CHĂM SÓC VÀ TRẺ HÓA DA VÙNG QUANH HỐ MẮT

Bài viết CHĂM SÓC VÀ TRẺ HÓA DA VÙNG QUANH HỐ MẮT được thực hiện bởi tác giả BS.CKII. Phạm Thúy Ngà.

1. Đại cương

Vùng quanh hố mắt (Periorial region) là một trong những vùng đầu tiên (One of the first areas) biểu hiện của sự lão hóa (Aging), vùng da này đóng một vai trò rất quan trọng trong biểu lộ nét mặt (Facial appearance).

Vùng quanh hố mắt bao gồm:
– Lông mày (Eye brows)
– Vùng da mí trên, mí dưới (Upper & Lower eyelid skin)
– Vùng giữa 2 lông mày (Glabella region)
– Và vùng quanh đuôi mắt (Pericanthal area)

Các biểu hiện của sự lão hóa da thường gặp vùng quanh hố mắt bao gồm:
– Các nếp nhăn (wrinkles), vết nhăn (rhytides)
– Quầng đen dưới hố mắt (infraorbital dark circles)
– Sưng húp dưới mắt (under-eye puffiness)
– Lông mày và lông mi thưa (thinning lashesand brows)
– Khô da (dryness), sẹo (scaring)
– Thay đổi sắc tố da (changes in pigmentation)
– Tổn thương da do ánh sáng (Photodamages) Các nguyên nhân gây lão hóa da:
– Bức xạ tia cực tím (Ultraviolet radiation) là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da, tổn thương da do ánh sáng (photodamage)
– Yếu tố di truyền (genetic factor)
– Hút thuốc lá (cigarette smoking)
– Yếu tố môi trường (environmental factor)

Các yếu tố trên làm giảm sự đàn hồi của da (skin elasticity) gây lão hóa da (development of aging skin).

2. Điều trị

Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng trong chăm sóc da (skin care) và trẻ hóa da vùng hố mắt (perioerital rejuvenation).
– Liệu pháp tại chỗ (topical therapies)
– Các kỹ thuật tái tạo bề mặt da (skin resurfacing techniques) bằng hóa chất (chemica) hoặc cơ học (mechanical)
– Sử dụng laser (use of lasers)
– Các dụng cụ cắt đốt bằng tần số radio (radio-frequency devices)
– Các chất làm đầy (fillers)
– Dùng Botox (use of botulinum toxin = BONT)
– Liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapy)
– Phẫu thuật (surgery)

Mỗi một phương pháp trị liệu cho một lợi ích chuyên biệt (specific benefit) cũng như tác dụng phụ (side effect) cần lưu ý, vấn đề là ở chỗ phối hợp làm sao để cho những kết quả tối ưu (maximize results).

Ngày nay, với tiến bộ vượt bậc (advancements) về mỹ phẩm làm đẹp (cosmetic medicine), các phương pháp điều trị chăm sóc và trẻ hóa da vùng mặt và hố mắt không dùng phẫu thuật (non-surgery) hoặc chỉ xâm lấn tối thiểu (minimally envasine procedures) đã trở nên lựa chọn hàng đầu (first-line treatment options) cho các BS. Da liễu.

2.1. Liệu pháp tại chỗ (topical therapies) ngoài da

Chăm sóc da phụ trợ (Adjunctive skin care) đóng một vai trò quan trọng để làm trẻ hóa da (rejuvenation) và giúp duy trì kết quả của các liệu pháp điều trị khác (help maintain results).

Có tới hàng ngàn sản phẩm (thousands of products) cho liệu pháp tại chỗ, vấn đề là BS lựa chọn thích hợp và hiệu quả cho người bệnh.

Da vùng mi mắt (eyelid skin) mỏng nhất trong cơ thể, chỉ dày 0,2mm. Rất nhạy cảm với bất kỳ sản phẩm nào bôi ngoài da (sensitive to any of the topical products).

Kem chống nắng (sunscreems)
Kem chống nắng là thành phần không thể thiếu (indispensable element) trong chăm sóc da vùng mí mắt (skin care) và quanh hố mắt (eyelids).
Kem chống nắng mua không cần toa (Over The Counter drugs = OTC)
Kem giúp phòng ngừa tổn thương da do ánh sáng (photodamage) và làm giảm quá trình tiến triển của tăng sắc tố da (hyper pigmentation).
Kem chống nắng thường được khuyến cáo sử dụng là loại phổ rộng chống tia cực tím (broad UV protection) gồm:
– UVA (Ultra Violet A) 320-400nm
– UVB (Ultra Violet B) 290-320nm

2 loại trên là không thể thiếu (Integral) dùng cho việc phòng ngừa tác dụng ức chế miễn dịch của tia cực tím (Preventing UV Immuno supperession).
Cũng là 2 loại kem chống nắng được Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ chấp thuận (Approved by US Food and Drug Administration = FDA).

Về cơ bản kem chống nắng được chia làm 2 nhóm:
– Nhóm hữu cơ – hóa học (Chemical – Organic)
– Và nhóm vô cơ – lý học (Physical – Inorganic)
+ Kem chống nắng hóa học (Chemical screems) như: benzophenone, Homosanate, Methyl Anthdanilate, Oxybenzone, Avodenzone.
Cơ chế hoạt động của nhóm kem này là chuyển hóa (Converting) bức xạ tia cực tím B (UVB radiation) thành nhiệt (heat)
+ Kem chống nắng vô cơ – lý học (Physical – Inorganic): zinc oxide, Titanium dioxide, Kaolin, Iron oxide, Ich thammol.

Cơ chế hoạt động của nhóm kem này là phân tán, phản chiếu và hấp phụ bức xạ mặt trời (scatter, reflect and absorb solar radiation).

Lợi điểm của nhóm kem vô cơ này là hầu như không gây nguy cơ (minimal risk) nhạy cảm do tiếp xúc (contact sensitivity)  dùng rất tốt cho những vùng da quá mỏng như ở mi mắt (delicate eyelid skin).

Các thuốc chống oxy hóa dùng ngoài (Topical anti oxidants)
Thuốc chống oxy hóa là thuốc “dọn dẹp” (scavenge) các gốc tự do (free radicals), các gốc tự do có thể làm tổn thương màng tế bào (cellular membranes), DNA và protein trong tế bào.
Các gốc tự do (free radicals) được sản sinh bởi chuyển hóa bình thường của tế bào nhưng cũng có thể được kích hoạt bởi yếu tố bên ngoài (external factors) như bức xạ tia cực tím hay hút thuốc lá.
Lão hóa da thường được cho là có sự phối hợp giữa yếu tố nội sinh (intrinsic) như lão hóa da theo thời gian (chronologic aging skin) và yếu tố ngoại sinh (extrinsic) như thuốc lá, môi trường xung quanh, tia cực tím…
* Vitamin C
Vitamin C dùng ngoài (topical vitamin C = accorbic acid) làm giảm tổn thương da, gây ra bởi tia cực tím (UV induced) như:
– Ban đỏ (erythema)
– Sạm da do nắng (sunbrun)
– Xuất hiện các vết nhăn (wrinkles)
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong sản xuất collagen, nghiên cứu chứng minh Vitamin C kích thích sản xuất collagen khi thêm vào trong môi trường nuôi cấy nguyên bào sợi da người (human skin fibroblasts).
* Vitamin E

Hình ảnh vitamin e
Hình ảnh vitamin e

– Vitamin E làm giảm sạm da do nắng (sunburn)
– Giảm tổn thương da gây ra bởi tia cực tím B (UVB)
– Ức chế hình thành khối u do tia cực tím gây ra (UV induced tumor formation)
– Phối hợp giữa 2 vitamin C và E có tác dụng bảo vệ da dưới tác động của ánh sáng (photoprotection) tốt hơn dùng đơn lẻ.
– Một hạn chế của Vitamin E cần lưu ý: khi dùng ngoài da bôi (apply), có thể gây viêm da tiếp xúc (contact dermatitis).

* Trà xanh (green tea)

Hình ảnh trà xanh
Hình ảnh trà xanh

– Trà xanh chống oxy hóa được chiết xuất (extract) từ các búp chè.
– Có tác dụng: giảm ban đỏm giảm sạm da do nắng, giảm tổn thương DNA tế bào do tia cực tím gây ra.
– Trà xanh bôi ngoài còn làm giảm được hiện tượng viêm (inflammation) gây ra bởi tia cực tím B (UVB induced).

* Vitamin B3 (Niacinamide)

Hình vitamin B3
Hình vitamin B3

Niacinamide bôi ngoài (topically applied niacinamide) có tác dụng:
– Chống oxy hóa (anti-oxidant)
– Kháng viêm (anti-inflammatory)
– Cải thiện (improve) tăng sắc tố da (hyperpigmentation) bằng cách làm giảm vận chuyển các hạt melanin (melanosomes) tới tế bào sừng (keratinocyte).

Retinoids bôi ngoài (Topical Retinoids)
Cải thiện được nếp nhăn (wrinkles) bởi tăng tổng hợp collagen và ức chế phân hủy collagen.
Chỉ có 2 loại Retinoids được Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ chấp thận: Tretinoin và Tazarotene cho điều trị tổn thương da do ánh sáng (photodamage).
Tuy nhiên cả 2 loại Retinoids được FDA chấp thuận đều có thể gây tác dụng phụ: khô da, đỏ da, dễ kích thích da (irritation to the skin).
Loại Retinoids không cần kê toa (mua không cần toa) (Over the counter = OTC) như Retinol ít gây kích thích da hơn Retinoid acid (Tretinoin) nhưng lại kém hiệu quả hơn Tretinoin tới 20 lần.

Peptides và các yếu tố tăng trưởng (Growth factors)
Cả hai đều cải thiện được nếp nhăn (improve wrinkles) thông qua cơ chế tăng tổng hợp collagen và giảm phân hủy (break down) collagen bởi sinh bệnh học (pathogenesis) của lão hóa da đặc trưng là giảm tổng hợp collagen, cùng lúc tăng phân hủy collagen.
Biến chứng về mặt lý thuyết (theoretical complication) khi sử dụng các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ người (human growth factors) có thể gây ung thư da (skin cancer), tuy nhiên chưa có trường hợp nào được báo cáo trong y văn (no reports inliterature).

Bimatoprost 0,03% bôi ngoài (Topical Bimatoprost 0,03%)
Thuốc được FDA Hoa Kỳ chấp thuận 2003 dùng để nâng lông mi (enchancement of eyelashes), làm đen lông mi, tăng chiều dài và mật độ lông mi (density).
Thuốc an toàn và hiệu quả, dung nạp tốt.
Thuốc được bôi mỗi đêm (nightly) 4 tháng liên tục để đạt được kết quả tối ưu (optimal results), sau đó duy trì 3-4 đêm/ 1 tuần.
Tác dụng phụ thường gặp: đỏ và ngứa (redness & druritus).

2.2. Tái tạo bề mặt da (Skin rusurfacing)

Các kỹ thuật này nhằm cải thiện:
– Độ mịn của da (skin texture)
– Màu sắc da (color), sẹo (scarring)
– Các nếp nhăn (wrinkles)
Làm trẻ hóa da vùng quanh hố mắt (periorbital rejuvenation). Các kỹ thuật này bao gồm:
– Lột da hóa học (chemical peels)
– Bào mòn da (cà da) bằng cơ học (dermabrasion)
– Liệu pháp laser (laser therapy)

Lột da hóa học (Chemical peels)
Lột da hóa học (chemical peels) là lựa chọn tốt (effective option) để điều trị các tổn thương da như:
– Tổn thương da do ánh sáng (photodamage skin)
– Vết nhăn (rhytides)
– Vết sẹo (scarring)
– Loạn sắc tố da (dyschromia) Lột da hóa học còn:
– Tẩy lớp tế bào chết trên bề mặt da
– Làm dày lớp biểu bì (epidermal thickening)
– Làm sáng da (skin lightening)
– Và tạo lớp collagen mới (new collagen formation) Các yếu tố trên làm trẻ hóa da (skin rejuvenation).
Lột da hóa học về cơ bản được chia làm 3 loại:
– Lột da hóa học bề mặt (superficial chemical peels)
– Lột da hóa học trung bình – sâu (medium depth chemical peels)
– Lột da hóa học sâu (deep chemical peels) Vì sao lại có tới 3 loại ? bởi :
Nồng độ thuốc trong mỗi loại khác nhau, ví dụ thuốc Trichloroacetic acid = TCA
– Lột da bề mặt có nồng độ TCA = 25%
– Lột da trung bình – sâu có nồng độ TCA = 35%
– Lột da sâu có nồng độ TCA = 50%
Nồng độ thuốc càng cao thì độ xuyên thấu càng sâu, vì vậy phải lựa chọn thích hợp cho từng loại tổn thương da.
Ví dụ loại lột da bề mặt, chủ yếu chỉ tác động (xuyên thấu) tới lớp biểu bì (epidermic) nên thường sử dụng điều trị:
– Sẹo do mụn trứng cá nhẹ (mild acne scarring)
– Lão hóa da do ánh sáng mức độ nhẹ (mild photoaging)
– Sạm da tăng sắc tố do ánh sáng mặt trời (solar lentigenes)
– Chứng dày sừng (keratoses)
– Loạn sắc tố biểu bì (epidermal dyschromia)
Loại lột da sâu (deep chemical peels) thích hợp điều trị các tổn thương:
– Nếp nhăn sâu hơn (deeper rhytides)
– Lão hóa da do ánh sáng từ nặng đến trung bình (moderate to severe photoaging)
– Dày sừng do quang – hóa lan tỏa (extensive actinic keratoses)
Tái tạo bề mặt da (Mechanical skin resurfacing), mài mòn (derma brasion)
Mài mòn da (derma brasion) có 3 phương pháp:
– Siêu mài mòn (micro – derma brasion)
– Mài mòn bằng tay (manual derma brasion)
– Mài mòn bằng máy – mô tơ (motorized derma brasion)
Mài mòn da trong chăm sóc da quanh hố mắt (periobital region) gần như bị suy tàn (declined) trong công chúng bởi nhiều kỹ thuật mài mòn ra đời (newer technology), hơn nữa vùng da này rất mỏng không phù hợp cho mài mòn cơ học.
Tuy nhiên vẫn còn sử dụng trong một số trường hợp như: loạn sắc tố da (dyschromia), làm mịn da (skin texture).

2.3. Tái tạo bề mặt da bằng laser (Laser resurfacing)

Lasers hiện vẫn là một trong những phương pháp thông dụng nhất (most popular methods) để tái tạo bề mặt da. Có 2 loại:
– Laser cắt bỏ (ablative lasers)
– Laser không cắt bỏ (non-ablative lasers)
Laser cắt bỏ bằng CO2 (ablative CO2 laser) vẫn là tiêu chuẩn vàng trong tái tạo bề mặt da (Gold standard for skin resurfacing).
Laser không cắt bỏ (non-ablative lasers) rất tốt để lựa chọn điều trị (good treatment option) cho những bệnh nhân không thích hợp với tác dụng phụ và thời gian điều trị kéo dài của phương pháp laser cắt bỏ.
Laser phân đoạn (Laser fractional):
– Laser fractional là loại điều trị không xâm lấn (non-invasive treatment).
– Cũng được chia làm 2 loại:
Loại không cắt bỏ (non-ablative fractional laser)
Và loại cắt bỏ (ablative fractional laser)

Laser fractional thường dùng điều trị trong:
– Nếp nhăn vùng mặt (facial wrinkles)
– Tổn thương da do ánh nắng mặt trời (sun damage)
– Lão hóa da do ánh sáng (photoaging of skin)
– Sẹo mụn trứng cá (acne scarring)
– Rối loạn sắc tố da (digmentation disorders) như da đồi mồi (melasma)

2.4. Botox (Neuro modulation – điều biến thần kinh)

Botox (BoNT = Botulinum toxin) được sử dụng từ những năm 1980 để điều trị lác mắt (strabismus) và co mí mắt (blepharo – spasm)
20 năm trở lại đây (last 20 years) Botox trở thành một dạng mỹ phẩm thông dụng nhất (most common cosmetic) dùng để nâng mắt (facial enhancement).
Kỹ thuật tiêm (injection techniques) được nghiên cứu rất kỹ cho vùng quanh hố mắt (deriorrital region) và được người bệnh rất hài lòng (patient satisfaction is very high).
Sử dụng Botox làm trẻ hóa vùng quanh mắt (periocular rejuvenation) bao gồm:
– Nếp nhăn giữa lông mày (glabella lines)
– Nâng chân mày (brow elevation)
– Tạo hình chân mày (lông mày) (brow reshaping)
– Nếp nhăn ở đuôi mắt (lateral canthal lines)
Một vài lời khuyên then chốt (some keytips) khi tiêm Botox vùng quanh mắt (periocular injection) bao gồm:
– Tìm kiếm (look for) sự không cân đối (asymmetries) trước khi tiêm (tức so sánh hai bên mặt của bệnh nhân).
– Có những bức ảnh tốt chụp thấy rõ lúc nhăn và lúc co cơ
– Dữ liệu về liều tiêm và cách thức tiêm phải rõ ràng, chính xác để giúp ích điều chỉnh về sau.
– Bệnh nhân thường không có hiểu biết (kiến thức) về việc không cân đối trên khuôn mặt trước khi làm phải tư vấn, giải thích kết quả có thể đạt được để tránh làm thất vọng người bệnh (có thể không đạt được kết quả mỹ mãn).
– Cử động của vùng má sẽ là khó khăn cho việc điều trị bằng Botox đơn thuần vùng đuôi mắt.
Sử dụng Botox trước khi tái tạo mặt da, cho kết quả tốt hơn tái tạo mặt da đơn thuần, đặc biệt là tái tạo mặt da bằng laser (laser resurfacing). Tiêm Botox trước 1 – 2 tuần làm resurfacing.

2.5. Làm đầy (Filler)

Giảm khối lượng của da (volume loss) là hình thái diễn biến tự nhiên của quá trình lão hóa da, có thể làm tăng khối lượng da bằng sử dụng các chất làm đầy (fillers).
Hyaluronic acid (HA) có lẽ là chất làm đầy đáng tin cậy nhất (probably the workhorse) cho chăm sóc vùng da quanh hố mắt (periorbital area) bởi vì hiệu quả tốt (good efficacy) và có thể dự đoán được (predictability), tuy nhiên bơm mỡ tự thân (autologous fat) cũng rất hữu ích khi thiếu hụt khối lượng lớn (larger volume deficits).
Các tác dụng phụ của chất làm đầy (side effect of using fillers) cần lưu ý:
– Bầm tím (bruising)
– Ban đỏ (erythema)
– Đau khi va chạm (tender)
– Phù (edema), nhiễm trùng (infection), u hạt hình thành (granuloma) hiếm gặp hơn (more rarely).
– Hoại tử chỗ chích (injection site necrosis)
– Thuyên tắc mạch (artherial embolization), đặc biệt tắc động mạch mắt (ophthalmic artery) có thể gây mù vĩnh viễn.

2.6. Liệu pháp tế bào gốc (Stem cell therapy)

Tế bào gốc (Stem cells) là chuyên đề HOT trong nhiều lĩnh vực y khoa hiện nay, trong đó có thẩm mỹ chăm sóc da, là xu hướng đang nổi (emerging trend).
Thêm vào đó gần đây FDA đã ra thông báo đình chỉ (suspension) phương pháp: cấy nguyên bào sợi tự thân (injection of an autologus fibroblast) để điều trị những đường hằn (fine lines) và nếp nhăn (wrinkles) lại càng làm cho liệu pháp tế bào gốc được quan tâm hơn.
Tuy nhiên, cần nhiều thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát (controlled clinical trials) để chứng minh hiệu quả của phương pháp tế bào gốc (Stem cells).

2.7. Phương pháp phẫu thuật

Vùng quanh hố mắt (Periorbital region) và vùng da mặt (facial area) có nhiều biểu hiện liên quan đến lão hóa da:
– Nhẽo da (dermatochalasis)
– Sa mi mắt (blepha roptosis)
– Sa lông mày (brow ptosis)
– Thoát vị mỡ (fat herniation)

Để lấy lại sắc xuân (restoring a youthful) và làm trẻ hóa (rejuvenation) các biểu hiện trên, trả lại sức sống cho khuôn mặt (vibrant appearance), cần phải phối hợp nhiều phương pháp, trong đó có phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Muốn đảm bảo thành công (sucessful) và an toàn (safe) cho người bệnh trong điều trị trẻ hóa vùng quanh hố mắt (periorbital rejuvenation operation) yêu cầu phải nắm rất rõ về giải phẫu của vùng da này (periorbital anatomy), đặc biệt là hệ mạch máu và các sợi dây thần kinh tránh tối đa các biến chứng (sẽ là một chuyên đề riêng).

3. Kết luận

1/. Bức xạ tia cực tím là nguyên hàng đầu gây tổn thương da do ánh sáng (photodamage), vì vậy bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời là chế độ không thể thiếu trong chăm sóc da (sin care regimen) bao gồm các thuốc bôi ngoài da: kem chống nắng, các Retinoids, các thuốc chống oxy hóa (anti oxydants), tăng cường collagen (collagen boosters).
2/. Có rất nhiều phương pháp lựa chọn để làm trẻ hóa vùng quanh hố mắt (deriobrital rejuvenation). Việc thăm khám để xác định độ nặng của lão hóa (severity of aging) và ước nguyện của người bệnh (patient expectation) là rất quan trọng, để lựa chọn phương pháp tốt nhất điều trị cho người bệnh (selecting the best therapeutic option).
– Nếu tổn thương da nhẹ (minimal photodamage) với những nếp nhăn nông (superficial rhytides) thì chỉ cần liệu pháp bên ngoài tại chỗ: lột da hóa chất bề mặt (superficia chemica pells).
– Tổn thương da trung bình (moderate photodamage)  nếp nhăn sâu hơn (deeper rhytides) thì sẽ điều trị với loại lột da trung bình  sâu (medium – depth pells) hoặc Er: YAG Laser.
– Còn bề mặt da bị tổn thương nặng (severe photodamage skin surface) để cải thiện những nếp nhăn sâu (deep rhytides) thì phải dùng:
Laser carbon dioxide
Cũng như tiêm Botox (as well as BoNT injection) và fillers.
3/. Các phương pháp phẫu thuật để những dấu hiệu lão hóa (signs of aging) vùng quanh hố mắt (periorbital area) đã đi cùng với sự phát triển của những thủ thuật thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu (minimally invasive aesthetic procedures), hiểu sâu hơn (deeper understanding) về giải phẫu (anatomy) và sinh lý (physiology) của các tổn thương do lão hóa da sẽ cho kết quả điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tốt hơn.

4. Tài liệu tham khảo

1. Dee Ana Glaser MD, Anactacia Kurts (2016), Periorbital rejuvenation – overview of non-surgical treatment options. Department of Dermatology, Saint Louis University School of Medicine, USA.
2. Vivian W Bucay MD, Doriday MD, MA (2013), Adjunctive skin care of the grow and periorbital region. Department of Dermatology, New York University Langone Medicine Center, USA.
3. Sinethan B. Bryrak MD, John D Kriet MD (2018), Selecting the best eyelid techniques. Facial Blast Surg. 2018, 34. 497-504, New York, USA.
4. Jack F. Scheuer III, MD. Alan Matarasso MD (2017), Optimizing maze periorbital rejuvenation. Amaerican Society for Dermal Surgery 2017, 43, S196-S202 New York, USA.
5. Gary Linkov MD, Allan E. Wulc MD. (2016), Management of lower eyelid laxity. Department of Otolaryngology – Head & Neck Surgery: Philadelphia 2016, 153-159, USA.
6. Mark A. Dinsky MD, PA (2017), Efficacy & Safety of an Anti-Aging technology. Journal of Clinical & Acsthet Derma (JCAD) 2017, 10 (12): 27-35, Florida – USA.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *