Bệnh sùi mào gà: Nguyên nhân, Có nguy hiểm không, Cách chữa trị

Trong các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thì hiện nay sùi mào gà là một bệnh khá phổ biến. Bệnh không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân đối tượng mắc bệnh mà nó còn có khả năng lây lan dễ dàng qua đường tình dục. Trong bài viết này hãy cùng tapchidalieu.com tìm hiểu về bệnh sùi mào gà nhé.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là một bệnh truyền nhiễm mang tính chất xã hội do một loại virus tên là Human Papillomavirus (virus HPV) gây ra. Bệnh gặp nhiều ở cả hai giới với tỷ lệ gần như tương đương và gặp nhiều ở những người độ tuổi trưởng thành, sinh đẻ.

Nếu không được kiểm soát kịp thời thì bệnh lây lan rất dễ dàng qua đường tình dục khi quan hệ tình dục không an toàn.

Nguyên nhân và đường lây nhiễm của bệnh sùi mào gà

Tác nhân: bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra

Đường xâm nhập: virus khi xâm nhập và tiếp xúc với da sẽ xâm nhập vào lớp niêm mạc của da gây bệnh. Bệnh dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc với máu chứa virus hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng tổn thương sùi mào gà. Bệnh có thể lây lan qua các con đường sau:

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Lây truyền qua quan hệ tình dục: trong các trường hợp quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ không sử dụng bao cao su, quan hệ trực tiếp đường âm đạo, hậu môn hay quan hệ tình dục bằng miệng với người mang virus gây bệnh đều có nguy cơ gây lây nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà. Một nhược điểm nữa ở nước ta đó là tình trạng các bệnh xã hội chưa được kiểm soát và giải quyết tốt nên việc lây lan bệnh rất dễ dàng và nhanh chóng.

Từ mẹ truyền sang con: nếu người mẹ trước đó hoặc trong quá trình mang thai mắc bệnh sùi mào gà thì nguy cơ lây nhiễm cho con rất cao, lên tới 98%. Một khi người mẹ đã bị sùi mào gà thì trong quá trình sinh đẻ dù thực hiện theo phương pháp nào cũng có nguy cơ gây truyền bệnh cho con. Nếu đẻ thường qua đường âm đạo thì đứa trẻ sẽ phải tiếp xúc và chèn ép trực tiếp với vùng tổn thương sùi mào gà gây lây nhiễm. Nếu phẫu thuật lấy thai thì thai nhi lại phải tiếp xúc trực tiếp với một lượng lớn máu của người mẹ.

Lây nhiễm qua tiếp xúc vết thương- vết thương: trong vết thương có máu, dịch huyết tương, mủ, dị vật, … những thành phần đó đều có thể chứa virus nếu vết thương ở người mắc bệnh sùi mào gà. Nếu một người khác cũng có vết thương hở mà để vết thương của mình tiếp xúc với vết thương chứa virus thì nguy cơ lây nhiễm virus HPV là rất cao.

Lây nhiễm qua việc dùng chung đồ đạc với người bị bệnh: những người có thói quen dùng chung đồ đạc như khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, các đồ dùng có thể chứa virus của người mắc sùi mào gà đều có nguy cơ bị  nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sùi mào gà

Bệnh có biểu hiện tương đối đặc trưng. Dưới đây là một số biểu hiện chính của bệnh:

  • Xuất hiện các nốt sùi màu trắng hoặc sẫm màu ở nhiều vị trí trên cơ thể như âm đạo, âm hộ đối với nữ, ở bao quy đầu, dương vật đối với nam, ở miệng, hậu môn.
  • Xuất hiện nhiều mụn nhọt nhỏ tập trung thành đám, kích thước gần tương đương nhau, màu hồng hoặc nhìn như bọng nước, các mụn nhọt này có xu hướng ngày càng lan rộng hơn và di chuyển tới nhiều vị trí khác nhau.
Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà
Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà
  • Khi bị sùi mào gà, người bệnh sẽ thường xuyên khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy, rát,… nhiều khi ngứa nhiều làm cho người bệnh gãi gây xây xát, bội nhiễm làm cho tình trạng bệnh phức tạp hơn rất nhiều, việc điều trị củng nan giải hơn.
  • Đau và chảy máu khi quan hệ tình dục: vì những vùng tổn thương sùi mào gà rất dễ bị trợt lớt nên khi quan hệ tình dục, xảy ra sự cọ xát thì rất dễ gây chảy máu. Các đầu mút thần kinh tại đó cũng nhạy cảm hơn nên cũng dễ gây cảm giác đau hơn.
  • Bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện ở cả vợ và chồng trong gia đình nên thường có những dấu hiệu báo trước nếu bạn tình xuất hiện các triệu chứng của sùi mào gà, đây cũng chính là một lý do mà khi điều trị luôn phải tuân theo nguyên tắc điều trị toàn diện cả vợ và chồng.

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và mức độ bệnh mà sùi mào gà gây ra những hậu quả khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Hậu quả ở nữ giới: sùi mào gà gây nhiều khó chịu, nhất là ở cơ quan sinh dục. Nếu bệnh kéo dài sẽ gây sưng tấy, nhiễm trùng, viêm loét tại chỗ. Tác nhân sùi mào gà là HPV là một nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư cổ tử cung. Hậu quả về sau nghiêm trọng nhất chính là nguy cơ gây vô sinh ở phụ nữ.
  • Hậu quả ở nam giới: sùi mào gà thường gây tổn thương đều ở tất cả các phần của đường sinh dục nam. Do đó tổn thương sùi mào gà có thể gây twacs nghẽn ở bất cứ vị trí nào của đường sinh dục nam như tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, niệu đạo, … gây hậu quả vô sinh, giảm sinh lí. Nếu bệnh kéo dài có thể gây ung thư cho phái nam.

Sùi mào gà ở phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh: khi bị sùi mào gà, phụ nữ mang thai có nguy cơ say thai rất cao, hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong buồng tử cung gây suy dinh dưỡng thai nhi, dị dạng thai nhi. Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị sùi mào gà thì thường cũng sẽ mắc sùi mào gà sơ sinh. Biểu hiện sùi mào gà ở trẻ sơ sinh cơ bản cũng giống như sùi mào gà ở người trưởng thành.

Phân biệt sùi mào gà với gai sinh dục

Rất nhiều người nhầm lẫn hài bệnh này với nhau. Nhưng nếu xem xét kỹ thì có thể phân được rõ sùi mào gà và gai sinh dục.

Phân biệt sùi mào gà với gai sinh dục
Phân biệt sùi mào gà với gai sinh dục

Khác nhau về triệu chứng lâm sàng:

  • Khác với các biểu hiện của sùi mào gà, tổn thương gai sinh dục thường nhỏ hơn, màu hồng hoặc hơi ngả vàng nhưng nhìn có cảm giác trong hơn. Các tổn thương gai sinh dục thường không gây khó chịu cho bệnh nhân.
  • Khác nhau về tiến triển: sùi mào gà có khả năng lây lan nhanh nhưng gai sinh dục thì không lây lan qua bất cứ con đường nào. Gai sinh dục cũng có tính chất lành tính không có nguy cơ gây ung thư há như sùi mào gà. Thông thường gai sinh dục không cần điều trị gì nếu không gây ảnh hưởng đến người bệnh. Chỉ can thiệp chữa gai sinh dục khi người bệnh có nhu cầu.

Sùi mào gà có chữa được không?

Nhìn chung bệnh sùi mào gà là một bệnh khó chữa khỏi dứt điểm. Nhưng hiện nay nền y học phát triển đã có nhiều phương pháp mới tiên tiến và hiện đại giúp điều trị hiệu quả bệnh này.

Nhưng việc điều trị sùi mào gà cần có sự kiên trì của cả bệnh nhân và thầy thuốc, cần thời gian điều trị lâu dài và chi phí điều trị tương đối lớn. Vì vậy với những người có đủ điều kiện thì việc điều trị khỏi sùi mào gà là một vấn đề có thể hướng tới.

Điều trị sùi mào gà như thế nào?

Tùy từng trạng bệnh cũng như từng đối tượng khác nhau thì các bác sĩ chuyên khoa có thể có các phương pháp[ điều trị bệnh khác nhau. Có thể dùng thuốc, can thiệp phẫu thuật hoặc kết hợp các phương pháp đó với nhau.

Phương pháp điều trị bằng cách dùng thuốc: thông thường bác sĩ sẽ có chỉ định những loại thuốc bôi đặc trị cho bệnh nhân. Một số loại thuốc đặc trị sùi mào gà chuyên dụng hiện nay đang bán trên thị trường là:

Imiquimod: thuốc có tác dụng chống lại sự phát triển của virus HPV đồng thời giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Thuốc điều trị sùi mào gà
Thuốc điều trị sùi mào gà

Podophyllin: loại thuốc này có tác dụng trực tiếp tiêu diệt các mô bệnh sùi mào gà để phá hủy các tổn thương dạng sùi hay mụn mủ ở cơ quan sinh dục của bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc không tác động nhiều tới virus nên khi điều trị nên dùng kết hợp với thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

Sinecatechin: đây là một loại thuốc thường dùng cho những bệnh nhân có biểu hiện sùi mào gà ở vùng hậu môn. Vì hiệu quả điều trị vùng hậu môn của thuốc này rất ưu việt nhưng ở những vùng khác như âm hộ âm đạo lại không cao như những loại thuốc khác.

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật: thường được áp dụng cho những trường hợp sùi mào gà mức độ nặng hay có nhiều biến chứng. Có nhiều phương pháp khác nhau như:

Đốt sùi mào gà bằng dao mổ điện: đây là phương pháp tác động phá hủy trực tiếp nốt sùi khá hiệu quả. Tuy nhiên vì đốt trực tiếp nên rất dễ gây đau và sưng tấy cho bệnh nhân.

Điều trị bằng tia laser: bằng cách áp dụng mức năng lượng của tia laser, vùng sùi mào gà sẽ bị gây tổn thương liên tục, làm cho tổ chức sùi mào gà dần thuyên giảm. Khi điều trị bằng tia laser thì da cũng như vùng tổn thương cần có một khoảng thời gian để nghỉ và phục hồi nền thời gian điều trị cũng lâu dài. Phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng chi phí lại khá cao nên chỉ được khuyên dùng cho những người có đủ kinh phí và thời gian điều trị.

Áp lạnh bằng nitơ lỏng: theo cơ chế gây bỏng và bóng của nitơ, người ta dùng phương pháp áp lạnh để làm tổn thương vùng da bị sùi mào gà, sau đó vài ngày vùng tổn thương đó sẽ bong tróc và loại bỏ dần khối sùi hay mụn mủ. Tuy nhiên phương pháp này cần có sự tính toán kỹ lưỡng vì nếu quá liều nito sẽ gây bỏng và đau nhiều cho bệnh nhân.

Điều trị cắt bỏ sùi mào gà: theo phương pháp này, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ và sau đó cắt bỏ khối sùi. Phương pháp này có thể cắt bỏ nhanh khối tổn thương nhưng nguy cơ tái phát lại cao hơn các phương pháp khác.

Ngoài dùng thuốc và phẫu thuật thì còn có một số phương pháp khác để bệnh nhân có thể điều trị sùi mào gà tại nhà như: dùng trà xanh, tỏi, tinh dầu tràm trà.

Nhìn chung, bệnh sùi mào gà là một bệnh rất dễ lây lan mà việc điều trị lại không hề dễ dàng. Vì vậy mà việc phòng tránh bệnh của mỗi người là rất có ý nghĩa.

Cách phòng bệnh sùi mào gà cho mọi người

Có một số cách phòng tránh bệnh sùi mào gà như sau:

  • Tiêm vacxin HPV: đây là một phương pháp phòng bệnh rất đặc hiệu. Vaccin phòng bệnh HPV thường được khuyến cáo tiêm cho những người ở độ tuổi từ 15- 25 tuổi, tốt nhất là tiêm khi chưa quan hệ tình dục để hiệu quả điều trị là cao nhất. Mỗi người sẽ được tiêm 3 mũi vacxin HPV với giá thành dao động theo từng loại khác nhau từ 1.100.000 tới 1.700.000 đồng.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Tốt nhất là chỉ quan hệ một vợ một chồng. Không quan hệ tình dục bừa bãi, và nên  sử dụng các biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục.
  • Mỗi người nên có một bộ đồ dùng cá nhân khác nhau, không nên sử dụng các dụng cụ chung với người khác.
  • Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh sùi mào gà thì nên đến khám sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Nếu phụ nữ mắc sùi mào gà thì nên điều trị tốt trước khi có ý định mang thai để tránh lây truyền bệnh sang cho con.

Bài viết trên đây vừa cung cấp một số thông tin về căn bệnh sùi mào gà. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về căn bệnh này. Từ đó giúp các bạn có những cách phòng tránh và bảo vệ cho chính bản thân mình.

Xem thêm:

Bệnh viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng, biến chứng và cách phòng tránh

Ngày viết:

2 thoughts on “Bệnh sùi mào gà: Nguyên nhân, Có nguy hiểm không, Cách chữa trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *