Rubella là bệnh gì, triệu chứng và cách phòng tránh ra sao, mời bạn đọc tham khảo bài viết của Tạp chí da liễu.
I. Tổng quan
Rubella là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra (do virus Rubella – virus ARN giống Rubivirus họ Togaviridae). Là một bệnh có khả năng lây truyền từ người bệnh hay người mang virus sang người lành bằng đường hô hấp và có thể từ truyền từ người mẹ mang virus sang cho thai nhi. Là một sốt phát ban lành tính, lây nhiễm không nguy cấp nhưng cần đặc biệt chú ý khi xuất hiện ở thai nhi. Trẻ mắc Rubella có khả năng mắc những dị tật nghiêm trọng về sau này (điếc, dị tật ở tim, não).
II. Nguyên nhân
- Bệnh do virus Rubella gây nên, bệnh lây truyền chủ yếu qua các giọt nước bọt trong không khí khi người mầm mang bệnh hắt hơi hoặc ho. Người bệnh bắt đầu có khả năng truyền bệnh từ khoảng 5-7 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể.
- Trong thời kỳ người bệnh có triệu chứng nổi phát ban là lúc có nguy cơ lây truyền cao nhất.
III. Cơ chế bệnh sinh
Theo phương diện dịch tễ học, Virus Rubella là một loại virus Paramyxo ( lây truyền qua niêm mạc đường hô hấp), trên bề mặt hồng cầu thì chúng chỉ có một type kháng nguyên duy nhất.
Ở người bình thường: Người cảm nhiễm bị lây truyền bởi những giọt nước bọt có chứa virus vào đường mũi họng, nhân lên ngay ở đường hô hấp và sau đó xâm nhập vào đường máu. Sự đào thải các virus này ra khỏi đường mũi họng diễn ra sau 8 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng.
Ở những trẻ bị Rubella bẩm sinh: Lây truyền từ máu mẹ qua nhau thai, virus sẽ trú ngụ ở bào thai và bắt đầu được đào thải sau khoảng 6-30 tuần sau khi sinh. Đây là một trong những tác nhân gây nên nhiều dị tật ở trẻ sơ sinh như: điếc hay các dị tật ở tim bẩm sinh.
IV. Triệu chứng lâm sàng
- Sau thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2-3 tuần với không có triệu chứng nào thì bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện như sốt, phát ban hay nổi hạch. Bệnh nhân sốt kèm đau đầu, sốt nhẹ khoảng 38,5 độ C sau khi phát ban thì sốt bắt đầu giảm. Phát ban bắt đầu xuất hiện ở mặt sau đó lan ra toàn thân, ban có hình tròn hoặc bầu dục kích thước khoảng 1-2 mm. Các nốt có thể tập hợp lại thành từng mảng hoặc đứng riêng rẽ, sau khi lặn đi thì để lại các vảy da trắng và trên da có vằn màu sẫm. Ngoài ra bệnh nhân có nổi hạch ở xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ tồn tại đến sau khi hết phát ban vài ngày.
- Một số thể lâm sàng khác :
+ Rubella bẩm sinh: Trẻ sơ sinh sinh ra đã có ban hoặc xuất hiện khoảng 48h sau sinh. Bệnh nhi có gan to, lách to và vàng da.
+ Thể xuất huyết giảm tiểu cầu: Có dấu hiệu xuất huyết diễn ra sau phát ban khoảng 1-2 tuần. Biểu hiện như chảy máu cam hay xuất huyết tiêu hóa.
+ Ở phụ nữ có thai: Người mẹ thường có các biểu hiện lâm sàng điển hình nhưng tỉ lệ con sinh ra có dị tật cao (thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng, tim bẩm sinh, câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ), thậm chí là dễ bị sẩy thai và chết trong tử cung.
V. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm ELISA tìm kháng nguyên rubella: Xét nghiệm có thể âm tính sau phát ban khoảng 5 ngày, nếu âm tính cần làm lại xét nghiệm sau khoảng 1 tuần.
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể Rubella IgG.
- Xét nghiệm PCR tìm virus Rubella với các bệnh phẩm như dịch hầu, họng, dịch ối.
- Trong số đó, xét nghiệm ELISA là xét nghiệm dễ thực hiện và có độ nhạy cao.
VI. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định:
- Có các biểu hiện lâm sàng như sốt, phát ban và nổi hạch đặc trưng.
- Xét nghiệm ELISA thấy kháng nguyên Rubella trong máu.
- Chẩn đoán phân biệt:
- Sởi: Có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên rõ, kháng thể kháng sợi dương tính.
- Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột, có dấu hiệu xuất huyết dưới da và niêm mạc. Xét nghiệm máu thấy Bạch cầu giảm, Tiểu cầu giảm, HCT bình thường hoặc tăng.
- Dị ứng thuốc: phát ban đa dạng và ngứa nhiều và kèm tiền sử sử dụng thuốc trước đó.
VII. Điều trị
- Bệnh Rubella mắc phải là bệnh nhẹ tự khỏi, bệnh Rubella bẩm sinh gây nhiều tai biến ở trẻ sơ sinh.
- Cách ly người bệnh đủ 7 ngày từ khi bắt đầu có triệu chứng phát ban.
- Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Nâng cao thể trạng.
- Đặc biệt ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu nếu bị mắc Rubella nên có chỉ định đình chỉ thai nghén.
VIII. Phòng bệnh
- Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về Rubella, cách nhận biết và biện pháp phòng chống.
- Những người tiếp xúc gần với người bệnh cần vệ sinh đường mũi họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với người bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người nghi/ mắc bệnh, phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh. Khi tiếp xúc cần đeo cả khẩu trang ý tế và đồ bảo hộ cá nhân.
- Trẻ em cần được tiêm phòng vacxin từ 9 tháng tuổi trở lên và nhắc lại vào tháng 18.( không tiêm phòng vacxin Rubella cho phụ nữ đang mang thai và những người bị suy giảm miễn dịch do đây là vacxin sống).
Xem thêm:
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng, biến chứng và cách phòng tránh
tôi có thể tiêm vaccin cho con ở đâu?