Lăn kim điều trị sẹo trứng cá: Cách thực hiện, lưu ý thận trọng

Lăn kim là phương pháp điều trị da được thực hiện nhằm kích thích sự sản xuất collagen (PCI), phương pháp này có hiệu quả trong cải thiện tình trạng sẹo lõm do mụn trứng cá, nếp nhăn cũng như trong điều trị vết rạn da. Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng một cây lăn kim để gây ra nhiều tổn thương nhỏ khi đầu kim đâm xuyên qua đến lớp bì. Tổn thương này ở lớp bì sẽ gây ra sự giải phóng các yếu tố tăng trưởng, những chất này sẽ kích thích sản xuất sợi collagen và elastin mới trong lớp bì nông. Không giống như những kĩ thuật tái tạo bề mặt khác, lăn kim gây tổn thương đến lớp bì mà không loại bỏ hoàn toàn lớp thượng bì khỏe mạnh phía trên.

1.Lịch sử

Simonin đã công bố kết quả của ông trên tạp chí Baran’s Cosmetic Dermatology vào năm 1994, tuy nhiên kĩ thuật đột phá của ông (được ông đặt tên là electroridopuncture) vẫn còn chưa được biết đến nhiều trong phần lớn cộng đồng y khoa [1]. Vào năm 1995, Orentreich và Orentreich đã mô tả phương pháp này như là cách để lắp đầy mô liên kết bên dưới sẹo co rút và nếp nhăn [2]. Fernandes đã điều trị nếp nhăn môi trên bằng cách dùng kim 15 G đâm xuyên qua da và tạo đường hầm bên dưới nếp nhăn ở nhiều hướng khác nhau, nằm song song với bề mặt da [4-6]. Vào năm 1997, Camirand và Doucet đã mô tả kinh nghiệm của họ trong điều trị bệnh nhân sẹo mất sắc tố ở mặt bằng cách tattoo màu da lên sẹo [7]. Sau 1-2 năm, người ta thấy rằng mặc dù mực xăm đã biến mất nhưng chúng đã thực sự được thay thế bằng melanin thực thụ, trong khi đó, sẹo cũng đã được cải thiện về cấu trúc, hình dáng và màu sắc. Từ đó ông cho rằng việc khoan vào sẹo bằng súng tattoo giúp cải thiện và tái tạo sắc tố cho vết sẹo. PCI (tái tạo collagen da) là kết quả từ hiện tượng đáp ứng tự nhiên của da khi bị tổn thương dù là vết thương rất nhỏ và quá trình này diễn ra chủ yếu dưới da. Họ đã nhận ra rằng việc chích vào vết sẹo với súng tattoo đơn thuần mà không có mực xăm cũng sẽ làm vỡ collagen sẹo từ đó gây tái tổ chức và kích thích hình thành melanin.

Fernandes và các cộng sự nghĩ rằng kim lăn phải xâm nhập tương đối sâu để kích thích sự sản xuất sợi elastin từ các lớp sâu phía dưới của lớp bì lên đến bề mặt, và ông đã làm thí nghiệm với một công cụ đặt biệt để kích thích tái tạo collagen da (PCI), dụng cụ này gồm một cây lăn gắn nhiều vi kim nhỏ cách đều nhau [4-6].

Lăn kim điều trị sẹo trứng cá
Lăn kim điều trị sẹo trứng cá

2.Sinh lý học

PCI khởi phát đáp ứng tự nhiên đối với vết thương trên da, thậm chí đối với vết thương nhỏ và chủ yếu diễn ra ở dưới da. Sự xâm nhập của kim vào da kích thích quá trình lành vết thương diễn ra theo 3 giai đoạn [8,9]:

1. Quá trình viêm bắt đầu rất sớm ngay sau khi da bị tổn thương: các tế bào tiểu cầu được hoạt hóa để giải phóng các chất hóa ứng động, những chất này sẽ đưa đến sự xâm nhập của các tế bào bạch cầu, nguyên bào sợi và các tế bào tiểu cầu khác. Sau khi các tế bào tiểu cầu được hoạt hóa bằng cách gắn với thrombin và collagen, chúng tiết hàng loạt các cyto- kins khác nhau. Quá trình này liên quan đến sự liên hệ phức tạp của nhiều yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguyên bào sợi đến vùng tổn thương: yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF), yếu tố tăng trưởng tiểu cầu (PDGF), yếu tố tăng trưởng biệt hóa TGF-α, TGF-β, peptide III hoạt hóa mô liên kết và peptide hoạt hóa bạch cầu trung tính.

2. Khoảng 5 ngày sau khi lăn kim, bạch cầu đa nhân trung tính được thay thế bằng bạch cầu mono. Những tế bào bạch cầu này loại bỏ những mảnh vỡ tế bào và giải phóng một vài yếu tố tăng trưởng bao gồm, PDGF, FGF, TGF-α và TGF-β, những chất này đến lượt nó sẽ kích thích sự di cư và tăng sinh của các nguyên bào sợi cũng như kích thích sự sản xuất vài tái cấu trúc chất nền ngoại bào. Các tế bào sừng đóng vai trò chính trong trường hợp này, chúng thay đổi hình dạng và trở nên di dộng để che phủ vùng khuyết của màng đáy và bắt đầu tạo ra tất cả các thành phần để tái thiết lập màng đáy với laminin và collagen typ IV và VII. Một đến hai ngày sau PCI, các tế bào sừng bắt đầu tăng sinh và tăng cường hoạt động để làm dày lớp thượng bì hơn là để làm đóng vết thương. Ngay sau PCI, sự gãy vỡ của các mạch máu đưa đến thiếu oxy ở mức độ trung bình. Nồng độ oxy thấp kích thích nguyên bào sợi tạo ra nhiều TGF-β, PDGF, và yếu tố tăng trưởng nội mạc. rARN của procollagen cũng được tăng cường điều chỉnh, nhưng không thể đưa đến sự hình thành collagen vì cần phải có oxy, quá trình này chỉ diễn ra sau quá trình tái tạo mạch máu. Quá trình tiền tái tạo mạch máu diễn ra khá sớm sau khi lăn kim. TGF-β là một chất hóa ứng động mạnh đối với nguyên bào sợi để thu hút chúng di cư đến vết thương trong 48h sau tổn thương và bắt đầu sản xuất collagen type I và III, sợi elastin, glycosaminoglycans, và proteoglycans. Collagen type III là dạng chủ yếu của collagen trong pha sớm của quá trình lành vết thương và đạt mức tối đa khoảng 5-7 ngày sau chấn thương da. Collagen được tích lũy ở lớp bì trên ngay dưới lớp tế bào đáy của thượng bì. Mặc dù chấn thương da do lăn kim xuyên sâu quá những cấu trúc phụ. Bởi vì vết thương biểu mô đơn giản chỉ là các khe hở, nên quá trình co rút vết thương nhờ các nguyên bào sợi cơ có thể không đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương. Có rất nhiều các protein và enzymes dóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo mô xơ và tạo mạch máu diễn ra trong cùng một thời điểm. Anoxia, TGF-β, FGF và những yếu tố tăng trưởng khác đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo mạch máu. Nguyên bào sợi giải phóng yếu tố tăng trưởng giống insulin, chất này là một chất kích thích quan trọng đối với sự tăng sinh của chính các nguyên bào sợi, với các tế bào nội mô, quá trình tân tạo mạch máu và nó còn là một trong những chất có hiệu lực chính đối với hormone tăng trưởng. Intergrin giúp hỗ trợ cho sự tương tác giữa các nguyên bào sợi, tế bào nội mô và các tế bào sừng.

3. Tái cấu trúc mô chủ yếu được điều hòa nhờ hoạt động liên tục của nguyên bào sợi trong nhiều tháng sau khi chấn thương. Giai đoạn tái cấu trúc bắt đầu và kéo dài trong một vài tháng: collagen type III được lắng đọng ở lớp bì trên, ngay dưới lớp tế bào đáy của thượng bì và dần dần dần sẽ được thay thế bằng collagen type I. Chất nền matrix metallo-proteinases (MMPs 1, 2, và 3) là những chất cần thiết cho quá trình này.

3.Kĩ thuật

Giai đoạn chuẩn bị

Bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm bôi có chứa α- và ώ-hydroxy acid; ώ-hydroxy acid nên được sử dụng ít nhất 3 tuần trước khi tiến hành liệu trình điều trị lăn kim. Nếu lớp sừng của da thô ráp, có thể tiến hành nhiều lần thủ thuật peel nhẹ bằng trichloroacetic acid (TCA) (2.5%-5% TCA) để tái tạo lại bề mặt da chuẩn bị cho quy trình lăn kim và giúp cải thiện kết quả lâm sàng vì peel TCA có thể kích thích tân tạo collagen.

Ngày tiến hành điều trị

Da mặt được sát khuẩn và sau đó bôi tê và để trong 60 phút. Thủ thuật điều trị sau đó được tiến hành bằng cách lăn dụng cụ lăn kim lên các vùng da được điều trị 4 lần (4 pass) theo 4 hướng khác nhau: theo đường dọc, ngang, và đường chéo phải, trái [10].

Dụng cụ lăn kim được sử dụng cho bệnh nhân là một thiết bị gắn nhiều vi kim với độ dài 1.5-2.0 mm; sau khi lăn sẽ tạo ra nhiều điểm chảy máu đồng nhất trên toàn bộ vùng da được điều trị. Thực tế trên thị trường có nhiều loại dụng cụ lăn kim khác nhau từ những dụng cụ dùng cho các chuyên da cho đến những dụng cụ sử dụng ở nhà khác nhau về độ dài, đường kính và số lượng vi kim; do đó có thể gây khó khăn trong việc lựa chọn dụng cụ lăn kim. Số lượng kim trên mỗi cây lăn là đặc điểm ít quan trọng nhất, vì chúng ta có thể lăn lặp lại để tạo ra số lượng tổn thương nhiều hơn. Đường kính vi kim rất quan trọng vì chúng ta luôn muốn làm làm tổn thương tối đa lớp bì mà không để lại sẹo. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, vi kim có đường kính 0.25 mm là loại kim có đường kính tối đa có thể được sử dụng mà không gây ra sẹo mới trên da. Vi kim với đường kính nhỏ hơn có thể được sử dụng nhưng không thể tối đa hóa tổn thương lớp bì do đó cho kết quả không tốt bằng. Độ dài kim cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mục tiêu khi chúng ta đâm kim vào da là một lớp của lớp bì goi là lớp bì lưới giữa. Lớp này là nơi chứa nhiều tế bào gốc có khả năng sản xuất collagen nhất. Thượng bì (lớp ngoài cùng của da) có độ sâu khác nhau từ 0.05 mm ở vùng mí mắt đến 1.5 mm ở lòng bàn chân. Độ sâu lớp thượng bì ở mặt (trừ vùng mí mắt) nằm trong khoảng từ 0.3 mm đến 1mm, do đó sử dụng kim có độ dài từ 0.75- 2 mm là dư đủ để tiếp cận đến lớp bì lưới giữa. Chúng ta nên sử dụng kim có độ dài 1.5 mm và đường kính là 0.25 mm. Tùy thuộc vào áp lực lăn (lực lăn quá mạnh là không cần thiết để có thể đạt được kết quả tốt nhất, nếu bạn lăn kim ở vùng mặt thì không nên lăn ở vùng mí mắt hoặc môi) mà khả năng xâm nhập của vi kim vào mô sẹo từ 0.1 đến 1.3 mm. Quá trình lăn cần lưu ý đến chuyển động cây lăn, lăm với nhiều lực lăn khác nhau, lăn 4 lần cho mỗi hướng: hướng dọc, ngang, chéo phải và chéo trái. Điều này đảm bảo tạo ra được từ 250-300 lỗ kim trên mỗi cm2. Vi kim đi xuyên qua lớp thượng bì nhưng không loại bỏ nó; do đó, lớp thượng bì chỉ bị đâm thủng và sẽ lành lại nhanh chóng (hình 8.1).

Lăn kim tự động có thể giúp tạo ra áp lực chuẩn trên toàn bộ bề mặt được điều trị và cho hiệu quả tốt hơn lên quá trình trẻ hóa collagen và elastin. Vì vi kim được gắn lên cây lăn nên mỗi một cây kim khi nó bắt đầu xâm nhập vào da sẽ tạo với da một góc nhọn và sau đó kim được đưa vào sâu hơn khi cây lăn di chuyển. Cuối cùng, vi kim được rút ra theo một góc nhọn ở phía đối diện; do đó, đường xuyên do kim tạo ra sẽ bị cong, đường này thể hiện đường xuyên của kim khi đẩy kim vào và khi rút kim ra khỏi da, đường xuyên này khoảng 1.3 mm đâm vào đến lớp bì.

Lớp thượng bì và đặc biệt là lớp sừng vẫn còn “nguyên vẹn”, ngoại trừ ở những lỗ nhỏ với đường kính khoảng 4 tế bào. Thời gian điều trị có thể thay đổi từ 10 đến 60 phút tùy thuộc vào kích thước của vùng được điều trị. Rõ ràng rằng, da sẽ bị xuất huyết ngay khi lăn và sẽ sớm được cầm trong thời gian ngắn sau đó. Khi da bị nhiều điểm bầm máu trong thượng bì sẽ giúp khởi phát bậc thang phức tạp của các yếu tố tăng trưởng nhằm kích thích quá trình sản xuất collagen.

Số lần điều trị cần thiết rất khác nhau tùy thuộc vào đáp ứng colla- gen của mỗi người, vào tình trạng mô và kết quả kỳ vọng của khách hàng. Hầu hết các bệnh nhân cần khoảng 3 lần điều trị với khoảng cách giữa các lần là khoảng 4 tuần.

Chăm sóc sau điều trị

Ngay sau khi điều trị, da thoạt nhìn sẽ giống như bị bầm máu với nhiều điểm chảy máu nhỏ. Cách tiến hành sau đó tốt nhất là áp lạnh. Cuối cùng, điều quan trọng là trong 24 giờ đầu sau điều trị, bệnh nhân không được sử dụng bất kì sản phẩm chăm sóc da nào dù không chứa chất sinh còi mụn (noncomedogenic) hoặc đặc biệt được thiết kế để sử dụng cùng với lăn kim như các sản phẩm trang điểm, chống nắng, lotion phủ màu, peel da mặt hoặc các sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần gây kích ứng và độc cho da. Ngoài ra cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn ngay sau khi điều trị vì có thể làm cho da trở nên rất khô. Chăm sóc da thường quy có thể được tiến hành trở lại khi vùng điều trị hoàn toàn hồi phục. Nên tiếp tục sử dụng kem bôi vitamin A và C trong ít nhất 6 tháng sau thủ thuật để đảm bảo quá trình tái tạo collagen và elas- tin. Bệnh nhân nên được nhắc nhở là chỉ được sử dụng nước âm ấm để rửa vì sau thủ thuật da sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt. Khi rửa nước lên mặt hoặc body, bệnh nhân nên massage nhẹ vùng da được điều trị cho đến khi huyết tương, máu hoặc dầu được loại bỏ. Tầm quan trọng của việc rửa mặt cẩn thận nhưng nhẹ nhàng trong một vài giờ sau thủ thuật có thể không được quan tâm đúng mức.

Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong ít nhất 15 ngày. Da có trí nhớ và sẽ tìm cách để khôi phục về trạng thái ban đầu, do đó khuyến cáo nên lặp lại điều trị lăn kim trong khoảng thời gian từ 1-2 năm.

  • Ngày 1 và 2: mô da căng, đỏ, và bầm kèm rỉ dịch bạch huyết nhẹ từ vùng được điều trị, có thể kèm ngứa và vùng da được lăn kim nhìn như bị “mèo cào”.
  • Ngày 3: vùng da điều trị có thể sẽ đóng mài
  • Ngày 4-5: đỏ da và mài giảm dần
  • Ngày 5-7: vùng da bị tổn thương.
Chăm sóc điều trị
Chăm sóc điều trị

Kết quả lâm sàng

Kết quả thường có thể bắt đầu thấy được sau khoảng 6 tuần nhưng để cải thiện hoàn toàn có thể cần ít nhất là 3 tháng vì sự lắng đọng colla- gen mới diễn ra chậm; cấu trúc da sẽ tiếp tục được cải thiện trong khoảng thời gian 12 tháng sau đó. Kết quả lâm sàng thường khác nhau giữa các bệnh nhân với một vài người đạt được sự cải thiện 90% trong khi những người khác có thể chỉ đạt dưới 50% (hình 8.2 và 8.3). Tuy nhiên, tất cả các bệnh nhân đều có cải thiện. Số lần điều trị cần thiết cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ đáp ứng collagen của mỗi người, tình trạng mô da, và kì vọng của bệnh nhân; số lần điều trị được quyết định bởi bác sĩ da liễu và thông thường cần từ 2 đến 6 lần điều trị. Hầu hết bệnh nhân cần khoảng 3 lần điều trị với khoảng cách giữa các lần là 4 tuần. Theo kinh nghiệm thực hành của chúng tôi cho thấy rằng chỉ cần sau 2 lần điều trị thì độ nặng của sẹo rolling ở tất cả các bệnh nhân đều được giảm đáng kể: sự so sánh ảnh chụp kĩ thuật số của tổn thương trước và sau khi lăn kim PCI CIT (collagen-induction therapy) cho thấy (độc lập với sự phân độ sang thương) rằng trong mỗi nhóm bệnh nhân da trở nên dày hơn, độ sâu của sẹo rolling giảm rõ rệt. Hơn nữa, mức độ không đồng đều về cấu trúc da trong khi phân tích vi địa hình bề mặt da cho thấy giảm 25% (trung bình; theo cả 2 trục) giữa trước và sau khi lăn kim PCI CIT. Bên cạnh đó, không có bệnh nhân nào để lại dấu hiệu của thủ thuật hoặc tăng sắc tố.

Nhiều nghiên cứu khác nhau báo cáo rằng 6 tháng sau liệu pháp tái tạo collagen (CIT), bằng chứng về mô học cho thấy có sự gia tăng đáng kể các sợi collagen và elastin mới [11-13]. Mặc dù khó đánh giá, nhưng tỉ lệ collagen và elastin tăng ít nhất từ 400 đến 1000% sau thủ thuật. Gân đây, Aust và cộng sự cũng đã chứng minh sự gia tăng rất nhiều về sự tích lũy của collagen và elastin ở thời điểm 6 tháng sau khi làm thủ thuật. Lớp thượng bì được chứng minh là dày hơn 40% ở lớp gai thượng bì và bình thường ở thời điểm 1 năm sau thủ thuật [6].

Quan sát dưới kính hiển vi siêu phân giải (confocal microscopy) cho thấy rằng trong kĩ thuật này có sự tăng số lượng các bó sợi, collagen phân bố tốt hơn, các tế bào sắc tố phân bố và được tổ chức tốt hơn, và có sự gia tăng mật độ và kích thước của nang lông. Tất cả các dữ liệu này gợi ý cho chúng ta thấy rằng kĩ thuật tái tạo collagen da (PCI CIT) có thể là kĩ thuật phù hợp để điều trị sẹo trứng cá, và kính hiển vi siêu phân giải có thể giúp xác định được mức chỉnh độ sửa và cải thiện của tình trạng sẹo.

Chống chỉ định và tác dụng không mong muốn.Một vài bệnh lí lâm sàng có thể được cân nhắc xem như là chống chỉ định tuyệt đối đối với thủ thuật lăn kim:

  • Điều trị với isotretinoin trong 3 tháng gần đây
  •  Đang có vết thương hở, vết cắt hoặc vết trầy da
  • Điều trị xạ trị trong vòng một năm trở lại đây
  • Đang bùng phát herpes hoặc đang mắc bất kì một bệnh da nhiễm trùng hoặc bệnh da mạn tính nào ở vùng cần điều trị
  • Vùng da bị tê hoặc mất cảm giác
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  •  Tiền sử sẹo lồi hoặc sẹo phì đại hoặc chậm lành vết thương

Việc lưu ý đến tất cả những biện pháp phòng ngừa trước và sau thủ thuật và tôn trọng những chỉ định giúp làm giảm nguy cơ bị tác dụng phụ. Tác dụng phụ đối với thủ thuật này thường nhẹ và dạng thường gặp là bong da nhẹ hoặc khô da, hình thành vảy trong một số rất ít các trường hợp, mụn thịt (milia), và tăng sắc tố (hiếm khi xảy ra và thường sẽ biến mất trong vòng 1 tháng). Phù và đỏ da là di chứng thường gặp nhất. Thời gian cần thiết để da phục hồi là từ 24h cho đến một vài ngày. Hầu hết các bệnh nhân đều có thể quay trở lại làm việc vào ngày tiếp theo sau khi làm thủ thuật. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ điều trị và độ dài của vi kim.

4.Tác dụng phụ, biến chứng và cách xử lí

  •  Ngay sau thủ thuật da thường nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Do đó để phòng ngừa tăng sắc tố phải tránh nắng 1 tuần sau khi điều trị. Bệnh nhân phải bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 30+ khi đi ra ngoài.
  • Cảm thấy đau, căng khi chạm vào da: nên dùng bông rửa mặt cho
    đến khi da hoàn toàn hồi phục.
  •  Sau điều trị da sẽ trở nên khô. Do đó điều quan trọng cần phải lưu ý là không được sử dụng toner hoặc bôi mỹ phẩm có chứa các thành phần có tính kích ứng như glycolic/salicylic/TCA, và không sử dụng các sản phẩm bôi có chứa các thành phần gây độc như hydroquinone.
  • Da sẽ bị mất ẩm. Tránh các điều trị xâm lấn (laser/ peel hóa chất/ vi mài da-microdermabrasion) cho đến khi da được hồi phục.
  • Tác dụng phụ thường đi kèm với thủ thuật. Phổ biến nhất là đỏ da và kích ứng da, da khô, và căng tức (thường giảm dần trong vòng một vài ngày).
  • Các biến chứng của thủ thuật là tăng sắc tố sau viêm, đỏ da, làm nặng tình trạng mụn trứng cá, và tái hoạt virus herpes hệ thống, phản ứng u hạt dị ứng và nhiễm trùng tại chỗ do dùng dụng cụ chưa được khử trùng. Viêm da tiếp xúc đối với các thành phần của kim lăn cũng có thể thấy.
  • Việc xử lí những biến chứng này khác nhau giữa mọi người. Trong trường hợp tăng sắc tố, nên điều trị bằng dung dịch glycolic acid (50%) hoặc kem hydroquinone phối hợp với chống nắng hoặc liệu pháp laser. Trong trường hợp nhiễm trùng, sử dụng liệu pháp kháng sinh: hoặc bôi bằng dầu mupirocin 2%, 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày, hoặc thay thế bằng fusidic acid và trong các trường hợp nặng có thể điều trị kháng sinh đường hệ thống với amoxicillin+clavulanic, 2 lần mỗi ngày trong 6 ngày. Nếu xảy ra tình trạng nặng lên của mụn trứng cá, thì cân nhắc sử dụng kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh đường uống, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề:

Thông tin bài viết:

 

 

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *