phê đang được trồng ngày nay, chiếm khoảng 75-80% sản lượng trên thế giới [28]. Giống cà phê này sinh trưởng tốt nhất ở các vùng cận nhiệt đới và xích đạo. Chiết xuất tự nhiên hạt cà phê (hình 13.7) rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol, đặc biệt là cholorogenic acid, condensed pro- anthocyanidins, quinic acid, và ferrulic acid [29].

Năm 2010, McDaniel đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chiết xuất hạt cà phê 1% đối với các tình trạng lão hóa ánh sáng (bao gồm tăng sắc tố) trên 30 phụ nữ bị lão hóa da ánh sáng ở mức độ trung bình. Trong thời gian 6 tuần, 20 phụ nữ được bôi toàn mặt và 10 phụ nữ được bôi nữa mặt. Hai mươi phụ nữ được bôi toàn mặt bằng chiết xuất cà phê trong khi đó 10 phụ nữ còn lại được bôi chất chiết xuất lên một bên mặt và bên còn lại bôi giả dược. Kết quả được đánh giá mù đôi bởi các bác sĩ da liễu. Kết quả cho thấy những bệnh nhân bôi toàn mặt có 27% cải thiện khi đánh giá tổng quát, 16% về nếp nhăn và các rãnh nhỏ, 18% về da khô và sần sùi, và 25% về tăng sắc tố. Trên những bệnh nhân bôi nửa mặt, có sự cải thiện đáng kể ở vùng da sử dụng chất chiết xuất cà phê so với vùng da dùng giả dược [29].

3.5. Chiết xuất trà xanh

Chiết xuất trà xanh từ cây Camellia sinensis (hình 13.8), loài cây được trồng ở Trung Quốc hơn 3000 năm. Hợp chất polyphenolic từ chiết xuất trà xanh có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa, và chống ung thư. Khả năng chống oxi hóa và ức chế tyrosinase trong môi trường ống nghiệm có thể giải thích cho tác dụng làm sáng da của chiết xuất trà xanh [30].

No và cộng sự phát hiện chiết xuất trà xanh ức chế tyrosinase của nấm trong ống nghiệm [31].

3.6. Cam thảo

Glycyrrhiza glabra (hình 13.9), tên tiếng việt là cam thảo, là một loài thảo mộc sống lâu năm thuộc họ đậu mọc tự nhiên ở Eurasia, Bắc Phi, và Tây á. Cam thảo cao khoảng 1 mét, lá xuất hiện dạng cặp mọc theo thân cây, hoa màu xanh dương nhạt đến tím được giữ trong một chóp hình nón [32]. Chiết xuất cam thảo có khả năng ức chế sắc tố, phân tán melanin, ức chế sinh tổng hợp melanin và ức chế en- zyme cyclooxygenase [2].

Glabridin (một polyphenolic flavonoids) là thành phần chính của chiết xuất có khả năng ngăn tăng sắc tố do tia UVB. Chất này còn có khả năng kháng viêm bằng cách ức chế các anion superoxide và cyclooxygenase [33]. Một thành phần khác có trong chiết xuất là liquiritin đã được báo cáo là có tác dụng lên sự phân tán và loại bỏ melanin thượng bì [34].

Alobaidi và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi trên 100 phụ nữ tình nguyện bị nám. Nghiên cứu 28 ngày cho thấy 93% bệnh nhân được điều trị với kem glycyrrhiza glabra 2.5% có sự cải thiện, trong khi đó chỉ 4% cải thiện được thấy ở nhóm dùng giả dược. Sự khác biệt lớn này có ý nghĩa thống kê mạnh (giá trị p: 0.001) [35].

Minh họa Cây cam thảo
Minh họa Cây cam thảo

3.7. Dâu tằm

Morus alba (hình 13.10), hay còn được gọi là dâu tằm trắng, là cây mọc tự nhiên ở Trung Quốc nhưng bây giờ có thể thấy khắp mọi nơi ở Mỹ [36]. Dâu tằm trắng là loài cây bụi sống lâu năm có thể cao đến 15m. Lá cây hình ovan và sắp xếp luân phiên nhau, hoa có nhụy. Trái dâu tằm có thể có màu trắng, đen hoặc tím.

Lee và các cộng sự đã đánh giá khả năng ức chế tyrosinase và superoxide của chiết xuất dâu tằm trong môi trường ống nghiệm. Thí nghiệm này đã sử dụng chất chiết xuất chứa 85% ethanol từ lá cây dâu tằm. Xét nghiệm phân tích tyrosinase của nấm và động vật có vú đã được sử dụng để xác định khả năng ức chế tyrosinase và để đánh giá khả năng ức chế superoxide người ta đã sử dụng phương pháp Oyana- gui. Trong các xét nghiệp phân tích tyrosinase của nấm, khả năng ức chế được đánh giá bằng IC50 (nồng độ chất thử cần thiết để ức chế 50% hoạt tính của tyrosinase). Khả năng ức chế mạnh hoạt tính của tyrosinase theo IC50 ở nồng độ 0.29 ug/ml. Tyrosinase bị ức chế 50% hoạt tính ở nồng độ 63.3 ug/ml. Khả năng ức chế super- oxide 8.3% ở nồng độ 100 ug/ml. Khả năng ức chế tyrosinase của chiết xuất dâu tằm mạnh hơn kojic acid 4.5 lần khi phân tích trên nấm và kết quả cũng tương tự đối với các phân tích trên người [37].

Minh họa hình ảnh dâu tằm
Minh họa hình ảnh dâu tằm

3.8. Đậu nành

Đậu nành là loại cây ngắn ngày thuộc họ đậu (hình 13.11) được trồng như là thực phẩm nông nghiệp giàu đạm và được chế biến thành các thực phẩm đóng gói. Loài này được cho là có nguồn gốc từ một loài cây dại ở khu vực Đông Á. Ngày nay, đậu nành được trồng khắp nơi trên thế giới, các nước có sản lượng đậu nành lớn nhất là USA, Brazil, và Trung Quốc. Đậu nành là loài cây phân cành dựng đứng, có thể cao đến trên 2m. Hoa màu trắng hoặc sắc tím. Hạt đậu nành được giữ bên trong một lớp vỏ màu vàng, xanh, nâu, đen hoặc có hai màu [38]. Các thành phần chính của đậu nành có khả năng ức chế sắc tố là những chất ức chế enzyme thủy phân protein và isoflavones. Chất ức chế enzyme thủy phân protein làm giảm hoạt PAR-2, từ đó ức chế sự vận chuyển của melanosome [39]. Isoflavones làm giảm sinh tổng hợp melanin bằng cách ức chế hoạt động của enzyme DOPA oxidase [40].

Các bệnh nhân nữ có phân loại da type I-II đã tham gia vào một nghiên cứu của Wallo để đánh giá tác dụng của dưỡng ẩm chứa đầu nành lên lão hóa ánh sáng. Đây là nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm chứng được tiến hành trong 12 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưỡng ẩm đậu nành có hiệu quả tốt hơn đáng kể so với giả dược (p<0.05) đối với các tăng sắc tố, đốm đỏ, đường rãnh nhỏ, cấu trúc, tone màu và diện mạo chung của da [41].

Hình ảnh hạt đậu nành
Hình ảnh hạt đậu nành

3.9. Umbelliferone

Umbelliferone (UMB) hay 7-hydroxycoumarin là một hợp chất chứa phenol có khả năng chống nắng, chống oxi hóa và kháng viêm. Chất này là sản phẩm của loài cây thuộc họ hoa tán bao gồm cây cà rốt và cây rau mùi [42]. Cà rốt (Daucus carota sativus) (hình 13.12) được phát hiện ở Hà Lan vào thế kỉ thứ 17 [43].

Bảng 13.1 các chất ức chế tyrosinase Chú thích: P: số người tham gia nghiên cứu, I: phương pháp nghiên cứu, O: kết quả
Bảng 13.1 các chất ức chế tyrosinase
Chú thích: P: số người tham gia nghiên cứu, I: phương pháp nghiên cứu, O: kết quả

Bảng 13.2 Chất chống oxi hóa/ chất khác

Hoạt chất/ nguồn gốc thực vật/ dạng bào chế Hoạt tính giảm sắc tố Nghiên cứu
Chiết xuất phong lan/ kem bôi Chống oxi hóa P: 48

I: Nghiên cứu hai nửa mặt, một bên bôi sản phẩm chứa chiết xuất phong lan hoặc dẫn xuất vitamin C 3%

O: Đánh giá bằng chỉ số melanin, đánh giá lâm sàng, thang điểm tone màu da, và bộ câu hỏi cho thấy mức độ cải thiện giống nhau giữa chiết xuất phong lan và dẫn xuất vitamin C

Tadokoro và cộng sự [14]

Proanthocyanidin/ chiết xuất hạt nho/ dạng bột tan được trong nước chứa 81.0% proanthocyan- idin (GravinolTM)12 Chống oxi hóa P: 12 bệnh nhân, trong thời gian 12 tháng I: Nghiên cứu mở, đơn nhóm ở phụ nữ Nhật Bản bị nám.

O: Đánh giá bằng máy đo màu sắc (colome- try) cho thấy 5 bệnh nhân có cải thiện sau 3 tháng (p< 0.05), 10 bệnh nhân sau 6 tháng (p<0.01) và 6 bệnh nhân tiếp tục cải thiện sau 12 tháng (p< 0.01)

Chỉ số melanin giảm đáng kể ở thời điểm  6 và 12 tháng. Kích thước của tổn thương cũng giảm xuống

Yamakoshi và cộng sự [18]

Procyanidin/vỏ thông đỏ Pinus pin- aster/viên nén chứa procyanidin (24 mg),

β-carotene (6 mg),

ascorbic acid (60 mg), và D-α-tocoph- erol acetate (15 IU)

Chống oxi hóa, trung hòa các gốc tự do P: 56

I: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, đơn trung tâm trên đối tượng bệnh nhân Philippin.

Đánh giá được thực hiện tại thời điểm trước điều trị và tuần thứ 8 sau điều trị.

O: Hàm lượng melanin giảm đáng kể ở những bệnh nhân tham gia điều trị

(p<0.0001). Điểm MASI giảm ở cả nhóm điều trị và nhóm chứng (P<0.001) nhưng nhóm điều trị giảm nhiều hơn nhóm chứng (p<0.0001)

Handog và cộng sự [22]

Pycnogenol/vỏ thông đỏ Pinus pin- aster/viên nén 25,50,100 mg Chống oxi hóa, trung hòa các gốc tự do P: 30

I: Một nhóm phụ nữ bị nám được sử dụng 75 mg pycnogenol mỗi ngày trong 30 ngày O: Diện tích nám giảm trung bình 25.86

± 20.39 mm (2) (p<0.001) và hàm lượng sắc tố giảm trung bình 0.47 ± 0.51 đơn vị (p<0.001)

Ni và cộng sự [25] P: 29

I: Một nhóm phụ nữ bị nám được sử dụng 100 mg pycnogenol mỗi ngày trong 30 ngày

O: Quan sát mù đôi cho thấy có sự cải thiện 26-50% trên 48,14% bệnh nhân sau 2 tháng điều trì; kết quả được xác nhận bằng cách sử ảnh kĩ thuật số chuẩn.

Campos và Pitassi [26] P: 50

I: Thử nghiệm lâm sàng mù đôi sau 3 liệu trình IPL. Nhóm bệnh nhân điều trị được sử dụng pycnogenol 100 mg trong 3 tháng O: Có hai bệnh nhân bị tăng sắc tố ở nhóm chứng, trong khi đó không ai bị tăng sắc tố ở nhóm điều trị bằng pycnogenol

Campos và Pitassi [27]

Flavonoid/rutin succinate bioflavo- noid Trung hòa các gốc tự do, chống nắng I: Nghiên cứu in vitro về hoạt tính trung hòa gốc tự do và chống nắng của flavonoid O: Mức độ ức chế gốc tự do là 36.7%. Cấu trúc hóa học của rutin succinate giúp chất này có khả năng chống lại tia UVA
Ức chế thụ thể 2 của protease làm giảm quá trình thực bào mela- nosome của tế bào sừng [40, 46] P: 27, đối tượng là các phụ nữ da trắng từ 30-70 tuổi có phân loại da ánh sáng I-III bị lão hóa ánh sáng đối xứng mức độ nhẹ đến trung bình

I: Nghiên cứu lâm sàng hai nữa mặt, mù đôi, có đối chứng

O: Vùng da được điều trị cải thiện rõ về đốm nâu, tăng sắc tố lốm đốm, nếp nhăn nhỏ, khô ráp bắt đầu từ tuần thứ 4 cho đến cuối nghiên cứu. Mức độ cải thiện có ý ng- hĩa thống kê (p: 00005)

Wu và cộng sự [46

Đậu nành/lotion đậu nành Ức chế thụ thể 2 của protease làm giảm quá trình thực bào mela- nosome của tế bào sừng [40, 46] P: 27, đối tượng là các phụ nữ da trắng từ 30-70 tuổi có phân loại da ánh sáng I-III bị lão hóa ánh sáng đối xứng mức độ nhẹ đến trung bình

I: Nghiên cứu lâm sàng hai nữa mặt, mù đôi, có đối chứng

O: Vùng da được điều trị cải thiện rõ về đốm nâu, tăng sắc tố lốm đốm, nếp nhăn nhỏ, khô ráp bắt đầu từ tuần thứ 4 cho đến cuối nghiên cứu. Mức độ cải thiện có ý ng- hĩa thống kê (p: 00005)

Wu và cộng sự [46

Dưỡng ẩm chứa đậu nành (Aveeno Positively Radiant Daily moisturier, Johnson and Johnson CCI, Skillman, NJ) Ức chế thụ thể của 2 protease làm giảm quá trình thực bào melanosome của tế bào sừng [40,46 P:63, đối tượng là các phụ nữ từ 30-61 tuổi có phân loại da ánh sáng I-III

I:Nghiên cứu lâm sàng hai nửa mặt, ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng

O: Kết thúc nghiên cứu ở tuần thứ 12 người ta thấy nhóm sử dụng sữa đậu nành cải thiện nhiều hơn so với nhóm chứng (p<0.05). Các vấn đề da được cải thiện gồm tăng sắc tố lốm đốm, đục màu, rãnh nhỏ, cấu trúc chung, tone màu, và diện mạo chung của da

Wallo và cộng sự [41]

Dưỡng ẩm chống nắng UVA/UVB/SPF 15 chứa chiết xuất đậu nành không biến tính Ức chế thụ thể 2 của protease làm giảm quá trình thực bào melanosome của tế bào sừng [40,46] P: Các phụ nữ da màu bị rối loạn sắc tố

I:Nghiên cứu lâm sàng mù đôi, có đối chứng

O: Có sự cải thiện rõ về các vấn đề như tăng sắc tố lốm đốm, cấu trúc và diện mạo chung của da so với nhóm giả được kể từ tuần thứ 2

Finkey [47]

Triterpene, saponins và flavonoids (Alobaidi)/cam thảo/kem chiết xuất cam thảo 2.5% P: 93 phụ nữ bị nám

I:Nghiên cứu lâm sàng mù đôi, có đối chứng trong 28 ngày

O: Nám cải thiện ở 93% bệnh nhân ở nhóm điều trị so với 4% ở nhóm giả dược (P:0.0007)

Zhu and Gao [34]

Các chất chống oxi hóa gốc polyphenol (đặc biệt là cholorogenic acid, condended proanthocyanidins, quinicacid, và ferrulic acid)/chiết xuất hạt cà phê/kem CBE 1%, rửa mặt CBE 1% Chống oxi hóa/trung hòa gốc tự do P:27(17=bôi toàn mặt, 10=bôi nửa mặt) phụ nữ bị lão hóa ánh sáng trung bình

I:6 tuần; các bệnh nhân được bôi hoạt chất lên toàn mặt hoặc bôi hoạt chẩ lên nửa mặt, nửa mặt còn lại bôi giả dược

O:Đánh giá mù đôi được thực hiện bởi các bác sĩ da liễu. Mức độ cải thiện ở những người bôi toàn mặt:tổng quát (27%), nếp nhăn và rảnh nhỏ (16%), da khô và sần sùi (18%) và sắc tố (25%). Ở những người bôi nửa mặt thì nửa mặt được bôi hoạt chất cải thiện nhiều hơn rõ so với nửa mặt bôi giả dược

McDaniel [29]

Mulberroside F/ dâu tằm/ chiết xuất methanol 85% từ lá dâu tằm khô Ức chế tyros- inase/ức chế sự hình thành melanin/ trung hòa su- peroxide I: Nghiên cứu in vitro; thử nghiệm chất chiết xuất với tyrosinase của nấm và động vật có vú. Khả năng trung hòa superoxide được xác định bằng phương pháp Oyana- gui

O: Chất chiết xuất cho thấy có khả năng ức chế tyrosinase nấm cao gấp 4.5 lần so với kojic acid, kết quả tương tự khi nghiên cứu với tyrosinase động vật có vú.

Lee và cộng sự [37]

Chú thích: P: đối tượng nghiên cứu, I: phương pháp nghiên cứu, O: kết quả

CÁC CHẤT LÀM TRẮNG MỚI CÓ NGỒN GỐC THỰC VẬT (BẢNG 13.3)

Sau đây là bảng liệt kê những chất làm trắng mới và đang được nghiên cứu:

Bảng 13.3 Các chất làm trắng khác và nguồn gốc
Bảng 13.3 Các chất làm trắng khác và nguồn gốc

4. KẾT LUẬN

Nám là rối loạn sắc tố khó điều trị, tuy nhiên ngày càng có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm kiếm chất làm trắg mới, trong đó các chất có nguồn gốc từ thực vật được cho là có tính an toàn cao.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ebanks JP, Wickett RR, Boissy RE. Mechanisms regulating skin pigmentation: the rise and fall of complexion coloration. Int J Mol Sci. 2009;10:4066–87.
  2. Sarkar R, Chugh S, Garg Newer and upcoming therapies for melasma. Ind J Derma- tol Venereol Leprol. 2012;78(4):417–28.
  3. Fisk WA, Agbai O, Lev-Tov HA, Sivamani The use of botanically derived agents for hyperpigmentation: a systematic review. J Am Acad Dermatol. 2014;70:352–65.
  4. Aloe vera WHO monographs on selected medicinal plants. 1999;1. http://apps.who.int/medicinedocs/en/d/Js2200e/6.html. Accessed Jan 31 2016.
  5. Choi S, Park YI, Lee SK, Kim JE, Chung MH. Aloesin inhibits hyperpigmentation induced by UV radiation. Clin Exp Dermatol. 2002;27:513–5.
  6. Calflora: information on California plants for education, research and conservation, with data contributed by public and private institutions and individuals, including the Consortium of California Herbaria. The Calflora Database organization, 2016. http://www.calflora.org/. Accessed 16 Jan 2016.
  7. Elias J, Ketcham Chinese medicine for maximum immunity: understanding the five elemental types for health and well-being. New York: Three Rivers Press, Random House, Inc; 1998. p. 271–2.
  1. Mendoza CG, Singzon IA, Handog EB. A randomized, double-blind, placebo-con- trolled clinical trial on the efficacy and safety of 3% Rumex occidentalis cream versus 4% hydroquinonecream in the treatment of melasma among Int J Dermatol. 2014;53:1412–6.
  2. United States Department of Agriculture Plant Fact Sheet. http://plants.usda.gov/factsheet/pdf/fs_aruv.pdf. Accessed 31 Jan 2016.
  3. Maeda K, Fukuda Arbutin: mechanism of its depigmenting action in human mela- nocyte culture. J Pharmacol Exp Ther. 1996;276:765–9.
  4. Draelos Skin lightening preparations and the hydroquinone controversy. Derma- tol Ther. 2007;20(5):308–13.
  5. Boissy RE, Visscher M, DeLong DeoxyArbutin: a novel reversible tyrosinase in- hibitor with effective in vivo skin lightening potency. Exp Dermatol. 2005;14:601–8.
  6. The Columbia Encyclopedia. 6th ed. 2015. http://www.encyclopedia.com/doc/1E1-orchid.html. Accessed 17 Jan 2016.
  7. Tadokoro T, Bonté F, Archambault JC, Cauchard JH, Neveu M, Ozawa K, et al. Whit- ening efficacy of plant extracts including orchid extracts on Japanese female skin with melasma and lentigo senilis. J Dermatol. 2010;37(6):522–30.
  8. Nijveldt RJ, van Nood E, van Hoorn DEC, Boelens PG, van Norren K, van Leeuwen Flavonoids: a review of probable mechanisms of action and potential applications. Am J Clin Nutr. 2001;74:418–25.
  9. Ververidis F, Trantas E, Douglas C, Vollmer G, Kretzschmar G, Panopoulos N. Biotech- nology of flavonoids and other phenylpropanoid-derived natural products. Part I: chemi- cal diversity, impacts on plant biology and human health. Biotechnol J. 2007;2(10):1214– 34.
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *