Những Điều Cần Biết Về Peel Hóa Chất Cho Người Có Da Tối Màu

Bài viết Những Điều Cần Biết Về Peel Hóa Chất Cho Người Có Da Tối Màu được biên dịch bởi Bs Phạm Tăng Tùng từ Sách “PEEL HÓA CHẤT VÀ CÁC THỦ THUẬT TRONG THẨM MỸ DA” của tác giả Maria Claudia Almeida Issa và Bhertha Tamura.

1. TÓM TẮT

Những bệnh nhân có da tối màu thường dễ xuất hiện biến chứng sau các thủ thuật điều trị da như la- ser và peel hóa chất vì loại da này có khả năng đáp ứng viêm cao hơn đối với những kích thích vật lí và hóa học. Trong những phản ứng không mong muốn này, nổi bật nhất là các biến chứng tăng sắc tố, giảm sắc tốt, sẹo lồi và sẹo phì đại. Nhu cầu làm đẹp của những bệnh nhân thuộc phân loại da kiểu này đang ngày càng tăng; do đó các bác sĩ da nên cập nhật kiến thức của họ trong lĩnh vực này. Đối với peel hóa chất, đều quan trọng là phải đánh giá những chất hóa học peel tốt nhất và chống chỉ định của nó, chăm sóc trước và sau thủ thuật, và những chỉ định phù hợp nhất đối với màu da tối. Trong khi ở người da trắng, peel hóa chất chủ yếu được chỉ định để điều trị lão hóa da ánh sáng, thì những người sinh ra ở châu Phi peel hóa chất thường được chỉ định điều trị nám má, tăng sắc tố sau viêm, trứng cá và giả viêm nang râu. Nhìn chung, peel nông và peel rất nông là những loại peel dung nạp tốt với người da đen; peel trung bình có thể tiến hành một cách thận trọng và peel sâu thì nên tránh vì nguy cơ mất sắc tố và sẹo rất cao. Trong số các loại peel hóa chất, những loại peel an toàn và hiệu quả với người da đen gồm peel glycolic acid, salicylic acid, retinoic acid, và dung dịch Jess- ner. Peel vật lí cũng có thể tiến hành một cách riêng biệt hoặc phối hợp với peel hóa chất.

Hình minh họa Peel da tối màu
Hình minh họa Peel da tối màu

2. NỘI DUNG

Giới thiệu

Lịch sử và khái niệm Các loại peel Salicylic acid

Glycolic acid Trichloroacetic acid Retinoic acid

Dung dịch Jessner Peel điểm (spot peel)

Chỉ định và mẹo thực hành Trứng cá và viêm nang lông râu giả Nám má

Tăng sắc tố sau viêm Lựa chọn bệnh nhân Trước khi peel

Thủ thuật peel Sau peel

Tác dụng phụ Ghi nhớ Tham khảo

3. GIỚI THIỆU

Các bác sĩ da liễu cần thiết phải biết được những điểm khác nhau ở bệnh nhân da đen và da trắng liên quan đến sinh lí học của da, giải phẫu cơ thể, quan điểm về cái đẹp, nét riêng biệt về văn hóa và mong muốn của bệnh nhân. Nhìn chung, tất cả bệnh nhân đều mong muốn có làn da trơn lán, tươi tốt, đồng đều, không có nếp nhăn và đồng nhất về màu sắc.

Dân số người da đen trên thế giới tăng lên hàng ngày. Ở Mỹ, ước tính sẽ có gần 50% dân số là người da đen vào năm 2050 (đồng thuận Mỹ 2000), và số lượng người da đen đến từ châu Phi ở anh gấp đôi giữa năm 2001 và 2011. Mặc dù phần lớn dân số thế giới là người có phân loại da tối màu nhưng đại đa số những nghiên cứu khoa học về peel hóa chất liên quan đến người da trắng (Salam 2013).

Nhu cầu sử dụng các thủ thuật thẩm mỹ ngày càng tăng dần cùng với sự ra đời của những công nghệ mới, những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả hơn, và những kĩ thuật ít xâm lấn hơn. Trong số các thủ thuật không xâm lấn thì peel hóa chất là phương pháp điều trị ít tốn thời gian, hiệu quả và giá thành thấp. Phương pháp này rất hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá, vết rạn da, nếp nhăn, sẹo và điều trị trẻ hóa da. Nhu cầu peel hóa chất ở những bệnh nhân có da tối màu cao vì họ có tỉ lệ cao những bệnh có thể được điều trị và cho kết quả tốt với peel hóa chất. Tuy nhiên, cần phải sử dụng loại hóa chất, nồng độ và kĩ thuật phù hợp để điều trị những bệnh đó vì da tối màu có nguy cơ cao xuất hiện những biến chứng tạm thời hoặc vĩnh viễn như giảm sắc tố, tăng sắc tố và tạo sẹo.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân có da tối màu (có phân loại da từ IV đến VI theo Fitzpatrick) xuất hiện tổn thương ánh sáng (nếp nhăn) muộn hơn 10-20 năm và ít nghiêm trọng hơn so với người da trắng (Rob- erts 2004). Măc khác, họ lại có nhiều rối loạn sắc tố hơn do bức xạ mặt trời. Do đó, ở người da trắng, peel chủ yếu dùng để điều trị nếp nhăn, còn những người sinh ra ở châu Phi thường tìm đến peel để điều trị nám má, tăng sắc tố sau viên, trứng cá, và viêm lỗ chân râu giả (Roberts 2004).

4. LỊCH SỬ VÀ KHÁI NIỆM

Một trong những sự kiện lịch sử đầu tiên về dùng peel hóa chất liên quan đến Cleopatra, một nữ hoàng nổi tiếng của Ai cập cổ đại thường tắm với sữa chua để điều trị da. Dù chưa có kiến thức tại thời điểm đó, thì việc điều trị này có thể liên quan đến lac- tic acid (alpha- hydroxiacid) có trong sữa. Cũng có một trường hợp được báo cáo rằng một phụ nữ châu Phi khác đã từng sử dụng muối, đá bọt, và nước tiểu để peel da (Roberts 2004).

Peel da được định nghĩa là việc gây tổn thương vật lí hoặc hóa học có kiếm soát lên các lớp bề mặt của da để kích thích tái sinh mô mới. Peel hóa chất là phương pháp điều trị rẻ, dễ tiếp cận, và có hiệu quả cao đối với da đen. Nhìn chung, peel nông và rất nông có thể dung nạp tốt ở người da đen; peel trung bình có thể tiến hành một cách thận trọng và peel sâu thì nên tránh vì nguy cơ mất sắc tố và sẹo rất cao.

Bảng 1: hóa chất peel được sử dụng ở người da đen

 

Hóa chất peel nông (từ lớp thượng bì đến lớp bì nhú trên)
Dung dịch glycolic acid 30-50% hoặc gel glycolic 70%
Dung dịch Jessner
Salicylic acid 20-30% trong ethanol
Tretinoin 1-7%
Trichloroacetic acid 10-35%
Hóa chất peel trung bình (thượng bì đến lớp bì lưới trên)
Dung dịch glycolic acid 70%
Dung dịch Jessner + Trichloroacetic 35%
Phenol 88% (không gây bít tắt)
Trichloroacetic acid 35-50%
Trichloroacetic acid 25-35% + gel glycolic 70%
Peel sâu không nên sử dụng ở bệnh nhân có phân loại da Fitzpatrick từ IV-VI

 (Salem    2013;    Davis    và    Callender 2011).

Có nhiều nghiên cứu về peel hóa chất ở người da đen đã báo cáo về việc sử dụng glycolic acid cho kết quả tốt và an toàn. Ngoài ra cũng có những báo cáo cho kết quả tốt khi khi sử dụng TCA 10-20%, và dung dịch Jessner + TCA 15%, với dung dịch lactic acid và dung dịch salicylic acid 20-30% (Al-Waiz và Al-Sharqi 2002;

Sarkar 2012; Khunger 2004). Grimes (1999) đã tiến hành một nghiên cứu về sử dụng peel salicylic acid 20-30% cho những bệnh nhân có da đen. Ng- hiên cứu đưa ra đánh giá điều trị có hiệu quả tốt đối với nám má, nhưng khoảng 16% bệnh nhân xuất hiện tác dụng không mong muốn tạm thời và được giải quyết trong 7-14 ngày.

Sarkar và cộng sự (2012) đã đề xuất kết hợp mandelic acid với salicylic acid trong cùng một công thức peel cho da tối màu vì họ cho rằng sự phối hợp này làm tăng hiệu quả điều trị và làm giảm tác dụng phụ. Những tác giả này cũng ủng hộ sử dụng peel da bằng phytic acid. Không phụ thuộc vào loại peel được dùng để điều trị nám má ở người da tối màu, tỉ lệ tái phát ở những người này là rất cao; do đó cần phải peel nhiều đợt và sử dụng chất làm trắng thường xuyên.

Những loại peel hiệu quả trong y văn sử dụng cho người có da tối màu được mô tả trong bảng 1 (Salam 2013; Roberts 2004; Been và Mangat 2014; Rullan và Karam 2010).

5. CÁC LOẠI PEEL

5.1. Salicylic acid

Salicylic acid là một loại be-ta-hydroxy acid tan trong dầu, chất này có thể lột được các lớp nông bề mặt da nhờ tác dụng ly sừng và tiêu nhân mụn. Acid này cũng có thể được sử dụng phối hợp với các loại peel khác nhằm làm tăng khả năng thấm của chất peel thứ 2 đó. Thường thì chúng ta sử dụng dung dịch salicylic acid 20-30% trong dung môi nước- cồn (hydroalcohol). Peel salicylic acid chỉ định tốt trong điều trị trứng cá đối với cả tổn thương có viêm và không viêm, cũng như các tổn thương tăng sắc tố sau viêm. Ngoài ra còn được chỉ định trong các loại tăng sắc tố sau viêm khác như nám má và dày sừng sắc tố. Quá trình peel sẽ gây cảm giác bỏng rát nhưng ở mức bệnh nhân chấp nhận được. Điểm cuối lâm sàng trong peel salicylic acid là sự xuất hiện đỏ da đồng nhất và lớp kết tủa trắng trên bề mặt. Trong peel này không cần phải trung hòa acid sau peel mà chỉ cần đắp khăn lạnh để làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Trong quá trình thủ thuật bệnh nhân có thể ho và hắt hơi (Salam 2013; Roberts 2004; Grimes 1999).

5.2. Glycolic acid

Đây là một loại alpha-hydrox- iacid và giống như những hợp chất khác trong cùng nhóm như lactic, cit- ric, mandelic, malic và tartaric acid thì peel glycolic acid có khả năng gây li giải thượng bì trong vòng vài phút sau khi bôi, từ đó kích thích lột da và giảm melamin thượng bì. Điểm cuối lâm sàng trong peel này đạt được khi xuất hiện đỏ da đồng nhất (thấy rõ hơn ở bệnh nhân da trắng), hoặc khi có điểm frost (kết tủa màu trắng của protein bề mặt do ly giải thượng bì) đầu tiên. Đo đó, thời điểm trung hòa acid tốt nhất là 2-3 phút sau khi bôi acid. Nên trung hòa acid với dung dịch sodium bicarbonate 1% hoặc với dung dịch saline, hoặc với nước. Tác dụng của peel da bằng glycolic acid phụ thuộc vào thời gian peel. Nồng độ acid được dùng từ 10% đến 70% (Roberts 2004).

Peel glycolic acid được chỉ định trong điều trị mụn nhờ chứa các thành phần chống viêm và tác dụng diệt vi khuẩn P. acnes. Sau khi peel glycolic acid da sẽ giảm tổn thương mụn (nhân mụn, sẩn, mụn mủ) cũng như giảm sắc tố da. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng peel glycolic acid ở nồng độ 70% có thể đẩy nhân mụn và mụn mủ ra trong vòng vài phút (Salam 2013). Loại peel này ít có hiệu quả trong điều trị nám nông và nám hỗn hợp và tăng sắc tố sau viêm. Khi peel glycolic acid một số nhỏ bệnh nhân có nguy cơ cao hơn bị kích ứng, giảm sắc tố và tăng sắc tố sau peel. Để giảm kích ứng da, nên sử dụng glycolic ở dạng gel hơn là dạng dung dịch và sử dụng chất đệm có pH cao hơn. pH của acid khi chưa đệm từ 0.08 đến 2.75. pH thấp hơn 2 làm tăng chỉ số hoại tử và tăng phá hủy tế bào sừng. Và ngưỡng pH này làm tăng tỉ lệ biến chứng mà không làm tăng hiệu quả điều trị. Do đó, chúng tôi khuyến cáo sử dụng những sản phẩm đệm hoặc ít nhất là đệm một phần (Roberts 2004).

5.3. Trichloroacetic acid

Loại acid này làm biến tính protein, gây hoại tử đông và giết chết tế bào. Mức độ hoại tử phụ thuộc vào nồng độ và số lớp acid được bôi. Chúng ta gần như không thể trung hòa acid này vì protein bị biến tính được quan sát thấy chỉ trong vài giây. Trên lâm sàng sự biến tính của protein được biểu hiện bởi sự xuất hiện của các vùng màu trắng được gọi là “frost- ing”. Tùy thuộc vào độ sâu của peel, mà những vùng màu trắng-sám với các mức độ khác nhau xuất hiện trên nền da đỏ. Đối với da tối màu thì không mong muốn có sự xuất hiện của lớp frost do đó khuyến cáo dùng trichloro- acetic acid có nồng độ dưới 25%. Peel với trichloroacetic acid rất đau và có cảm giác bỏng rát nặng (Salam 2013; Roberts 2004).

Al-Waiz và Al-Sharqi (2002) đã tiến hành một nghiên cứu trong đó người ta peel dung dịch Jessner ngay lập tức sau khi peel bằng TCA 35% để điều trị sẹo trứng cá ở 15 bệnh nhân da tối màu. Nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện rõ rệt (loại bỏ được hơn 75% tổn thương) ở 1 bệnh nhân, cải thiện ở mức độ trung bình (loại bỏ được 51- 75% tổn thương) ở 8 bệnh nhân và cải thiện mức độ nhẹ (26-50%) ở 4 bệnh nhân, cải thiện rất ít (1-25%) ở 1 bệnh nhân và có 1 bệnh nhân không đáp ứng. Chín bệnh nhân (73,4%) xuất hiện tăng sắc tố sau viêm thoáng qua. Hai trong số họ xuất hiện đỏ da sau đó và kéo dài hơn 1 tháng. Tất cả bệnh nhân phục hồi hoàn toàn sau 3 tháng làm thủ thuật. Vì hiệu quả tương đối thấp và nguy cơ lại khá cao nên chúng tôi khuyến cáo không nên peel trichloroacetic ở bệnh nhân da tối màu.

5.4. Retinoic acid

Vitamin A có tác dụng kích thích sản sinh collagen. Nồng độ ret- inoic acid trong peel từ 1% đến 9%. Acid này được bôi như đắp mặt nạ da và giữ trên da mặt từ 4 đến 8h. Sau khoảng thời gian này thì nên dùng sữa rửa mặt để loại bỏ acid trên mặt (Salam 2013). Sau 3-4 ngày vảy bắt đầu tróc và kéo dài trong 2 đến 3 ngày. Cách này hiệu quả trong điều trị mụn, rối loạn sắc tố và giúp trẻ hóa da. Peel này rất an toàn đối với người có phân loại da tối màu và không gây khó chịu trong quá trình tiến hành thủ thuật. Dung dịch retinoic acid có màu vàng canary, nhưng thường được trộn với dung môi có màu để tạo thành dung dịch có tính thẩm mỹ cho phép bệnh nhân ra khỏi phòng khám ngay khi xong thủ thuật (hình 1).

Hình 1: peel retinoic acid trong dung môi màu
Hình 1: peel retinoic acid trong dung môi
màu

5.5. Dung dịch Jessner

Dung dịch Jessner chứa lactic acid, salicylic acid, và resorcinol. Dung dịch này có tác dụng tốt khi peel nông hoặc phối hợp với các loại peel khác. Ưu điểm lớn nhất của loại peel này là tác dụng đồng vận của 3 thành phần có khả năng li sừng. Dung dịch này có hoạt tính làm trắng nhờ vào resorci- nol, và nhờ trong thành phần có chứa phenol (Roberts 2004). Tuy nhiên, cần phải chăm sóc cẩn thận và lưu ý khi sử dụng loại peel này ở bệnh nhân có phân loại da V và VI vì resorcinol có thể làm mất sắc tố ở những bệnh nhân này. Điểm cuối lâm sàng trong peel dung dịch Jessner là xuất hiện đỏ da đồng nhất kèm với đốm trắng (tương tự như peel salicylic acid) nhưng chưa tới mức xuất hiện frosting. Không cần phải trung hòa khi peel dung dịch này. Khi peel bệnh nhân sẽ có cảm giác bỏng rát, nếu phản ứng quá mức xảy ra thì nên ngưng peel ngay (hình 2).

Hình 2: peel điểm bằng dung dịch Jessner
Hình 2: peel điểm bằng dung dịch Jessner

5.6. Peel điểm

Trong một vài trường hợp chúng ta có thể peel tập trung tại một vị trí. Trong trường hợp này chúng ta chỉ bôi hóa chất lên một vùng nhỏ tại chỗ và giữ cho những vùng da xung quanh không bị tổn thương. Đây là phương pháp rất hữu ích trong điều trị các chấn thương tại chỗ, như tăng sắc tố, đốm nâu ánh sáng, dày sừng tuyến bã, mụn viêm, hoặc sẹo mụn (Burns 1997). Hóa chất peel được sử dụng nhiều nhất cho mục đích này là sali- cylic acid (20-30%), dung dịch Jessner và TCA (20-30%). Ta cũng có thể phối hợp 2 loại hóa chất khác nhau, trong đó một hóa chất để peel điểm và một loại hóa chất khác để peel phần còn lại của khuôn mặt. Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng một loại hóa chất với nhiều nồng độ khác nhau, sử dụng nồng độ cao hơn ở vị trí peel điểm và nồng độ thấp hơn trên phần còn lại của khuôn mặt (Salam 2013; Roberts 2004; Al-Waiz và Al-Sharqi 2002).

Chun và cộng sự (2004) đã báo cáo những trường hợp thành công khi điều trị peel TCA (10-65%) cho những tổn thương sắc tố (đốm nâu ánh sáng, nám má, tàn nhang) ở những bệnh nhân có phân loại da từ IV-VI. Điều trị dày sừng tuyến bã và đốn nâu cho kết quả tốt nhất, và điều trị nám má có tỉ lệ tái phát cao hơn. Hóa chất được bôi bằng cách dùng tăm đặt một áp lực vào tổn thương. Rất ngạc nhiên, không có tác dụng phụ nặng được báo cáo khi sử dụng ở nồng độ cao hơn.

6. CHỈ ĐỊNH VÀ MẸO THỰC HÀNH

6.1. Mụn trứng cá và viêm giả nang lông vùng râu

Peel điều trị mụn và viêm giả nang lông vùng râu được chỉ định dựa vào khả năng ly sừng, kháng viêm và làm sáng da của những thành phần của chất peel. Peel hóa chất trong điều trị trứng cá là lựa chọn tốt vì phương pháp này không chỉ giúp giải quyết những mụn viêm mà còn giải quyết luôn tình trạng tăng sắc tố sau viêm.

Nếu không có tổn thương viêm, có thể tiến hành peel kim cương hoặc tinh thể vật lí trước khi peel hóa học. Chúng ta có thể phối sử dụng phối hợp (peel vật lí + hóa học) với salicylic acid 20% hoặc dung dịch Jessner.

Một lựa chọn điều trị khác là bôi salicylic acid ở nồng độ cao hơn (30%) lên từng mụn viêm.

Thêm một phương án nữa là peel dung dịch retinoic acid dưới 7% và lưu lại trên da từ 4-6 tiếng.

Peel alpha-hydroxyacid được báo cáo là một lựa chọn điều trị tốt; tuy nhiên cần phải tiến hành trung hòa sau peel do đó, người lựa chọn phương pháp này nên là những bác sĩ đã có kinh nghiệm tốt.

6.2. Nám má

Nám má là một trong những bệnh phổ biến đối với bệnh nhân ở châu Phi. Tỉ lệ bệnh này lớn nhất là ở những người có phân loại da IV đến VI theo phân loại của Fitzpatrick, chủ yếu là người châu Phi, người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha và người châu Á.

Dung dịch Jessner được chỉ định dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các loại peel khác.

Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong phương phương pháp peel gọi là Cimel, và ưa chuộng sử dụng công thức Cimel điều chỉnh gồm chứa 3% hydroquinone, 3% kojic acid, 3% ret- inoic acid, 3% lactic acid, 9% salicylic acid, 3% ascorbic acid, và 1% trong thành phần gel kem đệm.

Một lựa chọn khác là peel đệm glycolic acid (70%) riêng lẻ hoặc phối hợp với retinoic acid 3-7%.

6.3. Tăng sắc tố sau viêm

Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm điều trị vấn đề này bằng cách sử dụng peel nông phối hợp giữa salicylic acid với retinoic acid.

Khuyến khích sử dụng những chất làm trắng và chống nắng hằng ngày ở nhà.

Bảng 2 và 3 đưa ra mức độ bằng chứng và độ mạnh của khuyến cáo đối với rất nhiều chất peel khác nhau đối với da màu dựa vào những y văn hiện nay (Roberts 2004; Sarkar 2012; Rul- lan và Karam 2010).

Bảng 2: Mức độ bằng chứng và độ mạnh khuyến cáo đối với các hóa chất peel khác nhau cho người da màu.

Peel glycolic acid II-I A
Dung dịch Jessner II-iii B
Peel lactic acid II-iii B
Peel phytic acid III C
Peel pyruvic acid III C
Peel salicylic acid II-iii B
Peel trichloroacetic acid II-iii B

Bảng 3: Mức độ chứng cứ trong phân loại các thử nghiệm lâm sàng của Lực lượng phòng ngừa dịch vụ đặc biệt Hoa Kỳ (USPSTF)

Mức độ chứng cứ
I chứng cứ thu được từ ít nhất một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được thiết kế một cách hợp lí
II-i chứng cứ thu được từ một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng được thiết kế rất tốt nhưng không ngẫu nhiên
II-ii chứng cứ thu được từ một nghiên cứu cohort hoặc nghiên cứu phân tích trường hợp có đối chứng, loại nghiên cứu đa trung tâm.
II-iii chứng cứ thu được từ quan sát chuối thời gian có hay không có sự can thiệp; kết quả khác biệt trong thử nghiệm không đối chứng cũng có thể được phân loại ở mức độ này.
III ý kiến của những tác giả có uy tín dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, nghiên cứu mô tả hoặc báo cáo của các hội đồng chuyên da.
IV không đủ chứng cứ do lỗi phương pháp nghiên cứu (ví dụ: kích thước đơn giản, hoặc độ dài theo dõi khoog đủ hoặc mâu thuẫn bằng chứng)
Độ mạnh khuyến cáo
A có chứng cứ mạnh ủng hộ việc sử dụng thủ thuật
B có chứng cứ trung bình ủng hộ việc sử dụng thủ thuật
C có chứng cứ yếu ủng hộ việc sử dụng thủ thuật
D có chứng cứ trung bình phản đối việc sử dụng thủ thuật
E có chứng cứ mạnh phản đối việc sử dụng thủ thuật.

 

7. LỰA CHỌN BỆNH NHÂN

Bệnh nhân cần phải hợp tác và cần hiểu toàn bộ những bước tiến hành thủ thuật bao gồm chăm sóc trước và sau thủ thuật. Toàn bộ lợi ích và tác dụng phụ, cũng như hạn chế của thủ thuật nên được giải thích kĩ cho bệnh nhân để tránh những kì vọng không thực tế từ bệnh nhân (Roberts 2004; Rullan và Karam 2010).

Bác sĩ nên lưu ý hoặc không chỉ định peel hóa chất ở những bệnh nhân có da tối màu, những người có tiền sử gia đình có sẹo phì đại hoặc sẹo lồi. Peel hóa chất không phải là chỉ định tốt đối với những bệnh như viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, trứng cá đỏ, da nhạy cảm, bạch biến, và vảy nến. Những người hút thuốc có thời gian hồi phục da chậm. Chống chỉ định ở những bệnh nhân đã xạ trị, có phẫu thuật và sử dụng retinoid uống gần đây vì ảnh hưởng đến quá trình biến chuyển collagen. Peel được tiến hành 6-12 tháng sau khi ngưng dùng reti- noid đường uống để tránh ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương của da. Cần hỏi kĩ bệnh nhân xem họ có đang dùng thuốc nhạy cảm ánh sáng (cy- clins, amiodarone, thiazides, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, NSAIDs) không vì có thể làm tăng sắc tố sau thủ thuật (Salam 2013; Roberts 2004; Rullan và Karam 2010).

8. TRƯỚC KHI PEEL

Bệnh nhân nên được khuyên sử dụng chống nắng và chất làm trắng như hydroquinone, retinoic acid, gly- colic acid, hoặc bộ ba phối hợp hydro- quinone+retinoic acid+ corticosteroid (công thức Kligman) với mục đích chuẩn bị da trước peel trong ít nhất 2 tuần trước thủ thuật. Những sản phẩm này có thể ngưng 3 ngày trước thủ thuật. Không nên tẩy da chết và triệt lông trong vòng 7 ngày trước thủ thuật. Việc tuân thủ những lời khuyên trên sẽ làm giảm biến chứng đặc biệt là rối loạn sắc tố sau viêm. Nếu bệnh nhân có lịch sử tái phát bệnh herpes thì nên dự phòng cho bệnh nhân với thuốc kháng virus, như valacyclovir 500mg- 12/12 h trong 5 ngày, bắt đầu từ 2 ngày trước khi điều trị. Bệnh nhân cần kí xác nhận vào phiếu đồng ý, trong phiếu phải ghi rõ lợi ích và những nguy cơ của thủ thuật. Chụp ảnh trước và sau điều trị là công cụ hữu ích để đánh giá kết quả, tránh những phàn nàn có thể về thủ thuật.

9. THỦ THUẬT PEEL

Nên lựa chọn peel theo chỉ định. Tuy nhiên, vì nhiều loại peel nông có thể mang lại hiệu quả lâm sàng tương tự nhau, bác sĩ nên lựa chọn loại peel mà họ có nhiều kinh nghiệm sử dụng hơn để tránh tác dụng phụ. Chúng tôi khuyến cáo sử dụng tất cả những loại peel đã được đề cập đến trước đó, ngoại trừ trichloroacetic acid, và phải nhớ rằng không khuyến cáo sử dụng peel sâu đối với người có phân loại da mức V và VI.

Đầu tiên, da phải được rửa sạch để tẩy trang, loại bỏ kem chống nắng, mỹ phẩm và tẩy nhờn da nhằm chuẩn bị cho quá trình bôi hóa chất. Bệnh nhân nên rửa mặt với xà phòng hoặc sửa rữa mặt không chứa xà phòng và nước, sau đó tẩy toàn bộ những phần cặn còn lại bằng gạc thấm cồn, acetone hoặc Hoffman lỏng, di chuyển gạc liên tục, mạnh cho đến khi da sạch và hết nhờn. Tùy thuộc và số lần chùi và lực tay, bước này cũng có thể giúp loại bỏ lớp tế bào rất nông của lớp sừng. Điều này giúp hóa chất peel có thể thấm đồng nhất vào da.

Để tránh gây viêm vùng quanh mắt, mũi hoặc môi, nên bôi petrola- tum hoặc các loại kem khác ở vùng này trước thủ thuật, chủ yếu là trong peel salicylic acid. Trong quá trình peel nên trùm tóc bằng mủ trùm tóc.

Có thể chuẩn bị hóa chất peel trong các loại dung môi khác nhau và được bôi theo cách tùy thuộc vào sở thích của người bác sĩ như bôi bằng tay đeo găng, tăm bông, vật làm bằng gỗ (như tăm và que đè lưỡi). Với dung môi đặc có thể bôi bằng găng. Hầu hết các công thức được chuẩn bị trong dung môi là nước hoặc dạng cồn-nước, do đó tăm bông và gạc thường được sử dụng để bôi hơn. Khi peel, nên chia mặt thành các vùng giải phẫu và bắt đầu bôi ở vùng trán, đến vùng má và mũi, cuối cùng là vùng cằm.

Như chúng ta đã biết, độ sâu của peel và mức độ đáp ứng viêm phụ thuộc vào nồng độ của hóa chất; thể tích bôi (số lượt bôi); áp lực đè lên da khi rửa mặt và khi peel; và khoảng thời gian da tiếp xúc với hóa chất peel, chủ yếu trong trường hợp cần trung hòa để ngưng tác dụng của hóa chất. Thủ thuật peel càng mạnh càng gây viêm nhiều và có thể khiến da chậm phục hồi từ đó gây nguy hiểm đối với những bệnh nhân có da tối màu. Tùy theo mức độ dung nạp của bệnh nhân, những lần peel tiếp theo có thể mạnh hơn và có thể test trước trên một vùng da nhỏ ở vị trí che khuất (vùng sau dái tai). Một điều cần lưu ý là nên tăng khoảng cách thời gian giữa các lần peel đối với những người da đen để hạn chế biến chứng. Cần đặc biệt lưu ý đối với những vùng ngoài mặt là những nơi có ít đơn vị nang lông- tuyến bã, tỉ lệ phục hồi thấp và nguy cơ tác dụng phụ cao (Roberts 2004).

10. SAU PEEL

Bệnh nhân nên dùng kem dưỡng ẩm, làm dịu da, thúc đẩy lành vết thương ngay và trong 1 vài giờ sau khi tiến hành thủ thuật, và rửa nước ấm vài lần mỗi ngày. Đối với da dầu dễ bị mụn thì nên sử dụng dưỡng ẩm không có chất sinh còi mụn, không chứa dầu (oil-free and noncomedo- genic). Bôi corticosteroid ở những vùng da viêm hoặc đỏ kéo dài để giảm nguy cơ rối loạn sắc tố sau viêm. Dùng chống nắng là bắt buộc. Nhìn chung, bệnh nhân có thể trở lại với những chăm sóc da hàng ngày sau 7 ngày từ ngày điều trị. Cũng ở thời gian này, bác sĩ da nên đánh giá lại bệnh nhân và cho bệnh nhân sử dụng các chất làm trắng.

11. TÁC DỤNG PHỤ

Kể cả peel nông cũng có thể để lại sẹo hoặc giảm sắc tố ở những bệnh nhân có da dễ tổn thương. Đỏ da và tăng sắc tố là những tác dụng phụ phổ biến nhất và thỉnh thoảng gây khó khăn trong điều trị chúng. Ngay khi phát hiện đỏ da kéo dài nên sử dụng corticoid mạnh càng sớm càng tốt (Salam 2013).

Phản ứng dị ứng nếu xảy ra cũng có thể được điều trị bằng corticosteroid bôi.

Mụn và phát ban dạng mụn cũng có thể được điều trị bằng các thuốc điều trị thông thường (có thể làm giảm tình trạng mụn bằng cách lấy còi mụn trước khi tiến hành peel).

Nhiễm nấm và vi khuẩn rất hiếm khi xảy ra và có thể dự phòng bằng cách chăm sóc và giữ vệ sinh; với herpes có thể được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus ở những bệnh nhân đã được lựa chọn.

  • Peel bằng salicylic acid và dung dịch Jessner không chỉ là chỉ định tốt để điều trị tổn thương trứng cá viêm mà còn trong điều trị tăng sắc tố sau viêm.
  • Những lựa chọn điều trị khác cho mụn trứng cá gồm retinoic acid và glycolic
  • Bác sĩ cần phải hết sức lưu ý khi peel glycolic acid ở bệnh nhân da tối màu vì peel chất này cần phải tiến hành trung hòa để ngưng tác dụng của

12. GHI NHỚ

  • Bác sĩ da liễu cần thiết phải biết những đặc tính riêng biệt của da đen, giải phẫu ở những bệnh nhân này, ngoài ra còn phải nắm về tiêu chuẩn của cái đẹp, văn hóa riêng biệt và mong muốn của bệnh nhân.
  • Trong khi peel hóa chất ở hầu hết người da trắng là để điều trị lão hóa da ánh sáng, nếp nhăn nhỏ thì ở người da đen peel đa số dùng để giải quyết những vấn đề về nám, tăng sắc tố sau viêm, mụn trứng cá, và viêm giả nang lông ở vùng râu.
  • Điều quan trọng là cần phải hiệu chỉnh những kĩ thuật peel hóa chất đối với những người có phân loại da cao hơn, vì da đen có nguy cơ cao bị tác dụng phụ của peel như giảm sắc tố, tăng sắc tố và sẹo.
  • Những loại peel hiệu quả đối với da tối mà là peel glycolic acid, sal- icylic acid, retinoic acid và dung địch Những kĩ thuật thuật hiệu quả là peel điểm và peel phối hợp.
  • Peel hóa chất là lựa chọn mang lại hiệu quả tốt khi điều trị trứng cá ở bệnh nhân da tối màu.
  • Peel điểm có thể được sử dụng đối với những tổn thương khu trú. Phối hợp peel phổ biến nhất cho mục đích này là salicylic acid (20-30%), dung dịch Jessner và TCA (20-30%).
  • Peel dung dịch Jessner có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc phối hợp để điều trị nám má.
  • Một lựa chọn khác để điều trị nám má được gọi là Cimel (kiểm tra thành phần trong mục CHỈ ĐỊNH và TIPS).
  • Peel salicylic acid + peel reti- noic acid là lựa chọn tốt để peel tăng sắc tố sau viêm ở bệnh nhân da tối màu. Cần phải hết sức cẩn thận khi peel trung bình và không nên peel sâu ở bệnh nhân có da tối màu.

Để đạt được kết quả tốt và tránh biến chứng, bệnh nhân có thể điều trị hàng ngày ở nhà bằng những chất làm trắng và chống nắng (hóa học hoặc vật lí) trước khi tiến hành điều trị

13. THAM KHẢO

  1. Al-Waiz MM, Al-Sharqi AI. Me- dium-depth chemical peels in the treatment of acne scars in dark- skinned individuals. Dermatol Surg. 2002;28(5):383–7.
  2. Been MJ, Mangat DS. Laser and face peel procedures in non-Cauca- sians. Facial Plast Surg Clin North Am. 2014;22(3):447–52.
  3. Burns RL, Prevost-Blank PL, Lawry MA, Lawry TB, Faria DT, Fiv- enson DP. Glycolic acid peels for post inflam- matory hyperpigmentation in black patients. A compar- ative study. Dermatol Surg. 1997;23(3):171–4; dis- cussion 175.
  4. Chun EY, Lee JB, Lee KH. Focal trichloroacetic acid peel method for be- nign pigmented lesions in dark-skinned patients. Dermatol Surg. 2004;30(4 Pt 1):512–6; dis- cussion 516.
  5. Davis EC, Callender VD. Aesthet- ic dermatology for aging ethnic skin. Dermatol Surg. 2011;37(7):901–17.
  6. Grimes PE. The safety and effica- cy of salicylic acid chem- ical peels in darker racial-ethnic groups. Dermatol Surg. 1999;25(1):18–22.
  7. Khunger N, Sarkar R, Jain RK. Tretinoin peels versus glycolic acid peels in the treatment of Melasma in dark- skinned patients. Dermatol Surg. 2004; 30(5):756–60.
  8. Roberts WE. Chemical peeling in ethnic/dark skin.
  9. DermatoTher. 2004;17(2):196–
  10. Facial Plast Surg Clin North Am. 2010;18(1):111–31.
  11. Salam A, Dadzie OE, Galadari
  12. H. Chemical peeling in ethnic skin: an update. Br J Dermatol. 2013;169 Suppl 3:82–90.
  13. Sarkar R, Bansal S, Garg VK. Chemical peels for melasma in dark- skinned patients. J Cutan Aesthet Surg. 2012; 5(4):247–53.205
  14. Rullan P, Karam AM. Chemical peels for darker skin types.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *