Ứng dụng mesotherapy trong trẻ hóa da: Tổng quan, chỉ định

Bài viết Ứng dụng mesotherapy trong trẻ hóa da: Tổng quan, chỉ định được biên dịch bởi Bs Phạm Tăng Tùng từ Sách “ATLAS MESOTHERAPY – MESOTHERAPY TRONG TRẺ HÓA DA” của tác giả Matilde Lorizzo, Maria Pia De Padova, và Antonella Tosti

1. ĐỊNH NGHĨA

Michel Pistor phát triển phương pháp mesotherapy ở Pháp vào năm 1952. Trong thực hành, phương pháp này được nhiều người biết đến nhờ ứng dụng của nó trong điều trị bệnh sần vỏ cam (cellulite). Mục đích của mesotherapy trong trẻ hóa da là nhằm làm tăng khả năng tổng hợp sinh học của các nguyên bào sợi (fibroblasts) và để thiết lập lại một môi trường sinh lí tối ưu, khuếch đại hoạt động tế bào, và sản xuất các sợi collagen, elastin và hyaluronic acid mới, từ đó làm da săn chắc hơn, sáng hơn và làm ẩm cho da.

Để đạt được mục đích trên ta có thể tiêm vào lớp da bề mặt các sản phẩm phù hợp có khả năng tương hợp sinh học hoàn hảo và phân hủy sinh học hoàn toàn.

Nếu quá trình điều trị bằng mesotherapy được lặp lại nhiều lần theo thời gian thì cũng có thể làm giảm các nếp nhăn.

Mesotherapy trong trẻ hóa da còn được gọi là trẻ hóa da sinh học, tái sinh sinh học hoặc mesolift.

2. CHỈ ĐỊNH

Theo thời gian, da trải qua những thay đổi về mô học và lâm sàng do quá trình lão hóa nội sinh (lão hóa theo thời gian) như:

  • Thay đổi cấu trúc và độ đàn hồi của da
  • Thay đổi màu sắc da
  • Thay đổi mô dưới da
  • Thay đổi hệ thống mạch máu

Trên lâm sàng, da trở nên teo, lỏng lẻo và xuất hiện nếp nhăn. Trên mô học có sự teo thượng bì. Các đặc điểm ở lớp bì gồm giảm độ dày, mất các sợi đàn hồi, và giảm khả năng tổng hợp sinh học của các nguyên bào sợi [1]. Chức năng miễn dịch, nội tiết, và thần kinh của da cũng giảm đi theo tuổi tác. Tất cả những thay đổi này đã được quy định sẵn trong bộ gen và do đó có sự khác nhau giữa mỗi người.

Lão hóa theo thời gian có thể diễn ra nhanh hơn do tích lũy các tổn thương từ môi trường sống như phơi nhiễm tia cực tím (UV) lâu dài (tổn thương ánh sáng), tiếp xúc với nhiều chất bẩn, và hút thuốc. Ảnh hưởng của tổn thương ánh sáng (photodamage) lên quá trình lão hóa nội sinh của da được gọi là lão hóa ánh sáng (photoaging). Quá trình lão hóa ánh sáng được đặc trưng bởi sự xuất hiện các nếp nhăn, chảy xệ, đốm tăng sắc tố, cấu trúc bề mặt thô ráp. Các tổn thương ác tính có thể liên quan đến lão hóa ánh sáng. Trên mô học, độ dày lớp thượng bì có thể tăng hoặc giảm, tương ứng với vùng da tăng sản hoặc vùng da giảm sản. Có sự mất cực của các tế bào thượng bì và các tế bào sừng (keratinocyte) không điển hình. Các đặc điểm lão hóa ở lớp bì gồm sự thoái hóa mô đàn hồi và phân hủy collagen. Các mạch máu bị giãn ra và xoắn (hình 1.1 và 1.2). Tiếp xúc với tia UV sẽ làm sản sinh các gốc phóng xạ tự do và matrix-degrading metaoproteinases (enzyme tiêu hủy cấu trúc nền) bao gồm enzyme phân hủy collagen (collagenase) [2,3].

tre_hoa_da
tre_hoa_da
Hình 1.1 Mô học của da bị lão hóa
Hình 1.1 Mô học của da bị lão hóa
Hình 1.2 Cùng lam kính với hình 1.1 nhưng đã được phóng to
Hình 1.2 Cùng lam kính với hình 1.1 nhưng đã được phóng to

Các kĩ thuật không xâm lấn (lâm sàng và ảnh chụp) và xâm lấn (mô học, công cụ, và các test sinh hóa) đã được đề xuất bởi một số tác giả với mục đích xây dựng phương pháp đánh giá khách quan cho những thay đổi này.

Đánh giá qua hệ thống ảnh chụp và lâm sàng là phương pháp dễ thực hiện nhất và được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng, mặc dù đây không phải là phương pháp có giá trị khách quan.

Theo Glogau [4,5], lão hóa ánh sáng có thể được phân loại như sau:

Type I- Không có nếp nhăn

  • Lão hóa ánh sáng sớm
  • Nếp nhăn tối thiểu
  • Thay đổi sắc tố da nhẹ
  • Không dày sừng
  • Bệnh nhân độ tuổi từ 20-30 tuổi Type II- Nếp nhăn động
  • Lão hóa ánh sáng mức độ trung bình
  • Các rãnh cười song song bắt đầu xuất hiện ở 2 bên miệng
  • Xuất hiện các đốm nâu lão hóa sớm
  • Dày sừng sờ được nhưng chưa thấy được
  • Bệnh nhân độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi Type III- Nếp nhăn tĩnh
  • Lão hóa ánh sáng trầm trọng hơn
  • Nếp nhăn xuất hiện dù mặt không chuyển động
  • Thay đổi sắc tố da thấy rõ
  • Dày sừng có thể thấy được
  • Giãn mạch
  • Bệnh nhân độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi

Type III- Nếp nhăn tĩnh

  • Lão hóa ánh sáng trầm trọng hơn
  • Nếp nhăn xuất hiện dù mặt không chuyển động
  • Thay đổi sắc tố da thấy rõ
  • Dày sừng có thể thấy được
  • Giãn mạch
  • Bệnh nhân độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi Type IV- Chỉ thấy các nếp nhăn
  • Lão hóa ánh sáng nặng
  • Nếp nhăn xuất hiện trên toàn bộ mặt
  • Da trở nên vàng xám
  • Xuất hiện các dấu hiệu ác tính trên da
  • Bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi

Theo Rubin [6], có 3 mức độ lão hóa ánh sáng:

Độ I

  • Xuất hiện nếp nhăn rõ khi co cơ
  • Da lốm đốm, mờ đục, thô ráp

Độ II

  • Xuất hiện nếp nhăn rõ khi co cơ
  • Da lốm đốm, mờ đục, thô ráp
  • Nếp nhăn giả và một vài đường rãnh nhỏ xuất hiện ở trạng thái nghỉ

Độ III

  • Thay đổi sắc tố da và dày sừng ánh sáng
  • Giãn mạch
  • Nếp nhăn sâu luôn thấy được trên toàn bộ mặt
  • Da dày, vàng nhạt, và có nếp gấp
  • Dày sừng lão hóa và dày sừng ánh sáng

Le Coz [7] đã đưa ra phân loại về mức độ chảy xệ của da:

Giai đoạn I- Xệ da chỉ thấy được ở một vài tư thế (hình 1.3) Giai đoạn I- Xệ da chỉ thấy được khi véo (hình 1.4)

Hình 1.3 Xệ da giai đoạn I
Hình 1.3 Xệ da giai đoạn I
Hình 1.4 Xệ da giai đoạn II
Hình 1.4 Xệ da giai đoạn II

Giai đoạn III- Xệ da luôn thấy được (hình 1.5)

Hình 1.5 Xệ da giai đoạn III
Hình 1.5 Xệ da giai đoạn III

Dựa vào những tiền đề trên, mesotherapy có thể được chỉ định cho:

  • Lão hóa theo tuổi: nhẹ-trung bình (Glogau I/II; Rubin I/ II; Le Coz I/II)
  • Lão hóa ánh sáng: nhẹ-trung bình (Glogau I/II; Rubin I/ II)
  • Dự phòng lão hóa
  • Bảo vệ da khi phơi bày ánh sáng mặt trời
  • Người hút thuốc lá

3. VÙNG DA ÁP DỤNG MESOTHERAPY [8-11]

  • Mặt (hai má, cằm, trán)
  • Cổ
  • Đường viền cổ dưới
  • Mu bàn tay
  • Bụng
  • Tay và chân (mặt trong)

4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Dị ứng (đặc biệt là dị ứng với các thành phần chất tiêm)
  • Tiền sử sẹo phì đại
  • Chảy máu bất thường và/hoặc đang điều trị thuốc chống đông
  • Mang thai/cho con bú
  • Các bệnh lí tự miễn (lupus, xơ cứng bì)
  • Bệnh động kinh
  • Bệnh đái tháo đường
  • Nhiễm virus herpes type 1 (HSV-1) đang ở trong giai đoạn hoạt động (nhìn bên dưới)
  • Nhiễm trùng
  • Các bệnh lí viêm da (giai đoạn cấp)

Lưu ý: Nhiễm HSV-1 là chống chỉ định của mesotherapy nếu đang ở giai đoạn hoạt động. Để tránh tái phát herpes ở những bệnh nhân bị viêm họng, bắt buộc phải điều trị dự phòng với vala- cyclovir (500 mg, 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày). Ngoài ra có thể sử dụng famciclovir (1500 mg) liều duy nhất.

5. ƯU ĐIỂM

  • Hiệu quả đối với lão hóa mức độ nhẹ-trung bình (hình 6 và 1.7)
  • Dễ thực hiện
  • Ít đau
  • Không cần phải test da
  • Tác dụng phụ tối thiểu
  • Không cần thời gian nghỉ hoặc thời gian phục hồi
  • Có thể thực hiện trên mọi phân loại ánh sáng của da
    Hình 1.6 Lão hóa da mức độ nhẹ/trung bình trên mặt
    Hình 1.6 Lão hóa da mức độ nhẹ/trung bình trên mặt
    Hình 1.7 Lão hóa da nhẹ ở bàn tay
    Hình 1.7 Lão hóa da nhẹ ở bàn tay

Mesotherapy là phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho các thủ thuật trẻ hóa da không phẫu thuật khác. Phương pháp này giúp trẻ hóa da, giúp hạn chế nhu cầu sử dụng các thủ thuật trẻ hóa da khác. Các bệnh nhân ít đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp trẻ hóa da khác hơn- điều này không phải vì phương pháp này có hiệu quả kéo dài mà là vì mesotherapy làm trẻ hóa da, khiến da trở nên săn chắc và khỏe hơn. Ngoài việc sử dụng chống nắng hàng ngày và kiêng hút thuốc lá, thì mesotherapy còn là một kĩ thuật chống lão hóa có thể giúp duy trì độ săn chắc, màu sắc tươi sáng của da và bảo vệ da khỏi các yếu tố làm lão hóa từ môi trường.

6. NHƯỢC ĐIỂM

  • Không phù hợp điều trị lão hóa da nặng (hình 8 và 1.9)
    Hình 1.8 Lão hóa da nặng ở mặt
    Hình 1.8 Lão hóa da nặng ở mặt
    Hình 1.9 Lão hóa da nặng ở tay
    Hình 1.9 Lão hóa da nặng ở tay
  • Hồng ban nhẹ
  • Cảm giác ngứa/bỏng rát trong vòng 5 phút sau khi tiêm (đặc biệt khi tiêm vitamin C)
  • Bầm máu nhẹ
  • Có thể gây dị ứng
  • Thiếu các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát
  • Thiếu hướng dẫn thực hành theo các bằng chứng y khoa

7. MESOTHERAPY

Các bác sĩ da liễu được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng và công nghệ để giúp cải thiện diện mạo cho bệnh nhân và làm chậm tác dụng của quá trình lão hóa. Các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng tiếp tục phát triển các thủ thuật và sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của quần thể dân số đang già hóa. Hiện nay, các chuyên gia đã tìm ra lại lợi ích của các thủ thuật xâm lấn tối thiểu có thể bằng hoặc thậm chí vượt qua lợi ích từ những thủ thuật phẫu thuật. Với các phương pháp điều trị như mesotherapy, các vấn đề như nếp nhăn, da khô, không đàn hồi và chảy xệ có thể dễ dàng được cải thiện bởi những bàn tay tài năng.

Mesotherapy bắt nguồn từ chữ mesos tiếng Hy Lạp có ng- hĩa là “ở giữa”, và therapeia nghĩa là “điều trị y khoa”. Đây là thủ thuật tiêm nhiều điểm không đau để đưa các liều nhỏ vitamins, khoáng chất, thuốc thông thường và thuốc vi lượng đồng căn, các chất chiết xuất từ thực vật tự nhiên, và các amino acid vào da và trung bì. Phương pháp này thuộc chuyên khoa thẩm mỹ nội khoa được chính thức công nhận bởi French Academy of Medicine năm 1987. Hiện nay, hàng nghìn bác sĩ thực hiện mesotherapy trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Âu và Nam Mỹ.

7.1. Các chỉ định chung của mesotherapy

  • Các chấn thương thể thao: bệnh khớp, rách cơ, gãy xương áp lực, bong gân, rách đĩa xương sụn, viêm mạc gan bàn chân, vôi hóa gân, và thoái hóa gân.
  • Các bệnh đau mạn tính: gai xương, hội chứng ống cổ tay, đau co cứng cơ thắt lưng mạn tính, đau xơ cơ, viêm chóp xoay, bệnh thần kinh quay, thoái hóa khớp, gút, thoát vị đĩa điệm, đau thần
  • Các bệnh lý nội khoa: dị ứng, rụng tóc, hen, bệnh tự miễn, viêm sụn, thiếu máu mạch vành, béo phì, chóng mặt, suy mạch máu.
  • Các bệnh lý về da: mụn trứng cá, sần vỏ cam, bầm tím, viêm da, sẹo lồi, rụng tóc nam/nữ. béo phì, sẹo, giãn mạch, bạch biến, nếp nhăn, tăng sắc tố.

7.2. Chỉ định thẩm mỹ của mesotherapy

  • Trẻ hóa vùng mặt và cổ
  • Cải thiện diện mạo và cấu trúc da
  • Làm săn chắc da
  • Điều trị nếp nhăn
  • Da sần vỏ cam và lún da
  • Tiêu mỡ tại chỗ
  • Tái tạo đường cong cơ thể

7.3. Ứng dụng của mesotherapy

Các dung dịch tiêm được sản xuất riêng lẻ tùy thuộc vào mục đích sử dụng của nó. Không giống như những điều trị y khoa khác, mesotherapy là phương pháp đưa hoạt chất trực tiếp vào vùng mong muốn điều trị. Điều này làm hạn chế tác dụng phụ, giảm khả năng tương tác thuốc, và cho phép giảm liều lượng thuốc cần dùng trong mỗi thủ thuật.

Độ sâu khi tiêm trong trẻ hóa vùng mặt thường dừng lại ở lớp bì, nên sử dụng kim có độ dài 4 mm. Thủ thuật tiêm thường được thực hiện nhanh, vào lớp nông và da với khoảng cách điều trị 3 tuần, và thường có thể điều trị đến 10 lần.

Mesotherapy hiệu quả do nó giúp phục hồi lại các điều kiện sinh lý của da. Cơ chế tác dụng của mesotherapy thông qua các phản ứng tại chỗ như sự cải biến mô da nhờ dược tính của các chất được tiêm vào và sự kích thích hệ miễn dịch cần thiết.

7.4. Các loại hoạt chất

Hỗn hợp chất tiêm vào da trong mesotherapy tùy thuộc vào sinh lí bệnh của bệnh được điều trị. Nhìn chung, các chất tiêm thường thuộc các loại sau: giãn mạch, kháng viêm, giãn cơ, cắt co cơ, enzyme phân giải protein, ‘chất sinh học’ (gồm vitamins, khoáng chất, và chất chiết xuất thực vật), hormone, chất ức chế hormone, chất gây tê, và các hoạt chất y tế khác.

7.5. Nguy cơ của mesotherapy

Những nguy cơ chủ yếu của mesotherapy liên quan đến vị trí tiêm và vùng xung quanh và thường nhẹ do chỉ tiêm hoạt chất với liều thấp vào vùng da tương đối nhỏ. Những nguy cơ này gồm:

  • Tăng sắc tố da
  • Viêm, sưng và bầm tím, các triệu chứng này giảm dần sau điều trị
  • Phản ứng dị ứng với thuốc tiêm
  • Nhiễm trùng do thực hành tiêm kém- xem bên dưới
  • Sử dụng không kiểm soát các hỗn hợp meso không được chấp thuận bởi Hiệp hội Thuốc và Thực phẩm ở nước sở tại, có chứa những chất có thể gây hại cho bệnh nhân.
  • Nguy cơ về tài chính do mesotherapy không được bảo hiểm chi trả.

Lưu ý: Nhiễm trùng thường được báo cáo ở những bệnh nhân của các bác sĩ hành nghề tiêm mesotherapy không được cấp phép. Những nhiễm trùng này có thể cần phải điều trị với những kháng sinh đắt tiền. Một nghiên cứu gần đây bởi Rivera Olivero và các cộng sự [1] về nhiễm trùng mô mềm sau mesotherapy giữa tháng 3 năm 2002 và tháng 12 năm 2003 ở Caracas, Venezuela cho thấy có khả năng nhiễm trùng da và mô mềm khởi phát muộn bởi nontuberculous mycobacteria. Gần đây, Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã báo cáo về một sự bùng phát phản ứng da liên quan đến mesotheray ở một quận của vùng Co- lumbia từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2005: Xuất hiện 14 phản ứng da kéo dài trên 14 bệnh nhân. CDC cũng đã đưa ra những khuyến cáo trong thực hành mesotherapy [2].

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bhawan J, Andersen W, Lee J, et al. Photo aging versus intrinsic aging: a morphologic assessment of facial skin. J Cutan Pathol 1995;22:154–9.
  2. Rabe JH, Mamelak AJ, McElgunn PJS, et al. Photo aging: mechanisms and J Am Acad Dermatol 2006;55:1–19.
  3. Tosti A, Grimes PE, De Padova Atlas of Chemical Peels. New York: Springer-Verlag, 2006.
  4. Glogau Chemical peeling and aging skin. J Geriatr Dermatol 1994;2:30–5.
  1. Glogau Aesthetic and anatomic analysis of the aging skin. Semin Cutan Med Surg 1996;15:134–8.
  2. Rubin Manual of Chemical Peels: Superficial and Me- dium Depth. Philadelphia: JB Lippincott, 1995.
  3. Le Coz Traite de mésothérapie. Médecine générale, mé- decine du sport, médecine esthétique. Paris: Masson, 2004.
  4. De Goursac Le mésolift: un approche progressive de la rétraction cutanée. J Med Esthet Chir Dermatol 2003;30:117.
  5. Cavallini Biorevitalization and cosmetic surgery of the face: synergies of action. J Appl Cosmetol 2004;22:125–32.
  6. Tordjman Rajeunissement cutané du décolleté par mésothérapie. J Med Esthet Chir Dermatol 2003;30:118.
  7. De Padova MP, Bellavista S, Iorizzo M, Tosti A new option for hand rejuvenation. Pract Dermatol 2006;8:12–15.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *