Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là tình trạng bệnh lý về da khá phổ biến do các nang lông bị bít tắc. Các nốt mụn hay nhọt là do các tế bào chết và dầu nhờn bịt kín lỗ chân lông và bùng phát thành các tổn thương. Thông thường, mụn trứng cá nổi lên trên bề mặt da và mụn trứng cá thường mọc ở ngực, vai và lưng.
Hầu hết ở những người bước sang tuổi ba mươi có xu hướng không bị mọc mụn trứng cá nữa. Mặc dù vậy, vẫn có một số trường hợp ở độ tuổi bốn mươi trở đi vẫn phải đối mặt với các vấn đề về da này.
Phân loại mụn trứng cá
Mụn trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ là tình trạng bệnh thường gặp, biểu hiện khá đa dạng và có nhiều loại. Đặc điểm đặc trưng của mụn trứng cá đỏ là các mụn viêm đỏ và có chứa mủ bên trong. Mụn trứng cá thường nổi ở các vị trí như hai bên má, trán và vùng mũi. Ở một số người phụ nữ trong giai đoạn có kinh nguyệt sẽ bị nổi mụn trứng cá đỏ, nhưng sau khi hết kinh nguyệt thì các nốt mụn cũng tự hồi phục.
Mụn trứng cá đỏ thường có biểu hiện là giãn các mạch máu, da mặt đỏ, da nhạy cảm hơn, đỏ bừng mặt, cảm giác da khô, châm chích, ráp và tróc vảy.
Mụn trứng cá bọc
Mụn trứng cá bọc là tình trạng mụn nặng và dễ gây ra đau nhức. Xung quanh vùng mụn có quầng viêm và nổi cao trên bề mặt da. Ban đầu, các nốt mụn chỉ có các biểu hiện như nhỏ, cứng, ửng đỏ và sưng tấy trên da. Sau một thời gian mụn bắt đầu liên kết thành từng mảng, lớn dần hơn, có máu bên trong và gây ra đau nhức. Mụn trứng cá bọc thường nổi ở trên mặt, đặc biệt là cằm và mũi.
Các tổn thương của mụn trứng cá bọc lan vào sâu lớp trung bì của da. Vì vậy, thường khiến lỗ chân lông to ra, để lại vết sẹo, vết thâm. Trong các loại mụn trứng cá thì đâu là loại mụn thuộc dạng viêm nhiễm nặng trên da và cứng đầu nhất.
Mụn trứng cá viêm: Mụn trứng cá viêm gồm mụn nang bọc và mẩn đỏ mụn mủ. Mụn viêm là tình trạng mụn đỏ, sưng và khi chạm vào có cảm giác đau. Mụn viêm gây ra các thương tổn khác nhau gồm:
- Sẩn: mụn nổi gò lên trên bề mặt da, kích thước nhỏ, không có mủ, chưa có nhiễm trùng P.Acnes và chưa đau.
- Mụn mủ: mụn có chóp màu trắng đục và nhỏ nổi gồ cao màu đỏ ở trên bề mặt da. Mụn xảy ra khi vách nang lông nằm ngang và bị vỡ ở vùng cao. Sau khi mủ trắng chiếm hết mụn sẽ gây ra nhiều đau nhức.
- Mụn dạng cục: là tình trạng mụn viêm có cảm giác đau nhức nằm sâu trong da và nổi cục cứng sưng đỏ.
- Mụn dạng nang: đây là dạng tổn thương viêm nặng và là loại phức tạp nhất. Mụn nang thường kèm theo đau, đỏ và ngứa. Mụn nang có kích thước lên tới 0.5 đến vài cm.
Một số loại mụn trứng cá khác: tùy theo màu sắc, mức độ đau sưng và kích thước của từng loại mụn mà mụn có thể xuất hiện các dạng khác như mụn hạch, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, u nang hoặc mụn mủ.
Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá
Mụn trứng cá thường nổi nhiều ở những người da nhờn tại vùng mặt, lưng, ngực và cổ. Khi mụn ở mức độ vừa và nặng, da có biểu hiện ửng đỏ cùng với các nốt sần gây mụn mủ và viêm nhiễm. Trong sự hình thành mụn trứng cá có 4 yếu tố chính tạo lên là sự tăng tiết bã nhờn, sự tăng sừng, quá trình thâm nhập của vi khuẩn và sự viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Mụn trứng cá bị gây ra bởi loại vi khuẩn tên là Propionibacterium acnes (P. acnes). Một số tác nhân có thể kích thích hình thành mụn như:
Yếu tố nội tiết: nguyên nhân nhân chính gây ra kích thích phát triển mụn trứng cá là sự thay đổi nồng độ hormone androgen. Khi nồng độ hormone này tăng cao sẽ kích thích tuyến dầu bài tiết bã nhờn và gây ra bít tắc lỗ chân lông dẫn đến hình thành mụn trứng cá.
Các tác nhân khác: mỹ phẩm, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, căng thẳng, uống rượu bia, thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá, trang điểm nhiều.
Mụn trứng cá thường gặp trên những đối tượng nào?
Bất kỳ người nào cũng đều có nguy cơ mắc mụn trứng cá. Tuy nhiên, mụn trứng cá thường xuyên xuất hiện nhiều ở những đối tượng như:
- Người làm việc văn phòng: đối với nhóm người này, nổi mụn trứng cá do phải thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng điện tử từ máy tính, điện thoại hay laptop. Những tia bức xạ sẽ khiến cho da mặt dễ tiết nhiều mồ hôi, da mặt bị nóng,…nên da dễ nổi mụn và yếu đi.
- Người trong giai đoạn tuổi vị thành niên: hormone ở trong cơ thể người trong độ tuổi vị thành niên thường bị rối loạn do thay đổi tâm sinh ký hoặc sinh hoạt không khoa học dẫn đến xuất hiện mụn trứng cá.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai: ở giai đoạn này, hormone trong cơ thể bị mất cân bằng dẫn đến nội tố thay đổi. Vì vậy da sẽ bị nổi mụn trứng cá do da tăng cường sản sinh nhiều chất nhờn.
- Người có làn da dầu: so với những người bình thường thì người có làn da dầu có lương chất nhờn bài tiết qua da cao hơn. Bởi vậy khi vệ sinh da kém sẽ tăng yếu tố nguy cơ nổi mụn và viêm nhiễm.
- Người phải dùng thuốc trong thời gian dài: nếu phải sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ khiến gan phải tăng áp lực đào thải độc tố ra bên ngoài, những chất độc này sẽ được tích tụ lại và bài tiết qua da.
Cách điều trị và phòng tránh mụn trứng cá hiệu quả
Phương pháp điều trị mụn trứng cá
Hiện nay, các biện pháp điều trị mụn trứng cá rất phong phú. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng bệnh nhân, từng mức độ bệnh mà sử dụng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần được các bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và hướng dẫn điều trị để có được kết quả tốt nhất.
Thuốc điều trị mụn trứng cá bao gồm hai loại:
- Thuốc thoa tại chỗ: các thuốc làm khô nhân mụn, kháng sinh thoa tại chỗ, giảm thâm sau mụn và tiêu sưng.
- Thuốc điều trị toàn thân: vitamin, kháng sinh, thuốc tiêu sừng và liệu pháp hormone.
- Đối với những người bị nổi mụn trứng cá ở mức độ nặng, có thể kết hợp điều trị thuốc uống, thuốc thoa với các liệu pháp khác như ánh sáng trong điều trị mụn.
- Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, tùy tiện sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Trong đó, có rất nhiều nhóm thuốc kháng sinh được giữ gìn nhằm để điều trị các bệnh khác như nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm phổi, bệnh lý viêm thận.
Các phương pháp giúp phòng tránh nổi mụn trứng cá
- Tránh uống thuốc có chứa thành phần corticoides, thuốc thoa.
- Sau khi tiếp xúc với chất dầu khoáng gây mụn hoặc mỹ phẩm, bạn nên rửa mặt và tẩy trang thật sạch.
- Hạn chế sờ tay lên mặt.
- Tránh nặn mụn để không bị sẹo sau mụn và nhiễm trùng.
- Hạn chế các yếu tố kích thích, khởi động làm bệnh trở lên nghiêm trọng hơn như thức khuya, stress, ăn uống quá nhiều đường, tinh bột và chất béo, làm việc quá sức.
- Để tránh biến chứng của mụn thì bạn nên điều trị sớm.
Bài viết tham khảo:
Mụn viêm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị hiệu quả
Giới thiệu sinh lý bệnh sẹo trứng cá. Vai trò, miễn dịch bẩm sinh