Bài viết Tìm hiểu về những khu vực nguy hiểm khi tiêm Filler được biên dịch bởi BS. Nguyễn Hoàng Chương và BS CK1 Lê Thị Thúy Hằng từ sách “Biến chứng do tiêm Filler” của tác giả Tác giả Ik Soo Koh và Won Lee.
Hai hiện tượng khác nhau có thể xảy ra khi các bác sĩ tiêm filler lần đầu tiên. Trước hết, bác sĩ cảm thấy rằng quy trình rất dễ dàng và biểu hiện đáp ứng ngay lập tức mà không có bất kỳ nguy hiểm nào. Thứ hai, bác sĩ cảm thấy lo sợ về việc tiêm ở đâu và sử dụng bao nhiêu filler. Cả hai tình huống xảy ra là do thiếu kiến thức.
Tiêm filler là một quy trình dễ dàng nhưng tiềm tàng nguy hiểm. Tuy nhiên lại không khó để học, vì vậy sự an toàn có thể được đảm bảo với kiến thức cơ bản. Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về các vùng nguy hiểm trên khuôn mặt và tối đa hóa sự an toàn trong quá trình tiêm filler.
1. Khu vực nguy hiểm trên khuôn mặt
Vùng nguy hiểm trên khu- ôn mặt trong tiêm filler khác hoàn toàn với vùng nguy hiểm trong phẫu thuật. Phẫu thuật về cơ bản là một “quy trình gây phá hủy”, nên các khu vực nguy hiểm là các khu vực có chứa dây thần kinh và mạch máu. Khi so sánh, chất filler về cơ bản được sử dụng để lấp đầy một khu vực, vì vậy các đặc tính của mô được nâng rất quan trọng. Từ đó, chúng ta phải xem xét một khái niệm mới về vùng nguy hiểm trên khuôn mặt, trái ngược với vùng nguy hiểm trong phẫu thuật.
Vị trí các khu vực nguy hiểm trong quá trình tiêm filler được thể hiện trong Bảng 4.1.
Vùng nguy hiểm | Da dày |
Lớp dưới da | |
Vùng đặc biệt | |
Lỗ ra của động mạch |
Bảng 4.1 Những vùng nguy hiểm
1.1. Vùng da dày
Da dày cứng và thô, vì vậy khi tiêm filler, sẽ gặp phải kháng lực cao. Mạch máu nằm giữa chất filler được tiêm và lớp da dày có xu hướng tăng nguy cơ hoại tử so với những có da mỏng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chóp mũi, diện trên gốc mũi, má và cằm có tương đối dày da và các khu vực đáng chú ý nhất là diện trên gốc mũi và chóp mũi (Bảng 4.2; Hình. 4.1, 4.2, 4.3 và 4.4). Hai khu vực này thông thường đều được xử lý với filler, có xu hướng tiêm nông và có nguy cơ cao bị chèn ép.
Vùng | Chỉ số dày da tương đối (±SD) |
Môi trên | 2.261 ± 0.539 |
Môi dưới | 2.259 ± 0.537 |
Nhân trung | 2.260 ± 0.375 |
Cằm | 3.144 ± 0.464 |
Mí trên | 1 ± 0.000 |
Mí dưới | 2.189 ± 0.475 |
Trán | 2.850 ± 0.599 |
Má phải | 2.967 ± 0.661 |
Má trái | 3.226 ± 0.628 |
Gò má | 2.783 ± 1.082 |
Dưới cằm | 2.403 ± 0.500 |
Chóp mũi | 3.302 ± 0.491 |
Sống mũi | 2.020 ± 0.478 |
Cổ bên phải | 1.497 ± 0.824 |
Cổ bên trái | 1.530 ± 0.764 |
Bảng 4.2 Độ dày da trung bình
1.2. Lớp dưới da
Các động mạch của mặt chạy từ động mạch cảnh trong và chạy xuyên qua các lỗ vùng mặt hoặc từ nhánh động mạch mặt của động mạch cảnh ngoài. Chúng thường chạy sát xương hoặc thông qua các lỗ và chạy dần đến các lớp nông. Có nguy cơ cao chấn thương mạch máu khi chất filler được tiêm nông bởi vì hầu hết các mạch máu đã chạy nông.
Các động mạch dưới da có đường kính nhỏ hơn so với các động mạch sâu, làm tăng nguy cơ hoại tử thiếu máu cục bộ khi chất filler áp lực cao được tiêm gần các mô dưới da. Nguy cơ cũng tăng lên khi filler được tiêm vào da dày.
Các động mạch quan trọng trên lâm sàng bao gồm:
- Động mạch trên ổ mắt
- Động mạch trên ròng rọc
- Nhánh mũi ngoài của động mạch mặt
- Động mạch lưng mũi
Động mạch trên ổ mắt
Động mạch trên ổ mắt là một nhánh của động mạch mắt xuất phát từ động mạch cảnh trong, chạy qua lõm hoặc lỗ trên ổ mắt và đi sâu dưới cơ trán và hoặc chạy nông để tạo ra thông nối với các động mạch trên ổ mắt và động mạch thái dương nông (Hình 4.5). Nhánh sâu của động mạch trên ổ mắt có thể nằm ở vị trí 12 mm trên rìa ổ mắt, vì vậy nó nên được tiếp cận rất cẩn thận. Nó có thể tiếp tục chạy sâu cho đến 16-42 mm; do đó, chất filler nên được tiêm rất cẩn thận vào lớp trên màng xương. Da thường được nâng cao theo diện tích vuông do cơ cau mày (Hình 4.6 và 4.7).
Động mạch trên ròng rọc
Động mạch trên ròng rọc là một nhánh của động mạch mắt cùng với động mạch trên ổ mắt. Các phân nhánh của động mạch cảnh trong từ động mạch mắt và động mạch ròng rọc sau cho đến động mạch ròng rọc, đâm xuyên vách trong ổ mắt và chạy đến khu vực diện trên gốc mũi. Nó có xu hướng tạo ra một hệ thcannula nối với động mạch ròng rọc đối diện.
Sau khi ra khỏi ổ mắt, nó chạy nông, vì vậy hoại tử da thường xảy ra sau khi tiêm chỉnh sửa nếp nhăn ở diện trên gốc mũi. Khu vực này là tương đối dày, vì vậy nó có nguy cơ cao bị chèn ép hơn (Hình 4,8, 4,9, 4.10 và 4.11).
Động mạch mũi ngoài
Động mạch mũi ngoài là một nhánh của động mạch mặt ở ngang mức nếp gấp cánh mũi (Hình 4.12). Động mạch mặt có xu hướng chạy sâu hơn cơ gò má lớn và cơ gò má bé, và chạy nông về phía cơ nâng môi trên và cơ nâng cánh mũi. Do đó, động mạch mũi ngoài nằm trong lớp dưới da (Hình 4.13).
Động mạch mũi ngoài dễ bị tổn thương trong quá trình tiêm filler để điều chỉnh nếp mũi má vì nó có xu hướng chạy nông đến lớp dưới da giữa nếp mũi má và phần trên của nếp, được gọi là khu vực trước xương hàm trên hoặc dưới ổ mắt. Khi thực hiện tiêm vào lớp dưới da tại đây, có khả năng cao làm hỏng động mạch này (Hình 4.14).
Khi động mạch mặt bị co thắt do biện pháp ức chế thần kinh dưới ổ mắt bằng epineph- rine gây tê, nhánh mũi trên, mũi ngoài, và động mạch sống mũi có thể bị co thắt đồng thời (Hình 4.15). Vì vậy, nó là có khả năng ảnh hưởng đến các mạch máu lân cận vì chúng tạo ra một hệ thông nối.
Thiết kế trước khi tiêm của tác giả được thể hiện trong Hình 4.16. Động mạch mũi ngoài chạy dưới da (mũi tên) và thường bị tổn thương. Phần lớn bác sĩ không tiêm mạnh tay ngay lập tức, nhưng theo thời gian, họ cố gắng nâng cao kết quả bằng cách tiêm vào khu vực này và gây tổn hại các mạch máu (Hình. 4.17, 4.18, 4.19, 4.20 và 4.21).
Động mạch sống mũi
Động mạch sống mũi là nhánh của động mạch mắt xuất phát từ động mạch cảnh trong. Nó cấp vùng mũi sau khi đâm xuyên qua dây chằng khóe mắt trong ở ổ mắt và sau đó tạo ra hệ thông nối với động mạch lưng mũi đối bên và động mạch mũi ngoài. Mối quan hệ giữa các động mạch này được thể hiện trong hình 4.22. Mạch máu này cũng chạy qua lớp dưới da; do đó, tiêm nông có thể gây tổn thương mạch máu (Hình 4.22).
Bốn động mạch đã được mô tả. Động mạch trên ổ mắt, động mạch trên ròng rọc và động mạch sống mũi phát sinh từ động mạch cảnh trong, trong khi động mạch mũi ngoài phát sinh từ động mạch cảnh ngoài. Ba mạch máu phát sinh từ động mạch cảnh trong quan trọng bởi vì tổn thương chúng có thể gây ra các biến chứng filler kinh khủng nhất, như là mù do trào ngược chất filler (Hình 4.23).
Các động mạch mũi ngoài và động mạch góc cũng tạo ra một sự thông nối với động mạch sống mũi, vì vậy bất kỳ mũi tiêm filler nào được thực hiện gần động mạch cảnh trong nên được thực hiện hết sức cẩn thận. Những động mạch này có xu hướng chạy qua lớp dưới da, vì vậy tránh tiêm vào lớp nông dưới da hoặc sử dụng kim có đường kính lớn như 23G để tránh tiêm áp lực mạnh.
Nếu tiêm filler áp lực cao và chất filler đi ngược dòng, các biến chứng nghiêm trọng như mù có thể xảy ra (Hình 4.24).
1.2. Khu vực biệt lập
Một số vùng có tính chất da và cấu trúc giải phẫu khác nhau. Một ví dụ đó là đầu mũi, gồm lớp da dày hơn so với sống mũi và có một cấu trúc độc đáo mà trong đó, các mô dưới da được liên kết chặt chẽ với các lớp cân cơ hạ bì. Khu vực này rất quan trọng bởi vì áp lực được đưa vào bằng cách tiêm không thể được khuếch tán, gây tăng nguy cơ hoại tử (Hình 4.25).
Ngược lại, vùng sống mũi có nguy cơ tương đối thấp vì da mỏng hơn và sự kết nối lỏng lẻo giữa các mô dưới da và lớp cân cơ hạ bì. Khi tiêm vào chóp mũi, quan trọng là chỉ tiêm 70% lượng tối đa để giảm bớt áp lực. Đặc biệt là khi chất filler được tiêm vào có xu hướng gây sưng phù, chẳng hạn như canxi hy- droxyapatite và polycaprolac- tone, quan trọng là chỉ xem xét tiêm 60% lượng tối đa.
Với những đặc tính này, khi tiêm filler vào vùng chóp mũi, bác sĩ lâm sàng nên theo dõi bệnh nhân vào ngày hôm sau để kiểm tra tình trạng đau, thay đổi màu sắc và sưng phù; nếu thấy có vấn đề, giải áp sớm là rất quan trọng.
1.3. Các lỗ
Foramen là một lỗ mà thông qua đó các mạch xuyên qua xương. Các mạch quan trọng bao gồm động mạch trên ổ mắt từ lỗ trên ổ mắt và động mạch dưới ổ mắt từ lỗ dưới ổ mắt.
Các khu vực mà mạch máu xuyên ra nên được tiếp cận rất cẩn thận vì mạch máu có thể bị hư hại nếu thực hiện tiêm gần đó. Nguy hiểm tăng lên vì cấu trúc lỗ giữ mạch máu, tương tự như cầm mạch máu trong tay. Khu vực này cũng quan trọng khi gây tê khu trú vì dây thần kinh cũng có thể bị tổn thương.
2. Khu an toàn
Vùng an toàn ngược của vùng nguy hiểm (Bảng 4.3). Da mịn và mỏng có thể phân tán áp lực bằng cách cho phép bề mặt da mở rộng.
Vùng an toàn |
Da mỏng, mềm |
Lớp trên màng xương | |
Khu vực không cô lập | |
Hệ mạch nhiều thông nối | |
Vùng an toàn tương đối |
Lớp cơ |
Hệ mạch ít thông nối |
Bảng 4.3 Những vùng tiêm filler an toàn
Ngay phía trên lớp màng xương hoặc lớp màng sụn là một tấm vô mạch, lớp mục tiêu trong phẫu thuật. Với cùng lý do, nó cũng an toàn khi tiêm filler.
Chóp mũi là một khu vực độc lập có nguy cơ cao; ngược lại, vùng sống mũi có thể phân tán áp lực khi tiêm chất filler, khiến nó tương đối an toàn. Khi véo da và di động da chóp mũi và da sống mũi, sự khác biệt trở nên rõ ràng, khi mà cảm giác chóp mũi như một khối cứng và da sống mũi trượt nhẹ nhàng. Hiện tượng này xảy ra do sự khác biệt trong sự liên kết giữa mô dưới da và lớp cân cơ hạ bì.
Vị trí nhiều mạch máu sẽ tạo ra thông nối có thể an toàn nhờ tuần hoàn đối bên. Những nơi này gồm môi và mí mắt, có nguy cơ tổn thương mạch máu tương đối thấp hơn.
Lớp cơ cũng được xem là tương đối an toàn vì nó có thể phân tán áp lực, nhưng nó có nhiều mạch máu, nên nó không hoàn toàn an toàn.
3. Đặc điểm vùng nguy hiểm và kỹ thuật tiêm
Các khu vực nguy hiểm được thể hiện trong hình 4.26.
3.1. Diện trên gốc mũi
Vùng diện trên gốc mũi chứa da dày và động mạch trên ròng rọc (phát sinh từ động mạch cảnh trong) nằm trong lớp dưới da. Do đó, hoại tử da cục bộ do da dày, hoặc mù và nhồi máu não do thuyên tắc mạch có thể xảy ra.
Để ngăn ngừa các biến chứng, lượng filler tối thiểu nên được tiêm vào vị trí động mạch trên ròng rọc nếu có thể. Các nếp nhăn ở diện trên gốc mũi có xu hướng ở cùng một vị trí với động mạch trên ròng rọc, vì vậy cần cẩn thận.
Một số nếp nhăn diện trên gốc mũi nằm trong khu vực gần nơi động mạch trên ròng rọc đâm xuyên vách ngăn ổ mắt, vì vậy cần chú ý đặc biệt khi thực hiện chỉnh sửa ở khu vực này (Hình 4.27).
Các tác giả ưa thích dùng ỹ thuật tạo khối Koh để khắc phục nếp nhăn diện trên gốc mũi (Hình 4.28).
Khi tiêm vào vùng này, kim phải vừa đi tới vừa hút, và nên tiêm nhẹ nhàng với áp lực tối thiểu bằng kim có đường kính lớn như 23G. Mũi tiêm đầu tiên nên vào lớp trên màng xương để tạo nền tảng cho toàn bộ quy trình, và tiêm cuối cùng nên ở lớp dưới da. Tiêm vào lớp dưới da đòi hỏi sự chú ý nhiều hơn. Khi tiêm vào lớp dưới da, người tiêm phải đưa kim hướng tới và chọc hút để kiểm tra có máu hay không, và sau đó tiêm cẩn thận để đảm bảo lực căng da thấp.
Chất filler axit hyaluronic có xu hướng gây ra tích nước và nở to, vì vậy nên tiêm 70% lượng tối đa.
3.2. Trán
Động mạch trên ổ mắt cũng phát sinh từ động mạch cảnh trong, do đó chất filler được tiêm vào mạch có thể gây mù hoặc nhồi máu não (Hình 4.5 và 4.6).
Động mạch trên ổ mắt có nhánh nông và nhánh sâu (Hình 4.5). Nó chạy ở lớp dưới da, và tốt hơn là tiêm filler ở lớp trên màng xương. Tuy nhiên, ngay cả trong tiêm trên màng xương, nó cũng không hoàn toàn an toàn bởi vì với nhánh sâu loại III, nó có thể chạy vào lớp trên màng xương đến 16-42 mm từ rìa ổ mắt và cho đến 12 mm tại lớp trên màng xương. Do đó, không nên tiêm dưới 12 mm và nên thực hiện cẩn thận trong khoảng 12 – 42 mm.
Chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật Koh mở rộng giúp giảm thiểu chấn thương mạch máu và thậm chí cho phép tiêm vào một khu vực rộng như trán (Hình 4.29).
Nguyên lý của nó dựa trên kỹ thuật thủy tách, là sự phân tách bằng áp lực nước. Kim không cần phải đặt ở vị trí cần nâng, nhưng chất filler sẽ hướng đến nơi đó; vì thế, nó có thể làm giảm nguy cơ tổn thương mạch máu.
Kỹ thuật Koh mở rộng rất hữu ích để nâng các khu vực rộng như trán hoặc thái dương. Một khoang ban đầu được tạo bằng một kim dài và tiêm kho- ang chồng lấp để tạo khối liên tục và mềm mại. Khi tiêm kho- ang chồng lấp, mũi tiêm đầu tiên nên được thực hiện ở rìa. Sau đó, khu vực tiêm ban đầu được chèn bằng một tay trong khi tiêm mũi kế tiếp, nhằm làm lan chất filler về phía đối diện.
Tiêm bằng các phương pháp trước đó gây khó khăn khi muốn nâng một diện tích rộng như vùng trán. Bằng kim nhỏ, một mũi tiêm mới xuất phát đơn lẻ so với mũi tiêm đầu tiên, hình thành hai vùng được nâng đơn độc. Nó rất khó tiêm vào khu vực giữa hai vùng này. Hơn nữa, có sự gia tăng thiệt hại mạch máu khi tiêm nhiều lần.
3.3. Gốc mũi
Vùng gốc mũi được cấp máu bởi động mạch sống mũi, và động mạch này phát sinh từ động mạch cảnh trong, dẫn đến nguy cơ mù và nhồi máu não.
Gần đây, đã có những trường hợp mù trong quá trình nâng mũi bằng filler vì thuyên tắc động mạch sống mũi và trào ngược đến động mạch mắt. Một trong những thủ thuật phổ biến cần tiêm filler ở châu Á là nâng mũi, và rất quan trọng khi dấy lên mối quan tâm về thuyên tắc mạch.
Vùng mũi không phải là có một đầu cùn và dễ dàng để khu trú trong lớp dưới da, nơi có vùng độc lập so với chóp mũi, và da cũng mỏng hơn da chóp mũi. Ngoài ra, da cũng không liên kết với lớp cân cơ hạ bì. Do đó, gốc mũi là một khu vực tương đối an toàn đối với hoại tử da do chèn ép. Tuy nhiên, xuất hiện xu hướng cao hơn tiêm dưới da để tạo hình dạng mũi sắc nét hơn, và hiện tượng này có thể làm gia tăng nguy cơ thuyên tắc mạch. Hơn nữa, bằng cách sử dụng cannula, nguy cơ này đã tăng lên (Hình. 4.22 và 4.30).
Để ngăn ngừa biến chứng này, điều quan trọng là sử dụng cannula hoặc kim có đường kính lớn (khoảng 23G), giúp việc đưa đầu kim lớp thao tác dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều người thích sử dụng cannula. Cannula ít kháng lực. Vì vậy, khi một can- nula được sử dụng, điều quan trọng là phải kiểm soát đầu can- nula. Một cannula lớn hơn 21G nên được sử dụng để dễ dàng kiểm soát hướng của nó. Khi đầu cannula đã đến điểm tiếp hợp của xương mũi và sụn vách ngăn, đầu cannula được đặt trong lớp trên màng xương, có nghĩa là kim có thể đi sát xương trước khi tiêm (Hình 4.31).
3.4. Chóp mũi
Chóp mũi thường chứa da dày gắn kết chặt chẽ với cân cơ hạ bì. Nó là một khu vực độc lập, vì vậy khi một lượng lớn filler được tiêm vào đó, áp lực không thể phân tán và hoại tử da có thể xảy ra. Đặc biệt, lớp dưới da không mềm nên dễ bị tổn thương hoại tử.
Người tiêm có thể có xu hướng nâng chóp mũi sắc và có xu hướng tiêm filler vào lớp dưới da, nơi động mạch mũi ngoài dễ bị tổn thương. Xem lượng tối đa là 100%, thì chỉ nên tiêm thấp hơn 70%. 30% còn lại sẽ gây ra sưng phù khi tiêm và giữ nước. Tiêm giữa hai sụn cánh mũi sẽ an toàn (Hình 4.32).
Khi tiêm vào chóp mũi, điều quan trọng là không tạo ra chóp rộng. Các tác giả thích sử dụng kim 23G khi chỉ cần nâng chóp mũi.
3.5. Ala Nasi (Cánh mũi)
Cánh mũi là nơi thô cứng hơn khu vực chóp mũi, do đó tiêm filler vào khu vực này có thể gây hoại tử cục bộ. Da cứng chắc đến mức độ sửa chữa tạm thời vùng rãnh có thể thấy lại trong vòng 2 tuần sau khi thao
3.6. Lỗ dưới ổ mắt
Việc sử dụng chất fill- er để nâng vùng trước xương hàm trên ngày càng tăng. Giải phẫu gần khu vực lỗ dưới ổ mắt được minh họa trong Hình 4.33. Thường an toàn khi tiêm filler vào lớp mỡ dưới cơ vòng mắt (SOOF) (Hình 4.34).
Khi tiêm filler vào phần sâu nhất, người ta nên tránh lỗ dưới ổ mắt, nơi dây thần kinh và mạch máu dưới ổ mắt đâm xuyên. Điều này gần như giữ các mạch và dây thần kinh hướng xuống một bên, vì vậy tiêm ở đây rất nguy hiểm. Lỗ dưới ổ mắt hướng xuống và cách bờ dưới ổ mắt một đoạn, vì vậy sẽ an toàn hơn khi tiêm hướng xuống chứ không hướng lên (Hình 4.35 và 4.36).
3.7. Nếp mũi má
Nếp mũi má là một trong những nơi tiêm filler phổ biến nhất. Vì thủ thuật được thực hiện nhiều, nên nhiều biến chứng cũng xảy ra. Mạch máu đáng chú ý nhất là động mạch mũi ngoài, xuất phát từ nhánh động mạch mặt tại nếp cánh mũi.
Động mạch mặt có xu hướng chạy sâu đến cơ gò má lớn và bé, và chạy nông đến cơ nâng môi trên và cơ nâng cánh mũi. Động mạch mũi ngoài nằm ở lớp dưới da. Tất nhiên, không phải mọi người đều có cùng một động mạch hệ thống, nhưng lớp dưới da nên được cân nhắc.
Mạch máu này có xu hướng bị tổn thương trong quá trình điều chỉnh nếp mũi má. Động mạch mũi ngoài đi vượt từ khu vực trước xương hàm trên hoặc dưới ổ mắt đến phần trên của nếp mũi má. Vì vậy, tiêm vào khu vực này có xu hướng tổn hại mạch máu (Hình. 4.13 và 4.14). Vị trí phổ biến nhất được biểu thị bởi một mũi tên trong Hình 4.37.
Động mạch mũi ngoài có xu hướng bị tổn thương trong khu vực được biểu thị bởi mũi tên. Hoại tử rìa cánh mũi hoặc chóp mũi có thể xảy ra, trong khi mù hoặc nhồi máu não có thể xảy ra do thuyên tắc động mạch sống mũi liên kết với động mạch góc. Tổn thương như vậy dẫn đến hoại tử rìa cánh mũi hoặc hoại tử chóp mũi, trong khi mù hoặc nhồi máu não có thể xảy ra do thuyên tắc động mạch lưng mũi (Hình 4.12).
Chấn thương nhánh mũi ngoài có xu hướng bị gây ra bởi bác sĩ có kinh nghiệm hơn là người mới bắt đầu tiêm vì các bác sĩ lớn có đủ kinh nghiệm và sự tự tin sẽ muốn mũi tiêm filler đạt được kết quả tốt hơn và sẽ tiêm vào lớp dưới da nơi động mạch mũi ngoài khu trú. Vì vậy, khi chỉnh nếp mũi má, luôn luôn nhớ đường đi của động mạch mũi ngoài.
3.8. Thái dương
Giải phẫu thái dương khá phức tạp. Chúng tôi xác định khu vực thái dương là từ mạc thái dương cho đến cung gò má, và nó chứa nhiều lớp khác nhau. Từ bên ngoài sẽ có da, lớp dưới da, cân thái dương nông, cân vô danh và cân mang tai – thái dương, lớp nông cân thái dương sâu, lớp sâu cân thái dương sâu, cơ thái dương, và xương thái dương. Các lớp nên được so sánh với các khu vực khác trên khuôn mặt (Bảng 4.4).
Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể tiêm chất filler mô mềm vào bốn khoang:
- (1) lớp dưới da;
- (2)khoang giữa cân thái dương nông và cân thái dương sâu;
- (3) khoang giữa lớp nông và lớp sâu của cân thái dương sâu;
- và (4) bên dưới cơ thái dương (Hình 38).
Khoang đầu tiên là lớp dưới da, là một khoang mỡ nông bao gồm khoang gò má – thái dương ngoài và khoang ổ mắt ngoài. Tĩnh mạch thái dương nông và tĩnh mạch gác nằm trong lớp này. Tĩnh mạch có thể được phát hiện ở da mỏng, nhưng khi bị rách vỡ, bầm tím nghiêm trọng có thể xảy ra. Khi tiêm sâu, động mạch thái dương nông hoặc động mạch gò má – ổ mắt cũng có thể bị tổn thương. Chúng tôi gần đây sử dụng công nghệ cận hồng ngoại để phát hiện các tĩnh mạch và tránh làm tổn thương chúng (Hình 4.39).
Lớp |
Da đầu |
Trán |
Thái dương |
Má (phía bên) |
Má (phía trước) | |
1 | Da | Da | Da | Da | Da | |
2 |
Mô liên kết |
Lớp mỡ nông | Lớp mỡ nông khoang thái dương – má ngoài |
Lớp mỡ nông |
Lớp mỡ nông |
|
3 |
Lớp cân | Cơ trán | Cân thái dương nông | SMAS
Cơ bám da cổ |
Cơ biểu cảm mặt | |
4 |
Mô liên kết lỏng lẻo |
Khong dưới cân sọ ROOF Lớp mỡ phủ cân sọ |
Mô liên kết lỏng lẻo |
Tấm dưới SMAS Khoang trước hàm |
Lớp mỡ sâu Khoang trước mà và kho- ang trước hàm trên SOOF |
|
Cân vô danh |
Cân thái dương mang tai | |||||
5 |
Màng xương |
Màng xương |
Cân thái dương sâu
Lớp mỡ thái dương |
Cân hàm – mang tai |
||
6 |
Cơ thái dương |
Tuyến mang tai Cơ cắn
Túi mỡ má |
||||
SMAS lớp cân cơ hạ bì nông
Bảng 4.4 Các lớp vùng mặt
Khoang thứ hai là giữa cân thái dương nông và cân thái dương sâu. Khu vực này có thể được phân chia bởi vách ngăn thái dương sau thành khoang thái dương trên và khoang thái dương dưới. Khoang thái dương phía trên là vùng tương đối an toàn, và khoang thái dương dưới nên được cân nhắc có tĩnh mạch thái dương sâu đâm xuyên phân nhánh. Khi sử dụng cannula, chúng ta phải đâm thủng cân thái dương nông và tiêm filler vào khu vực này. Cân thái dương sâu rất cứng, gây khó khăn khi đâm xuyên bằng cannula; ngược lại, khá dễ dàng khi tiêm vào khoang thái dương trên.
Khoang thứ ba là giữa lớp nông và lớp sâu của cân thái dương sâu, chứa các khối mỡ thái dương. Vấn đề là chúng ta không thể tiếp cận khu vực này bằng cách sử dụng cannula bởi vì chúng ta phải đâm xuyên lớp nông cân thái dương sâu, một điều rất khó thực hiện bằng can- nula. Khi sử dụng kim, chúng ta không thể ước đoán lớp này. Ngoài ra, nếu chúng ta tiêm sâu hơn một chút qua cân thái dương sâu, chúng ta có thể gặp phải lớp cơ và túi mỡ má – thái dương, tại nơi mà chất filler có thể di chuyển đến phần khoang má.
Khoang thứ tư là dưới cơ thái dương. Đó là một kho- ang tương đối vô mạch, nhưng nó có thể liên quan đến nhiều vấn đề: (1) Cơ thái dương là một cơ nhai được gắn chặt với xương thái dương, do đó filler nên được tiêm vào bên trong cơ bắp, nơi nó sẽ được hấp thụ rất nhanh. (2) Một lượng lớn filler nên được tiêm để nâng cả cân và cơ, đòi hỏi nhiều hơn 1-2 cc filler. (3) Tĩnh mạch thái dương giữa, chạy ngang nơi hố thái dương, bên dưới lớp nông của cân thái dương sâu và kết nối với tĩnh mạch thái dương nông, nên được tránh để không gây các biến chứng nghiêm trọng. Các tĩnh mạch thái dương giữa được xem là nằm khoảng 23,5 mm (15,7-33,6 mm) phía trên phần má của cung gò má và 18,5 mm (12,5-23,5 mm) phía trên mỏm gò má, khoảng một khoát ngón tay phía trên cung gò má (Hình 4.40). (4) Theo một báo cáo gần đây, đã có một trường hợp đâm xuyên xương thái dương trong khi tiêm. Rất khó có thể đâm xuyên cân thái dương sâu bằng một cannula; do đó, nên sử dụng kim để thực hiện tiêm sâu. Các tác giả ưa thích tiêm vào lớp dưới da hơn là tiêm sâu vì những lý do được mô tả bên trên (Hình 4.41). Mũi tiêm sử dụng kỹ thuật Koh mở rộng, (Hình 4.29) cũng hữu ích trong khu vực thái dương.
4. GIỚI THIỆU
- Ha RY, Nojima K, Adams WP Jr, Brown Analysis of facial skin thickness: defining the relative thickness index. Plast Reconstr Surg. 2005;115(6):1769–73.
- Lee W, Oh W, Hong GW, Kim JS, Yang EJ. Novel technique of filler injection in the temple area using the vein detection J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2019;72:335–54
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Aulagnier J, Hoc C, Mathieu E, Dreyfus JF, Fischler M, Le Guen
- Efficacy of AccuVein to fa- cilitate peripheral intravenous placement in adults presenting to an emergency department: a randomized clinical trial. Acad Emerg Med. 2014;21(8):858– 63.
- Breithaupt AD, Jones DH, Braz A, Narins R, Weinkle S. An- atomical basis for safe and effec- tive volumization of the temple. Dermatol 2015;41(Suppl 1):S278–83.
- Cong LY, Phothong W, Lee SH, Wanitphakdeedecha R, Koh I, Tansatit T, et Topographic analysis of the supratrochlear artery and the supraorbital ar- tery: implication for improving the safety of forehead
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề