Các phương pháp tiêm Meso: cơ chế tác dụng, cách tiến hành, ứng dụng

Bài viết Các phương pháp tiêm Meso: cơ chế tác dụng, cách tiến hành, ứng dụng được biên dịch bởi Bs Phạm Tăng Tùng từ Sách “ATLAS MESOTHERAPY – MESOTHERAPY TRONG TRẺ HÓA DA” của tác giả Gabriella Fabbrocini, Patrizia Forgione, và Claudia Capasso

1. MESOTHERAPY

Mesotherapy được áp dụng cho lớp mô trung bì (mesoder- mal tissue) nơi bắt đầu của mô liên kiết. Thủ thuật này đôi lúc là trung gian giữa kĩ thuật châm cứu và kĩ thuật gây phản xạ. Cha đẻ của phương pháp này là Michel Pistor, ông định nghĩa mesother- apy như là thủ thuật điều trị đối chứng, nhẹ, đa hóa trị và tại chỗ [1]. Bản viết tay về phương pháp tiêm nhiều điểm các loại kem bôi (cream) và tinh dầu (oitments) đã xuất hiện từ những năm 1300 sau công nguyên. Năm 1923, một số bác sĩ thú y đã sử dụng kĩ thuật này thành công. Mesotherapy mang lại nhiều lợi ích vì phương pháp này cho phép bác sĩ cắt giảm được liều thuốc, cũng như khiến họ chú ý đến tác dụng kích thích vật lí/hóa học của thủ thuật tiêm.

Đây được gọi là phương pháp “meso” vì nó nằm “trung gian” giữa 2 khái niệm: Một mặt đó là liệu pháp đối chứng (allopathy) có tính độc, tính dị ứng, và tác dụng phụ nhanh; mặt khác là liệu pháp đồng căn (homeopathy) có tính an toàn, nhẹ, dung nạp tốt và sử dụng liều tối thiểu nhưng thỉnh thoảng tác dụng chậm. Hiệu quả điều trị là kết quả đạt được từ tác dụng của hóa chất trong sản phẩm được sử dụng và kích thích phản xạ được gây ra bởi rất nhiều lỗ kim nhỏ được tạo ra ở nhiều vị trí khác nhau. Với kĩ thuật này thì hàm lượng thuốc cần thiết sẽ thấp hơn. Yếu tố vật lí trong phương pháp này là các đáp ứng được tạo ra bởi phản xạ khi kim xâm nhập qua da và yếu tố hóa học là các phản ứng trực tiếp của thuốc trong da.

Do đó, mesotherapy là một kĩ thuật tiêm nhằm đưa những liều thuốc nhỏ vào trong bề mặt da nơi cần thiết để thuốc có thể thể hiện được tác dụng của nó [2]. Kĩ thuật tiêm chỉ nên dừng lại ở lớp bì nhú nông mà thôi (1,5- 2 mm).

Để thực hiện thủ thuật cần phải sử dụng bơm tiêm dùng một lần có kích thước 4 mm x 0.4 mm (27G) (Leble needle) để cho phép tiêm trong da chính xác trên bất kì trên bất kì bề mặt da nào. Khi sử dụng kim này, ta có thể dễ dàng tránh các tổn thương giãn mạch (telangiectasisas) và tổn thương da. Tuy nhiên sử dụng kim 13 mm x 0.3 (30 G) lại phù hợp hơn để kích thích sinh học da. Nếu bác sĩ thích dùng kim ngắn hơn thì có thể tháo nắp trên kim 30 G và cắt bớt đầu kim (hình 3.1). Sau khi rửa sạch da cẩn thận, chúng ta sẽ tiến hành một loạt những lần vi tiêm; và vi tiêm (microinjec- tion) ở đây nghĩa là đưa một lượng 0.10 – 0.20 ml thuốc vào da.

Hình 3.1 Các loại kim được sử dụng trong mesotherapy và kim SIT (kim màu xanh da trời) được sử dụng trong microtherapy.
Hình 3.1 Các loại kim được sử dụng trong mesotherapy và kim SIT (kim màu xanh da trời) được sử dụng trong microtherapy.

Tiêm trong da được thực hiện bằng cách đưa kim vào da qua một góc nhọn sao cho có thể tạo ra được một dát nhỏ màu đỏ. Khoảng cách trung bình giữa các dát màu đỏ là 1-2 cm và số lượng phải đủ để phủ toàn bộ diện tích cần được điều trị để làm đầy phạm vi tác dụng của thuốc. Tổng lượng thuốc tiêm không nên vượt quá 3-5 ml.

Súng meso hiện đang có sẵn trên thị trường và mang lại nhiều lợi ích. Khi sử dụng súng meso, ta có thể lựa chọn được độ sâu mong muốn và tự động để điều trị, do đó có thể thực hiện thủ thuật nhanh hơn. Hơn nữa, dùng súng meso giúp bệnh nhân đỡ đau hơn (do không đụng đến dây thần kinh), cho phép tiết kiệm thuốc tiêm (vì thuốc không bị chảy ngược khi tiêm), và tránh xuất hiện bầm tím (do kim không chạm được đến tĩnh mạch mà chỉ gây tổn thương lên mao mạch).

2. MICROTHERAPY

Microtherapy là một thủ thuật được nghiên cứu kĩ lưỡng và phát triển nhanh nhằm hỗ trợ đưa thuốc vào da. Sử dụng các kim siêu mảnh cho phép thuốc có thể tiếp cận đến lớp bì nhú, do dó tránh gây tổn thương các dây thần kinh và mạch máu nông. Bằng cách sử dụng phương pháp này, chúng ta có thể làm giảm được nguy cơ và tác dụng phụ của phương pháp mesotheray cổ điển.

Liệu pháp tiêm vào da (SIT- skin injection therapy) sử dụng một đầu tiêm, gắn vừa vào một xi lanh bình thường hoặc xi lanh Luer-lock, có hình dạng giống như một cái phễu đảo ngược bên trong có một đầu kim siêu mỏng đường kính 0.27 mm (32 G) (hình và Bảng 1). Bờ ngoài của đầu tiêm hình phiễu được áp lên da với một áp lực, làm căng da và giúp kim ở giữa phễu có thể đâm vào da. Thủ thuật này giúp quá trình tiêm thuốc không đau và không bị bầm.

Sau khi lượng thuốc cài đặt được tiêm, thì áp lực đè được giải phóng và lỗ tiêm sẽ bị đóng lại nhờ sự đàn hồi trở lại của da. Một giọt nhỏ hoạt chất tiêm vẫn còn lại ở trên da do giải phóng áp lực piston cao su của xi lanh vốn hoạt động như một khoang đàn hồi. Giọt nhỏ này sau một lúc sẽ được hấp thu.

Trong số các ưu điểm của thủ thuật, chúng tôi lựa chọn liệt kê những ưu điểm sau:

  • Quá trình tiêm không đau do kim không chạm đến các sợi dây thần kinh
  • Giảm tỉ lệ bầm máu do chỉ ảnh hưởng đến mao mạch mà không gây tổn thương các tiểu tĩnh mạch.
  • Làm chậm hấp thu thuốc do nó không tiếp cận được đến các tiểu tĩnh mạch ở lớp bì sâu và do đó hạn chế thuốc đi vào tuần hoàn, thuốc được giữ lại hoạt hóa tại chỗ trong thời gian kéo dài hơn.
  • Không gây sẹo ở lớp bì sâu do đó không để lại những di chứng không mong muốn.
    Bảng 3.1 Đầu tiêm SIT dùng một lần cho Microtherapy: kĩ thuật thực hiện
    Bảng 3.1 Đầu tiêm SIT dùng một lần cho Microtherapy: kĩ thuật thực hiện

3. ĐIỆN DI QUA DA

Điện di bề mặt da là phương pháp rất thú vị có sự ứng dụng đa dạng lên bệnh học và thẩm mỹ da.

Trên một phương diện thì da là hàng rào quan trọng để ngăn chặn không cho các chất từ bên ngoài đi vào trong cơ thể và trên một phương diện khác thì da lại là một con đường tiềm năng giúp chúng ta đưa các hoạt chất vào bên trong hoặc cho mục đích điều trị trong da và cơ thể. Các nghiên cứu gần đây đã phác thảo các thủ thuật cải tiến nhằm khuếch tán các chất có dược tính tốt qua lớp sừng là lớp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hạn chế sự lan tỏa và xâm nhập của các chất từ bên ngoài môi trường [3].

Lớp sừng có cấu trúc đặc biệt đóng vai trò quyết định trong thực hiện chức năng hàng rào bảo vệ. Trong số rất nhiều các thành phần nội bào của lớp này không có chất nền lipid bao quanh các sợi keratin hoặc quanh keratohyaline; do đó lớp sừng gần như là không thể xâm nhập [4].

Con đường xâm nhập thông qua khoảng kẽ gian bào được tạo ra do sự thoái hóa các corneodesmosomes, dẫn đến hình thành một vùng khuyết liên tục (kênh bài tiết nước). Một số thủ thuật sử dụng thiết cố gắng làm tăng khả năng thấm của các hoạt chất để có thể thu được tác dụng tại chỗ hoặc đưa chúng vào hệ tuần hoàn, tránh làm tổn thương da như khi dùng kim. Mục tiêu của những hệ thống điện di này là đưa một nồng độ thuốc thích hợp tiếp cận đến những vùng đích theo một con đường chọn lọc mà không làm phân tán trong mạng lưới tuần hoàn như khi dùng thuốc qua đường tĩnh mạch.

Điện di là phương pháp sử dụng dòng điện để làm tăng sự khuếch tán của thuốc/hoạt chất qua lớp sừng [5].

3.1. Cơ chế tác dụng

Năm 1970, các bác sĩ da liễu người Mỹ đã phát hiện ra rằng khi áp một điện tích mạnh trong khoảng thời gian ngắn và phù hợp sẽ gây ra sự thay đổi phân cực của màng tế bào [6]. Phương pháp này được gọi là ‘điện di’ và đã được sử dụng để điều trị u hắc tố qua da.

Năm 2003, Peter Agree và Roderick Mac Kinnon, những người đoạt giải Nobel lần lượt thuộc trường Biological Chemistry School của đại học Johns Hopkins University và trường Neurobiol- ogy School của đại học Rockfeller University, đã làm sáng tỏ cơ chế phân tử và lý sinh điều hòa quá trình vận chuyển nước và ion kali từ bên ngoài vào bên trong tế bào và ngược lại [7]. Những nghiên cứu này cho phép xác định được các electropores (kênh điện) hoặc hydropores (kênh nước): kênh nước gồm các protein xuyên màng hình thành bên trong nó một kênh ưa nước được tạo từ các cực amino acid cho phép vận chuyển nước và các ion hoặc phân tử vào bên trong tế bào [8]. Sự ra đời của phương pháp điện di có nguồn gốc từ việc ứng dụng những nguyên lí này với mục đích làm tăng khả năng hấp thụ thuốc và chất dinh dưỡng qua da. Có hơn 4000 bài báo khoa học đã được công bố cho đến thời điểm này chứng minh hoạt động và hiệu quả của phương pháp điện di. Tại trường đại học Florence, các thử nghiệm nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh việc có thể đưa collagen bò type I (phân tử lớn, 0.8 μm) qua da chuột bằng phương pháp điện di.

Phương pháp điện di qua da đã được phát triển từ thủ thuật ban đầu này. Phương pháp này tận dụng khả năng hấp thụ qua da bằng cách sử dụng một hệ thống truyền tải những kích thích có khả năng làm mở “cổng ion” đặc biệt được sử dụng để vận chuyển các chất có kích thước phù hợp, tránh gây tổn thương màng tế bào [9].

Có rất nhiều thiết bị khác nhau được sử dụng cho mục đích lâm sàng và thẩm mỹ. Hoạt động điện của thiết bị điện di được tạo ra bằng một phích cắm chuyển đổi sang tụ điện 100 V do đó có thể tạo ra sóng mũ nghịch đảo làm rối loạn giá trị điện thế bình thường của tế bào, từ đó làm tăng khả năng thấm của da. Trạng thái này sẽ được duy trì trong một khoảng thời gian hạn chế do cơ chế dẫn truyền điện giải sẽ khiến điện thế trở về trạng thái cân bằng.

Các thiết bị với kĩ thuật cải tiến sử dụng các đợt sóng và các dòng điện được kiểm soát tích cực. Các thiết bị này có thể tạo ra một chuỗi xung đối cực để tránh hiện tượng điện phân ở trên các điện cực.

3.2. Phương pháp

Phương pháp này được thực hiện bằng cách áp lên bề mặt biều bì một xung điện có khả năng tạo ra sự chênh lệch điện thế từ 0.5 – 1.5 V gây ra hiện tượng phân cực của màng tế bào. Bằng cách làm tương tự sẽ tạo ra một sự nhiễu loạn điện hóa ở lớp sừng, từ đó làm tăng khả năng thấm của lớp này. Lớp sừng là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của các phân tử ưa nước và/hoặc các phân tử có trọng lượng cao, và chỉ những phân tử có trọng lượng phù hợp và ưa dầu thì mới có thể khuếch tán thụ động qua lớp sừng để đến vùng bì da [10].

Thủ thuật này hoàn toàn không đau và an toàn cho bệnh nhân.

Hệ thống được đặt trưng bởi một tụ điện 100v có thể tạo ra sóng mũ nghịch đảo đặc trưng và bởi một khoang hoạt hóa kim loại bên trong chứa gel dẫn được làm từ các phân tử có khả năng thấm vào da.

Hiện tượng này diễn ra trong một vài phút sau khi áp điện lên da; khoảng thời gian kênh điện mở tùy thuộc vào độ dài của sóng điện từ được tạo ra, khoảng thời gian này kéo dài từ vài giây đến vài phút.

Kênh điện cho phép vận chuyển qua màng tế bào các phân tử mà bình thường chúng không thể thấm qua màng tế bào được do trọng lượng phân tử cao. Kênh nước có kích thước khá lớn (1-2 μm) cho phép các phân tử có trọng lượng trung bình như polysac- charides (hyaluronic acid), peptides (soluble collagen), và gluco- sides (Hình 3.2) đi qua.

Hình 3.2 Sự hình thành kênh nước và sự thấm
Hình 3.2 Sự hình thành kênh nước và sự thấm

Một khi được hình thành, những kênh này sẽ duy trì trạng thái mở trong thời gian tương đối dài (ví dụ: trong một vài giây). Trạng thái này được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định sau khi điện thế cân bằng trở lại nhờ quá trình dẫn truyền điện giải.

4. ỨNG DỤNG

Điều trị bao gồm một liệu trình vi mài da tinh thể (crys- tal microdermabrasion) hoặc một liệu trình peel điện (electronic peeling) bằng quá trình tạo lỗ (cavitation) gây ra sự bóc tách của lớp sừng; tiếp sau đó cần làm một liệu trình peel để làm tăng chất lượng của cuộc điều trị (hình 3.3). Giai đoạn thứ hai bao gồm đưa các dưỡng chất tái tạo da (hyaluronic acid, vitamins, peptides…) vào bên trong gel dẫn, sau đó được ion hóa trong một khoang ion hóa và bôi lên vùng da được điều trị bằng massage nhẹ [11] (hình 3.4).

Hình 3.3 Cavitation
Hình 3.3 Cavitation
Hình 3. 4 Điện di
Hình 3. 4 Điện di

Quá trình điều trị kéo dài khoảng 30 phút, gồm giai đoạn tiền peel (giai đoạn cavitation), và có thể điều trị lặp lại sau 1-2 tuần trong tối đa khoảng 10 liệu trình (hình 3.5 – 3.8).

Hình 3.5 Bệnh nhân trước điều trị
Hình 3.5 Bệnh nhân trước điều trị
Hình 3.6 Bệnh nhân sau điều trị
Hình 3.6 Bệnh nhân sau điều trị
Hình 3.7 Bệnh nhân trước điều trị
Hình 3.7 Bệnh nhân trước điều trị
Hình 3.8 Bệnh nhân sau điều trị
Hình 3.8 Bệnh nhân sau điều trị

Nhờ mang lại hiệu quả điều trị tốt, thủ thuật này cho phép được sử dụng để đưa các chất tương tự botulinum toxin vào các vùng mặt có nếp nhăn nhỏ, và nó còn được khuyến cáo sử dụng với những hoạt chất phân bổ mạch máu để điều trị đường rạn da và sẹo. Nói chung, điện di là một lĩnh vực mới trong việc ứng dụng kiến thức về sinh lí bệnh của chất nền mô kẽ, và là phương pháp hứa hẹn trong tương lai.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Pistor What is mesotherapy? Chir Dent Fr 1976;46: 59–60.
  2. Rohrich Mesotherapy: What is it? Does it work? Plast Recon- str Surg 2005;115:1425.
  3. Walters Dermatological and Transdermal Formulations. New York: Marcel Dekker, 2002.
  4. Roberts MS, Cross SE, Pellett Skin transport. In: Walters A, ed. Dermatological and Transdermal Formulations. New York: Marcel Dekker, 2002:89–195.
  5. Sharma A, Kara M, Smith FR, Krishnan TR. Transdermal drug delivery using electroporation. I. Factors influencing in vitro de- livery of terazosin hydrochloride in hairless J Pharm Sci 2000;89:528–35.
  6. Armstrong CM. Ionic pores, gates, and gating currents. Q Rev Biopsy 1975;7:179–210.
  7. Dutzler R, Campbell EB, MacKinnon R. Gating the selectivity fil- ter in ClC chloride channels. Science 2003;300:108–12.
  8. Finkelstein, A. Water Movement Through Lipid Bilayers, Pores, and Plasma New York: Wiley Interscience, 1987.
  9. Potts RO, Bommannan D, Wong O, et al. Transdermal peptide delivery using electroporation. In: Sanders LM, Hendren RW, eds. Protein Delivery – Physical New York: Plenum, 1997:213– 38.
  10. Santoianni. Intradermal delivery of active principles. G Ital Dermatol Venereol 2005;140:549–55.
  11. Forgione P, De Natale F, Sammarco E, Chianese N, Vitiello The effectiveness of an innovative biorevitalizing mixture carried by the transermal electrodelivery. J Appl Cosmetol 2006;24:1–6.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *