Điều trị sẹo trứng cá bằng chỉ tiêu và các loại chỉ

Bài viết Điều trị sẹo trứng cá bằng chỉ tiêu và các loại chỉ  được dịch bởi Bác sĩ Phạm Tăng Tùng và Bác sĩ Văn Thị Như Ý từ Sách “SẸO TRỨNG CÁ – PHÂN LOẠI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ” của các tác giả Antonella Tosti, Maria Pia De Padova, Gabriella Fabbrocini, Kenneth R Beer.

Điều trị sẹo trứng cá bằng chỉ tiêu

Giới thiệu

Căng da bằng chỉ gai là thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng rộng rãi để trẻ hóa da mặt. Những thủ thuật này có thể giúp căng da chảy xệ.
Điều trị bằng chỉ tiêu là một kỹ thuật sáng tạo mang lại hiệu quả trong điều trị căng da mặt và mô cơ thể. Sự ra đời của loại chỉ gai có thể trở thành một lựa chọn thay thế tốt cho nhiều thủ thuật xâm lấn khác.
Nhờ khả năng kích thích tái tạo mô thông qua quá trình hoạt hóa nguyên bào sợi, chỉ tiêu có thể được sử dụng để điều trị sẹo trứng cá.

Hiện có rất nhiều loại chỉ gai khác nhau về giá và chất liệu, có thể chia ra thành 2 loại:

1. Polydioxanone (PDO)

2. L-lactide-ɛ-caprolactone

Giáo sư Marlen Sulamanidze vào cuối thập niên 1990 đã tiến hành thủ thuật cấy chỉ gai 2 chiều được sản xuất ở dạng polymer không tiêu (polypropylene) vào mặt phẳng dưới da mặt [16].

Tuy nhiên, biến chứng của chỉ không tiêu lên da mặt là vĩnh viễn. Do đó, người ta đã thiết kế ra loại chỉ mới có thể tiêu được và có gai mà hiện đang có mặt trên thị trường.

Vào năm 2008, Ông đã đưa 3 dòng chỉ tiêu ra thị trường: Nano, Excellence, và Light Lift. Ông đã chế tạo ra loại chỉ polypropylene co rút vĩnh viễn đầu tiên bằng cách sử dụng kỉ thuật căng da không xâm lấn [17-20].

Quy trình thủ thuật

Đây là thủ thuật cho bệnh nhân ngoại viện có hoặc không có gây tê tại chỗ tùy vào đánh giá lâm sàng mỗi trường hợp. chỉ được cấy vào dưới da thông qua một một lỗ nhỏ, dọc theo nếp căng da bằng kim mảnh hoặc kim đầu tù (kim đầu bén dễ gây tổn thương tại chỗ), khi đặt kéo căng nhẹ để căng mô da bị chảy xệ. Chỉ tiêu dính vào da nhờ sự có mặt của các neo đặc biệt. Hiệu quả đạt được là do chỉ được cấy theo các đường căng da, và trên thực tế cần có thêm kĩ năng thực hiện nhất định cũng như hiểu biết chắc chắn về giải phẫu học.

Chỉ định

  • Sẹo lõm trứng cá: sẹo boxcar và rolling
  •  Sẹo lõm trứng cá liên quan đến trên 30% diện tích khuôn mặt
  • Sẹo trứng cá đơn độc

Chỉ PDO

Bản chất

Chỉ PDO là polymer của polylactic p-dioxanone, một loại chất liệu có khả năng hấp thụ sinh học và có tính kháng khuẩn được sử dụng trong phẫu thuật và tương hợp sinh học với da.

Đặc tính

Tương hợp sinh học, kháng khuẩn, được hấp thu nhờ quá trình thủy phân trong 6-8 tháng, được sử dụng trong y tế, phẫu thuật.

Chỉ tiêu PDO (độ dày: 0.05-0.19 mm, và độ dài 3-16 cm) được đặt sẵn trong kim (26, 29, hoặc 30G).

Tác dụng

Chỉ PDO có hoạt tính kích thích sinh học được cấy vào lớp bì có thể kích thích nguyên bào sợi, tăng hoạt hóa quá trình tổng hợp collagen [21].

Những thay đổi trên mô da đạt được dựa vào quá trình sửa chữa mô da của sẹo trứng cá được khởi phát bởi chỉ tiêu khi được cấy.

Các tế bào được kích thích bởi sự có mặt hệ thống thụ thể xuyên màng được gắn trên màng tế bào, hay còn được biết đến với cái tên integ- rin. Các kích thích cơ học gắn vào phần nằm bên ngoài tế bào của integrin sẽ tạo ra những thay đổi sinh học bên trong tế bào thông qua thụ thể này, từ đó dẫn đến hoạt hóa các gen cụ thể.

Các nguyên bào sợi đặc biệt nhạy cảm với các kích thích cơ học và khi bị kích thích chúng sẽ hoạt hóa gen phục vụ cho quá trình sản xuất collagen và các protein khác.

Thời gian tác dụng

Sau khoảng 6-8 tháng, chỉ sẽ tiêu hoàn toàn một cách tự nhiên và không gây hại gì nhờ quá trình thủy phân. Tuy nhiên, tác dụng cơ học ổn định trong 6-8 tháng và sự kích thích nội sinh mạnh mẽ sẽ tiếp tục kéo dài sau đó.

Chỉ l-lactide-ԑ- caprolactone

Đặc tính

Chỉ polylactic acid có tính tương hợp sinh học và là loại chỉ tiêu hoàn toàn. Thành phần caprolactone cho phép quá trình hấp thụ polylac- tic acid diễn ra dần dần và đảm bảo độ mạnh cơ học và mức độ đàn hổi của chỉ. Hơn nữa, khả năng kích thích sinh học của chỉ có thể giúp khôi phục lại độ sáng và màu sắc của da.

Tác dụng

Những mao mạch vi tuần hoàn ở đầu gần của chỉ tăng số lượng trong khi vùng ngoại vi và lòng mạch dãn ra nhiều hơn. Các nghiên cứu cho thấy trong suốt khoảng thời gian sau khi cấy chỉ thì mạch mãu vẫn giãn với lượng máu nhiều để nuôi dưỡng vùng được điều trị kèm với sự hình thành các sợi elastin, fibrin và collagen mới. Các nguyên bào sợi của mô xơ được tạo ra khi cấy chỉ được hoạt hóa chức năng, điều này được chứng minh bởi sự gia tăng thể tích nhân và bào tương kèm với sự giãn ra của các nhiễm sắc thể. Ở lớp mô liên kết nơi chỉ được cấy vào, tỉ lệ dưỡng bào tăng lên đồng thời tập trung nhiều mạch máu của hệ vi tuần hoàn. Các hạt bên trong các dưỡng bào chứa hyaluronic acid, một phức hợp polysac- charide, là thành phần của lớp hạt thượng bì và cũng tồn tại ở các mạch máu nông của da. Có bằng chứng cho thấy sự sụt giảm lượng hyaluronic acid ảnh hưởng đến trạng thái miễn dịch của da, và khi tiêm chất này vào da sẽ giúp cải thiện cấu trúc da. Trong thời gian 40 ngày sau khi cấy chỉ, sợi chỉ trơn sẽ được bao quanh bởi các nang mô xơ liên kết [22-25].

Quá trình tiêu chỉ bắt đầu khoảng 80 ngày sau khi cấy và tiêu hoàn toàn sau 1 năm.

Kỹ thuật thực hiện

Chỉ được đưa vào lớp dưới da thông qua một lỗ nhỏ, dọc theo các đường chính của sẹo kéo căng nhẹ để nâng mô sẹo lõm. Số lượng chỉ được cấy có thể rất khác nhau tùy thuộc vào chất liệu chỉ và quyết định của người làm thủ thuật. Để đặt mỗi một chỉ, bác sĩ làm thủ thuật sẽ đưa kim thẳng qua một vết cắt vào mặt phẳng dưới da. Ở một số vùng giải phẫu, thì có thể bẻ cong cây kim để nó có thể dễ dàng luồn theo các nếp nhăn động. Ở những mặt phẳng này kim được đưa vào theo chuyển động zig-zag dọc theo đường cong đã được đánh dấu. Khi đã được neo cố định, việc đặt chỉ theo chuyển động zig-zag này giúp hạn chế sự thụt lùi của chỉ và có thể cấy chỉ dài hơn các nếp nhăn. Cách này giúp tối đa hóa số lượng gai ở dưới da và giúp cố định chỉ ở vùng da được cấy tốt hơn. Thông thường bệnh nhân có thể chịu đựng được quá trình xuyên kim đặt chỉ dưới da. Nếu kim được đưa nông vào mặt phẳng này thì ngay lập tức có thể thấy đường gồ ở lớp da phía trên. Nếu kim được đưa sâu vào mặt phẳng dưới da hoặc gần đến lớp mạc cơ hoặc màng xương thì bệnh nhân sẽ có cảm giác đau và chèn ép. Ở mọi thời điểm, có thể rút kim một phần hoặc toàn bộ để cấy lại. Không cần thiết phải gây tê và chỉ cần làm lạnh vùng điều trị bằng đá khô là đủ [26,27].

Chống chỉ định

  • Bị mụn trứng cá cấp hoặc bệnh da gần đây
  •  Nhiễm trùng hệ thống
  •  Tiền sử dị ứng
  •  Đang điều trị ức chế miễn dịch
  •  Tăng huyết áp không kiểm soát hoặc đang uống thuốc chống đông
  •  Tái phát herpes (đòi hỏi phải điều trị kháng virus dự phòng)
  •  Tiền sử sẹo lồi
  •  Mang thai và đang cho con bú
  •  Rối loạn đông máu
  •  Bệnh tự miễn

Ưu điểm

Loại chỉ này được thiết kế ít xâm lấn hơn và có thể làm giảm sẹo trứng cá nhanh hơn và ít nguy cơ hơn so với cách tiếp cận truyền thống. Căng da bằng chỉ không chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt gần như ngay lập tức và ít nguy cơ, bất tiện hơn so với các thủ thuật xâm lấn nhiều hơn mà giá cả của phương pháp này còn hợp lí hơn so với các lựa chọn truyền thống. Đây là một kĩ thuật sáng tạo trong lĩnh vực thẩm mỹ, quá trình tiến hành thủ thuật ít đau nhưng mang lại sự cải thiện về tone màu và các đặc điểm khác của da.

Nhược điểm

Hạn chế của phương pháp này gồm: lồi chỉ qua da, hiệu quả thẩm mỹ không đều 2 bên, thường cần phải cấy chỉ bổ sung và thời gian tác dụng hạn chế.

Sau điều trị

Thời gian phục hồi khoảng 3-4 ngày. Các biến chứng nhẹ như sưng, bầm tím, và cảm giác “kéo căng”, những biến chứng này sẽ biến mất sau 1-3 tuần.

Do thủ thuật này có thể tạo ra áp lức lớn trong da nên bệnh nhân thời gian đầu phải hạn chế vận động hoặc tập thể dục mạnh vì có thể đánh bật da ra khỏi hàng trăm chiếc gai dọc theo sợi chỉ. Không có thông tin nào từ nhà sản xuất được bình duyệt chứng minh rằng loại chỉ này có thể tạo các nang sơ hóa có khả năng hợp nhất tốt vào mô lớp bì và mô dưới da trong vòng vài tháng trên chuột thí nghiệm. Nếu quá trình này xảy ra tương tự ở da người thì có thể làm kéo dài hiệu quả thẩm mỹ của phương pháp này. Hiệu ứng căng da kéo dài trên thực tế của phương pháp cấy chỉ này chưa được biết rõ. Những người đã thực hiện thủ thuật này cho rằng hiệu quả thẩm mỹ có thể duy trì trong 6 tháng.

Sau khi can thiệp bệnh nhân sẽ phải:

  •  Sát khuẩn điểm đưa kim vào da bằng dung dịch sát khuẩn trong 3 ngày
  •  Không uống nước và đồ ăn nóng trong 3 ngày
  •  Không uống rượu trong 2-3 tuần
  •  Hạn chế hoạt động trong 7 ngày
  •  Hạn chế tập gym, xông hơi, và phơi nắng trực tiếp trong 3-5 tuần
  •  Uống kháng sinh trong 3-5 ngày nếu sử dụng nhiều chỉ
  •  Nằm ngữa khi ngủ và đặt gối 2 bên nếu thủ thuật được thực hiện ở trên mặt, cổ hoặc bụng

Hiệu quả điều trị

Trên lâm sàng da bệnh nhân trơn láng hơn, độ sâu và bề rộng của sẹo giảm. Số lần điều trị cần thiết rất khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sẹo và hiệu quả mong muốn của bệnh nhân và sẽ được quyết định bởi bác sĩ da liễu (hình 9.8)

HÌNH 9.8 Sẹo trứng cá (a) trước và 2 tháng sau điều trị bằng chỉ PDO (b)

HÌNH 9.8 Sẹo trứng cá (a) trước và 2 tháng sau điều trị bằng chỉ PDO (b)
HÌNH 9.8 Sẹo trứng cá (a) trước và 2 tháng sau điều trị bằng chỉ PDO (b)

Sau điều trị

Hiệu ứng căng da tại vùng điều trị có thể thấy được ngay sau khi kết thúc thủ thuật. Bệnh nhân có thể trở lại các hoạt động thường ngày ngay sau đó.

2 tháng sau điều trị

Sự cải thiện nhìn thấy rõ sau 1-2 tháng điều trị. Tone da cũng đẹp hơn. Tình trạng sẹo giảm rõ rệt.

Tác dụng phụ và xử lí biến chứng

Tác dụng phụ thường gặp nhất là phù và đỏ da trong 24-48 h sau điều trị và tụ máu ở vùng cấy chỉ. Nhạy cảm ở vùng điều trị thường sẽ biến mất trong 1-3 ngày sau điều trị. Trong các trường hợp nặng, có thể rút chỉ sau 20 ngày bằng một đường cắt nhỏ và sử dụng clamp (kẹp) để rút chỉ ra.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề:

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *