Bệnh lang ben là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, có lây không?

Lang ben là một bệnh da liễu rất phổ biến ở nước ta. Vậy bệnh lang ben là gì, nguyên nhân và biểu hiện của bệnh như thế nào, cách điều trị ra sao, … chúng ta sẽ cùng Tạp chí da liễu tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Bệnh lang ben là gì?

Lang ben là một bệnh lý nhiễm khuẩn ngoài da do một loại nấm gây ra. Bệnh lang ben không gây tổn thương sâu nên không gây hại cho cơ thể. Nhưng ngược lại bệnh này lại gây ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ của người bệnh khiến họ tự ti hơn. Lang ben là trạng thái đã xuất hiện những đốm hoặc mảng da thay đổi màu sắc thành màu trắng hoặc nâu, có tính chất lây lan và khó kiểm soát.

Lang ben thường xuất hiện bắt đầu từ một chấm hoặc nốt nhỏ, sau đó lan rộng và biểu hiện bệnh ở một diện tích da rộng. Do đó việc phát hiện và điều trị sớm rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân bị lang ben.

Lang ben trắng
Lang ben trắng

Nguyên nhân gây bệnh lang ben

Tác nhân gây bệnh: lang ben là bệnh gây ra bởi một loại nấm men có tên khoa học là Pityrosporum Ovale . Đây là một loại nấm sống ký sinh trên da, phát triển tốt trong môi trường nóng ẩm và nhất là ở những người vệ sinh da không tốt. Nấm Pityrosporum Ovale phát triển rất nhanh và sinh sản không kiểm soát trên da. Khi lượng nấm đủ nhiều sẽ làm xuất hiện các vết lang ben.

Yếu tố thuận lợi gây bệnh: bệnh lang ben thường gặp nhiều hơn ở những trường hợp như sau:

Người có cơ địa da dầu nhờn, tiết nhiều mồ hôi nhất là trong những mùa nóng, ẩm.

Người có rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (hay gặp hơn ở nữ giới). Sự thay đổi này dễ gây nên sự giảm sức đề kháng ngoài da làm cho da yếu hơn, dễ bị tổn thương hơn khi nấm tấn công.

Những người sống trong môi trường không sạch sẽ, nóng ẩm nhiều: đây chính là môi trường thuận lợi cho nấm sinh sản, phát triển và gây bệnh.

Những người bị bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS thì nguy cơ cao nhiễm các loại nấm trong đó có nấm gây lang ben.

Các triệu chứng của bệnh lang ben

Lang ben là một bệnh rất điển hình nên triệu chứng cũng rất rõ ràng và đặc hiệu. Thường có hai loại lang ben là lang ben trắnglang ben đỏ. Biểu hiệu chung của những bệnh nhân bị lang ben là sự xuất hiện những nốt hoặc mảng tổn thương với đặc điểm:

Thường xuất hiện đầu tiên ở phần trên của cơ thể như ở mặt, cổ, ngực, … sau đó theo thời gian sẽ lan rộng và lây lan ra khắp toàn cơ thể, tay chân, …

Tính chất của chấm, nốt, mảng tổn thương: tổn thương không đồng đều về kích thước. Màu sắc cũng đa dạng, hay gặp nhất là màu trắng, ngoài ra có thể gặp màu nâu hay màu hồng, thậm chí là màu đen bẩn, … các tổn thương thường có hình tròn, bầu dục lúc ban đầu rồi sau đó lan rộng thành những mảnh có hình thù đa dạng khác nhau. Ở bề mặt và trung tâm của vùng tổn thương thường có những tinh thể gồ lên bề mặt có thể cạo bỏ nhưng sau đó sẽ nhanh xuất hiện trở lại.

Tổn thương thường tự thuyên giảm khi thời tiết mát mẻ, môi trường sạch sẽ. Và ngược lại bệnh tiến triển nhanh khi thời tiết nóng ẩm, bụi bẩn, … luôn có sự giảm rồi lại tái đi tái lại nhiều lần khó điều trị dứt điểm.

Các tổn thương lang ben thường không gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, rất ít khi gây đau hay ngứa cho bệnh nhân. Do đó bệnh nhân chỉ bắt đầu đến gặp bác sĩ để khám và điều trị khi có sự ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ của cơ thể.

Bệnh nhân lang ben đỏ
Bệnh nhân lang ben đỏ

Bệnh lang ben có lây không?

Bệnh lang ben do nấm Pityrosporum Ovale gây nên. Bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác trực tiếp hoặc gián tiếp qua khăn lau, giường chiếu… Ngoài ra, bệnh còn có yếu tố di truyền, tức là nếu cha mẹ bị bệnh thì con cái cũng dễ bị bệnh.

Những bệnh cần phân biệt với bệnh lang ben

Lang ben là một bệnh da liễu phổ biến. Nhưng chỉ với triệu chứng là các tổn thương đặc hiệu trên da thì chúng ta vẫn cần lưu ý phân biệt lang ben với các bệnh cũng có tổn thương gần tương tự như:

Bệnh hắc lào: hắc lào là một bệnh có tổn thương gần như giống với lang ben nên việc phân biệt hai bệnh này không phải dễ dàng. Nhưng những tổn thương của bệnh hắc lào có một số đặc điểm riêng sau: tổn thương  thường xuất hiện ở những vùng vệ sinh kém và hay tụ mồ hôi như vùng bẹn, cổ, các nếp trên mặt. Các dát tổn thương có hình bầu dục có rìa sắc, bên trong thường có màu hồng hoặc đỏ. Đặc biệt lang ben thường làm cho người bệnh bị ngứa nhiều, nhất là khi thời tiết nóng ẩm gây đổ nhiều mồ hôi. Chính triệu chứng ngứa là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai bệnh này. Để chắc chắn nhất thì có thể xét nghiệm mẫu tổn thương da để tìm ra tác nhân gây bệnh. Đối với hắc lào thì tác nhân gây bệnh là một loại vi nấm có tên là Dermatophytes.

Bệnh bạch biến: bệnh bạch biến không phải là một bệnh lý da liễu do nấm gây ra, đây chỉ là tình trạng mất sắc tố Melanin làm giảm hoặc mất sắc tố da. Bệnh bạch biến cũng có biểu hiện vùng da tổn thương có màu trắng. Nhưng thường trơn chứ không có vảy nhỏ trên bề mặt như lang ben. Bạch biến không gây ngứa và khó chịu gì cho người bệnh. Mặt khác, bệnh bạch biến có khả năng lan rộng nhanh hơn lang ben, mảng tổn thương cũng có diện tích rộng hơn. Bệnh bạch biến thường khó điều trị hơn lang ben rất nhiều.

Phân biệt lang ben và bạch biến
Phân biệt lang ben và bạch biến

Bệnh chàm khô: tổn thương trong chàm khô thường có kích thước nhỏ hơn ở bệnh lang ben( 1-2 cm). Trên bề mặt tổn thương thường có nhiều phấn hơn lang ben, không ngứa. Tổn thương gặp nhiều ở tay, mặt, cổ,… tổn thương chàm thường có xu hướng tập trung lại và ít lây lan hơn bệnh lang ben.

Bệnh vảy phấn hồng Gibert: tổn thương vảy phấn hồng Gibert thường có bờ xung quanh gồ cao, vùng trung tâm lại lõm xuống màu hồng, ở trung tâm thường có phấn hồng trên bề mặt tổn thương, nhưng nếu cạo có thể để lại bề mặt hồng ướt, sau một thời gian lại có sự tái tạo phấn hồng phủ lại trên bề mặt. Bệnh có thể gây ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân. ở bệnh vảy phấn hồng Gibert  thì tổn thương thường tập trung nhiều ở vùng tay, chân đặc biệt là đùi chứng ít khi gặp ở cổ và mặt như lang ben.

Bệnh phong thể 1: ở những bệnh nhân mắc bệnh phong thể 1 thì tại vùng tổn thương bệnh nhân hoàn toàn không còn cảm giác kể cả cảm giác đau khi bị kích thích. Tổn thương cũng là các dát trắng nhưng ít khi có phấn trắng trên bề mặt, không cạo được phấn trắng trên bề mặt.

Bệnh giang mai thời kỳ II: bệnh giang mai có nhiều giai đoạn nhưng cần phân biệt với lang ben thì chỉ có thời kì II là có sự tương tự về mặt tổn thương. Để phân biệt 2 bệnh này thường dựa vào các tổn thương kèm theo ở vị trí khác. Giang mai thường có nhiều yếu tố nguy cơ và biểu hiện ở các bộ phận sinh dục. Kết quả xét nghiệm phát hiện giang mai là tiêu chuẩn vàng để phân biệt 2 bệnh này.

Phân biệt bệnh Lang ben đỏ và bệnh Hắc lào
Phân biệt bệnh Lang ben đỏ và bệnh Hắc lào

Điều trị bệnh lang ben như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, lang ben là một bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần. Do vậy việc điều trị lang ben không hề dễ dàng. Việc điều trị phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn, mức độ tổn thương ít hay nhiều,… mà có những phương pháp điều khác nhau.

Đối với những tổn thương lang ben phát hiện sớm, diện tích tổn thương nhỏ: thường sử dụng các loại thuốc hoặc giải pháp điều trị tại chỗ. Bệnh nhân có thể tắm và vệ sinh cơ thể bằng các loại sữa tắm trị lang ben như: Vinatid, Cetaphil. Việc vệ sinh cơ thể phải thực hiện hằng ngày và kỹ càng. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân nên dùng kết hợp thêm các loại thuốc bôi chống nấm ngoài da đặc trị lang ben như: Ketoconazole, itraconazole, Nizoral, …

Đối với những tổn thương lang ben lâu ngày, tổn thương lan rộng nhiều nơi trên cơ thể thì phải kết hợp cả điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Phương pháp điều trị tại chỗ tương tự như trên. Còn điều trị toàn thân bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc như: Ciclopirox, Fluconazole, Selenium Sulfit, Clotrimazole, Miconazole, Terbinafine, …

Tuy nhiên, đối với lang ben ở trẻ sơ sinh thường sử dụng các thuốc bôi đặc trị nấm Malassezia. Cần được sự cho phép của bác sĩ mới sử dụng điều trị lang ben trên bệnh nhân đặc biệt này.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị các bác sĩ chuyên khoa thường có những chỉ định xét nghiệm tổng quát để phát hiện thêm những loại nấm hay vi khuẩn khác gây bệnh kết hợp ở da để điều trị toàn diện nhất. Tổn thương lang ben thường hay có các vi khuẩn khác gây bội nhiễm từ vùng da lang ben nên việc điều trị toàn diện rất có ý nghĩa, phòng tránh nguy cơ bội nhiễm da cho bệnh nhân.

Điều trị lang ben như thế nào?
Điều trị lang ben như thế nào?

Phòng tránh bệnh lang ben như thế nào?

Để phòng tránh mắc bệnh lang ben, mọi người có thể thay đổi thói quen sinh hoạt, một số lời khuyên cụ thể của bác sĩ như:

Tránh sử dụng các sản phẩm chứa nhiều dầu hoặc những sản phẩm làm dầu hóa da.

Bảo vệ da thật tốt bằng cách sử dụng kem chống nắng hằng ngày, che chắn da cẩn thận, vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày bằng xà phòng chuyên dụng.

Không nên sử dụng quần áo quá chật sẽ làm bí da và làm cho nấm có cơ hội phát triển hơn.

Tránh sống và làm việc trong môi trường quá ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém. Nên vệ sinh môi trường sống ít nhất 1 tuần 1 lần.

Bổ sung các loại vitamin và kẽm cho những người có cơ địa da yếu. Đây là 2 thành phần chính giúp làn da tăng sức đề kháng, khỏe mạnh hơn và kháng khuẩn hơn.

Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về da thì nên khám sớm để phát hiện sớm bệnh, có phương án điều trị phù hợp để hiệu quả điều trị đạt tối đa, tránh tình trạng da bị lang ben quá nặng mới bắt đầu điều trị sẽ rất khó khăn và tốn thời gian.

Nếu xung quanh có người thân quen mắc bệnh lang ben thì tránh tiếp xúc với da của đối tượng đó, đặc biệt là tránh việc dùng chung quần áo, sử dụng chung vật dụng vệ sinh cá nhân vì loại nấm gây lang ben rất dễ lây lan qua các loại vật dụng đồ dùng đó.

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu về bệnh lang ben. Những thông tin trên chỉ là một phần nhỏ về căn bệnh này để mọi người có thể tìm hiểu và có cách phòng tránh cho riêng mình. Tốt nhất mọi người nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu nghi ngờ. Chúc mọi người luôn có một là da khỏe mạnh và nói “không” với bệnh lang ben nhé.

Xem thêm:

Rubella là bệnh gì, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách phòng ngừa

Bệnh sùi mào gà: Nguyên nhân, Có nguy hiểm không, Cách chữa trị

Ngày viết:

2 thoughts on “Bệnh lang ben là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, có lây không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *