Bệnh viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng, biến chứng và cách phòng tránh

I, Tổng quan

Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu có tính chất dai dẳng và thường xuyên tái phát. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Người mắc bệnh có tổn thương giống như chàm (dày sừng, đỏ rát, ngứa ngáy hay nứt nẻ) và có liên quan đến yếu tố cơ địa của mỗi người. Mặc dù vậy thì bệnh thường lành tính và thường chỉ gây tổn thương ngoài da mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa

II, Nguyên nhân

Về nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng sự khởi phát của bệnh liên quan mật thiết tới các yếu tố như: gia đình (bố và mẹ đều bị bệnh tăng nguy cơ bị bệnh ở con lên trên 70%), cơ địa nhạy cảm, thiếu hụt filaggrin trong lớp thượng bì. Một số đột biến Nhiễm sắc thể có liên quan đến bệnh bao gồm: NST 11913 chuỗi b của thụ thể có ái tính cao với IgE, NST 5931-33 là gen của các cytokine IL4, IL5 và 6MSCF, NST 6q của gen HLA-DR, NST 14911-1 là gen của Chymase dưỡng bào, NST 16 p11- 2 – 11.1 gen của thụ thể IL4. Bệnh thường khởi phát khi gặp các điều kiện cụ thể như: thời tiết giao mùa, stress, nhiễm khuẩn, dị ứng thức ăn, căng thẳng thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, mắc các bệnh lý về tuyến giáp.

III, Cơ chế bệnh sinh

Bệnh xảy ra do sự kết hợp của 3 yếu tố chính bao gồm: Tổn thương hàng rào bảo vệ da, môi trường và đáp ứng của hệ thống miễn dịch chủ thể. Cụ thể ở các bệnh nhân viêm da cơ địa hàng rào bảo vệ da đa số bị tổn thương (giảm nồng độ lipid trên bề mặt da, giảm lipid gian bào, tăng hoạt động của enzym tiêu protein nội sinh trên da). Tổn thương này gây nên tình trạng da khô, nhăn, mất nước, các tế bào trên bề mặt da dễ bị biến dạng nên các tác nhân bên ngoài từ môi trường dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn.

Trong viêm da cơ địa có sự tham gia miễn dịch của Th1 và Th2 nhưng chúng bị mất cân bằng. Sự mất cân bằng này dẫn tới ở giai đoạn cấp tính có sự tăng sản xuất IgE và các cytokines chống viêm như IL4, 5, 13 để đáp ứng với sự xâm nhập của các nhân tố ngoại lai xâm nhập. Tới giai đoạn mãn tính Th1 làm tăng tạo các cytokines tiền viêm (đặc biệt chú ý tới interferon Gamma) diệt các tác nhân gây bệnh nội bào.

Ngoài ra, vai trò gây đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân viêm da cơ địa do tăng nồng độ IgE được giải thích do histamine tác động lên thụ thể Histamine H2 của bạch cầu làm chức năng của bạch cầu suy yếu. Các tế bào lympho mang thụ thể H2 có chức năng sản xuất ra các yếu tố ức chế sản xuất IgE do histamine phát động nên khi các tế bào này suy yếu thì nồng độ IgE tăng.

Một số yếu tố môi trường chính làm khởi phát và bệnh nặng lên bao gồm: bọ, bụi nhà, lông súc vật, thức ăn, khí hậu hanh khô, nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng,…

IV, Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của viêm da cơ địa
Triệu chứng lâm sàng của viêm da cơ địa
  1. Giai đoạn cấp tính

Tổn thương là đám da đỏ lên ranh giới không rõ, xung quanh thấy các mụn nước, đám sẩn và không thấy vẩy da. Vùng da tổn thương thường thấy phù nề, chảy dịch. Bệnh nhân gãi nhiều có thể tạo vết trợt, nếu là nhiễm khuẩn tụ cầu vàng có thể thấy dịch mủ vàng chảy ra. Về vị trí bệnh thường xảy ra ở trán, má cằm hoặc thân mình.

  1. Giai đoạn bán cấp

Các triệu chứng xảy ra nhẹ hơn so với giai đoạn cấp.

  1. Giai đoạn mãn tính

Da gãi nhiều nên thấy da thâm nhiễm nhiều, ranh giới rõ và hình ảnh liken hóa.

Ngoài ra,  bệnh nhân có thể biểu hiện một số các triệu chứng bao gồm viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt.

IV, Triệu chứng cận lâm sàng

Là xét nghiệm không đặc hiệu trong chẩn đoán viêm da cơ địa. Một số xét nghiệm cần thiết ở bệnh nhân này bao gồm định lượng IgE huyết thanh, tăng số lượng bạch cầu ưa axit tăng, test trên da để đi tìm được yếu tố dị nguyên gây bệnh và ngoài ra có thể tìm phản ứng dị ứng huyết thanh thức tìm kháng thể IgE tương ứng với bệnh trong máu.

V, Chẩn đoán

Dựa theo tiêu chuẩn của Hanifi in và Rajka bao gồm 3 tiêu chuẩn chính và 1 tiêu chuẩn phụ. Cụ thể các tiêu chuẩn chính là Ngứa, viêm da mạn tính tái phát, có hình thái và vị trí tổn thương điển hình. Các tiêu chuẩn phụ bao gồm khô da, viêm môi, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc mắt, mặt đỏ tái, dị ứng thuốc thức sản, chàm ở bàn tay, nồng độ IgE, dễ bị nhiều trùng da gây và tái phát, ngứa khi ra mồ hôi, vảy phấn trắng, giác mạc hình chóp, tuổi bị bệnh trẻ, chàm ở núm vú và quầng thâm mất.

Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý da liễu khác bao gồm: viêm da dầu (tổn thương ở da đầu, mặt và thường không ngứa), viêm da tiếp xúc, vảy nến, nấm da hay ghẻ chàm hóa.

V, Điều trị

Bệnh viêm da cơ địa không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà điều trị chủ yếu là giảm tổn thương da và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. Các can thiệp điều trị bao gồm:

  • Loại bỏ yếu tố dị ứng: Đây là các yếu tố làm khởi phát và trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhân nên cần loại bỏ hoặc cách ly nếu được. Ngoài ra bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như: xà phòng, chất tẩy rửa, thực phẩm dễ gây dị ứng, côn trùng, nấm mốc,…
Phòng ngừa viêm da cơ địa
Phòng ngừa viêm da cơ địa
  • Dùng thuốc dạng bôi hoặc uống: Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể, ở giai đoạn cấp tính bệnh nhân có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn và làm khô da như nước muối sinh lý, bạc nitrat kèm với dung dịch Metin 1% để phòng bội nhiễm, thuốc uống bao gồm thuốc kháng Histamine H1 và corticoid nếu cần thiết. Còn ở giai đoạn mãn tính bệnh nhân bôi thuốc mỡ corticoid hoặc sản phẩm corticoid + a.salicylic lên bề mặt tổn thương và bổ sung các thuốc dinh dưỡng (vitamin, kẽm) để mau chóng phục hồi tổn thương tại da.
  • Can thiệp bằng ánh sáng: Đây là biện pháp được chỉ định cho các bệnh nhân không có đáp ứng điều trị thuốc trước đó. Cụ thể phương pháp này sử dụng các tia UAV, UBV chiếu lên vùng da tổn thương có tác dụng giảm ngứa, ức chế hoạt động miễn dịch tại chỗ và đẩy nhanh quá trình hồi phục cấu trúc da. Mặc dù vậy đây là phương pháp mới và có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: tạo sẹo hay thậm chí là ung thư da.

VI, Biến chứng

Viêm da cơ địa là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới một số biến chứng như

  • Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân: Do là bệnh da liễu nên viêm da cơ địa gây cảm giác ngại giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội của bệnh nhân.
  • Trẻ em mắc viêm da cơ địa có thể chậm phát triển thể chất.
  • Bội nhiễm vi khuẩn ở da sau viêm da cơ địa: liên cầu, tụ cầu và có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
  • Đỏ da toàn thân do viêm da cơ địa.
  • Các tổn thương tại mắt như: Viêm kết mạc, đục thủy tinh thể.

VII, Phòng bệnh

Các biện pháp điều trị nêu trên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng và cải thiện một phần chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì thế bệnh nhân cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh viêm da cơ địa tái phát bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị ứng.
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Tránh căng thẳng về thần kinh.
  • Nên tắm nước ấm để giúp làm mềm da loại bỏ tối đa da chết nhưng tránh tắm nước quá nóng có thể gây mất độ ẩm trên da.

Ngoài ra việc dưỡng ẩm cho da hàng ngày bằng các sản phẩm an toàn và không chứa các chất gây kích thích cũng là một cách đơn giản để phòng bệnh.

Xem thêm:

Thuốc Beclogen: Công dụng, Cách dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

Thuốc Daehwademacot: Công dụng, Lưu ý tác dụng phụ, Giá bán

Ngày viết:

2 thoughts on “Bệnh viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng, biến chứng và cách phòng tránh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *