Bài viết Các chẩn đoán phân biệt của nám ở người da sạm màu được dịch bởi Bác sĩ Phạm Tăng Tùng từ Sách “ĐIỀU TRỊ NÁM Ở NGƯỜI CHÂU Á” của các tác giả Evangeline B. Handog, Maria Juliet Enriquez Macarayo.
1. TĂNG SẮC TỐ SAU VIÊM (PIH)
Tăng sắc tố sau viêm (hình 9.1) là sự xuất hiện các dát tăng sắc tố từ màu rám nắng đến màu nâu đen (melanin thượng bì) hoặc màu xanh xám đến nâu xám (melanin bì) do các tổn thương da trước đó như dị ứng thuốc, phản ứng độc ánh sáng, nhiễm trùng, chấn thương vật lý, phản ứng dị ứng và các bệnh lí viêm da [1]. PIH có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào và không có sự khác biệt giữa hai giới. PIH thượng bì có thể xuất hiện do mụn trứng cá, côn trùng cắn, các bệnh viêm da mủ, viêm da cơ địa, vảy nến và vảy phấn hồng. Các dát tăng sắc tố sẽ nhạt dần theo thời gian, mặc dù PIH sẽ biến mất dần nhưng cần đến vài tháng, thậm chí đến vài năm nếu bệnh nhân thuộc type da tối màu [2].
Mặc khác, PIH bì thường liên quan đến các bệnh lý da được đặc trưng bởi sự thoái hóa lớp đáy thượng bì và viêm ở vùng tiếp nối bì-thượng bì như lupus ban đỏ và hồng ban cố định tái phát. Thời gian cải thiện PIH bì thường chậm và lâu hơn, và việc điều trị PIH là một thử thách thực sự.
2. OCHRONOSIS NGOẠI SINH
Ochronosis ngoại sinh là một rối loạn sắc tố thường gặp đặc trưng bởi dát màu nâu sẫm đến đen hoặc màu xanh-đen (hình 9.2) gây ra do sự lắng đọng của các vi hạt sắc tố màu vàng nhạy ở lớp bì [3, 4].
Ochronosis thường là hậu quả của việc sử dụng hydroquinone ở những người có type da tối màu. Tuy nhiên, rối loặn sắc tố này cũng có thể xuất hiện khi sử dụng thuốc điều trị sốt rét và các sản phẩm chứa resorcinol, phenol, thủy ngân và picric acid [1]. Kích ứng da và ma sát nhiều cũng có thể là nguyên nhân hình thành ochronosis. Mô bệnh học của ochronosis khá rõ ràng với sự xuất hiện của các sợi vàng nhạt hình quả chuối ở lớp bì da.
3. BỚT HORI
Bớt Hori gồm nhiều dát dạng đốm màu nâu-xanh và/hoặc xám-xám đen xuất hiện đối xứng ở hai bên má (hình 9.3) hoặc ở các vùng khác với tỉ lệ thấp hơn như vùng trán, mí mắt trên, và mũi. Bớt Hori không ảnh hưởng đến niêm mạc [5]. Bớt Hori đặc trưng thường xuất hiện ở người Châu Á độ tuổi trung niên từ 20-70 tuổi, đặc biệt là người Trung Quốc và Nhật Bản [1, 5]. Bệnh nhân càng lớn tuổi bớt Hori càng dày [6].
4. ĐỐM NÂU (SOLAR LENTIGINES)
Đốm nâu được đặc trưng bởi các dát tăng sắc tố hình tròn kích thước 1-3 cm ở vùng phơi bày ánh sáng [7, 8]. Đốm nâu có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt ở những người có type da từ I đến III.
Những đứa trẻ bị bệnh khô da sắc tố (xeroderma pigmentosum) có thể xuất hiện đốm nâu trong 6 tháng đầu đời, sau khi tiếp xúc hạn chế với ánh sáng mặt trời. Những tổn thương này có nhiều tone màu khác nhau từ vàng cho đến nâu sẫm. Vị trí thường xuất hiện đốm nâu nhất là vùng mặt (hình 9.4), bàn tay, cẳng tay, ngực, lưng và cẳng chân.
5. TĂNG SẮC TỐ DO DỊ ỨNG THUỐC (DRUG-INDUCED HYPERPIGMENTATION)
Tăng sắc tố do các chất độc hoặc thuốc (hình 9.5) chiếm khoảng 10-20% các trường hợp tăng sắc tố mắc phải. Nguyên nhân phổ biến nhất là các loại thuốc của hệ thần kinh trung ương (ví dụ: chlorpromazine, amitriptyline), thuốc chống khối u (ví dụ: carmustine, nitrogen mustard, bleomycin, anthracycline, 5-fluorouracil), thuốc kháng sinh (ví dụ: chloroquine, quinacrine, hydroxychloroquine, minocy- cline, clofazimine, zidovudine), thuốc tăng huyết áp (ví dụ: amiodarone, diltiazem) và các loại hormone (ví dụ: thuốc tránh thai đường uống) [1, 5].
6. LIKEN PHẲNG ÁNH SÁNG (ACTINIC LICHEN PLANUS)
Đây là thể bệnh hiếm của bệnh liken phẳng được đặc trưng bởi sự hình thành các tổn thương ở vùng phân bố ánh sáng (hình 9.6a). Bệnh này thường xuất hiện ở những người có type da tối màu, đặc biệt là ở những người trưởng thành trẻ tuổi [9]. Trong bệnh này, các sẩn và mảng cứng xuất hiện ở vùng mặt, cổ và mặt lưng bàn tay sau khi tiếp xúc với tia UV [10-12]. Vùng da được che phủ và niêm mạc thường không bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp các sẩn và dát tăng sắc tố sắp xếp rải rác, hoặc dính chùm lại với nhau, đôi lúc cũng có thể trông giống như nám (hình 9.6b). Bệnh nguyên của bệnh này đến nay vẫn còn chưa được biết.
7. ERYTHEMA DYSCHROMICUM PERSTANS (ASHY DERMATOSIS)
Erythema dyschromicum perstans (EDP) là bệnh lí diễn tiến chậm thường xuất hiện ở trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi, đặc biệt là những người gốc Mỹ Latin có phân loại da type III và IV [5]. Bệnh xuất hiện với tỉ lệ ngang nhau ở hai giới [1]. Vị trí xuất hiện phổ biến là vùng cổ, vùng gốc chi trên và thân mình [5]. Tổn thương có thể xuất hiện theo các đường da (cleavage line) [3]. EDP được đặc trưng bởi các dát tăng sắc tố với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau có màu xám tro đến màu xanh-nâu (hình 9.7) [13]. Bệnh có thể bùng phát kiểu đơn dạng với biểu hiện đồng thời của dát tăng và giảm sắc tố [14]. Các tổn thương thường không kèm theo triệu chứng; tuy nhiên có thể hơi ngứa ở vùng da tổn thương. Các tổn thương tiến triển chậm trong nhiều năm và thường không tự biến mất
8. TĂNG SẮC TỐ RIEHL
Tăng sắc tố Riehl còn được gọi là bệnh tăng sắc tố da mặt ở phụ nữ, thường xuất hiện ở những người phụ nữ trung niên da ngăm, đặc biệt là người Mexico và người Châu Á [1]. Bệnh đặc trưng bởi tăng sắc tố dạng lưới màu nâu-xám đến đen khởi phát nhanh chóng ở vùng mặt (đặc biệt vùng trán, vùng gò má và thái dương) và cổ (Hình 9.8a,b). Không có bất kì bằng chứng nào về hiện tượng viêm trên da trong bệnh này [15]. Tăng sắc tố Riehl xuất hiện do tiếp xúc lặp lại với các chất gây nhạy cảm như hương liệu, một số chất màu và chất diệt khuẩn (carbanilides, ricin- oleic acids) được sử dụng trong mỹ phẩm và các chất làm trắng [16].
9. TÀN NHANG
Tàn nhang (ephelides hoặc freckles) được đặc trưng bởi sự xuất hiện các dát nhỏ màu nâu nhạt ở vùng da phơi bày ánh sáng (hình 9.9) [1, 8]. Rối loạn tăng sắc tố này thường gặp ở những người da trắng, những người có tóc đỏ hoặc vàng và người Celt. Rối loạn sắc tố này thường khởi phát lúc còn nhỏ, có thể biến mất hoặc không khi lớn lên.
Bên dưới là bảng tóm tắt các chẩn đoán phân biệt khi tiếp cận một bệnh nhân có các tổn thương tăng sắc tố ở trên mặt (Bảng 9.1)
Bảng 9.1 Tóm tắt các chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán | Tuổi/giới | Tiền sử | Phân bố | Màu sắc/tổn thương |
Tăng sắc tố sau viêm | Bất kì độ tuổi nào, tần suất không phân biệt về giới | Tiền sử chấn thương | Ở vị trí chấn thương trước đó | Nâu/xám đậm |
Och r o no s is ngoại sinh [17,
18] |
Bệnh hiếm Không xác định được tuổi và giới | Sử dụng hy- droquinone, kèm với tiếp xúc ánh sáng và sử dụng các hoạt chất tiêu sừng | Phân bố đối xứng ở mặt, cổ, lưng, mặt lưng các chi.
Phân bố ở vùng tiếp xúc với chất gây bệnh kèm phơi bày ánh sáng |
Xám nâu hoặc đen xanh |
Chẩn đoán | Tuổi/giới | Tiền sử | Phân bố | Màu sắc/tổn thương |
Bớt Hori | Bệnh hiếm Không xác định được tuổi và giới | Sử dụng hy- dr oquinone (2-5%) kéo dài, kèm với tiếp xúc ánh sáng và sử dụng các hoạt chất tiêu sừng | Phân bố ở vùng tiếp xúc với chất gây bệnh kèm phơi bày ánh sáng Phân bố đối xứng ở mặt, cổ, lưng, mặt lưng các chi. | Nâu, xanh, xám đen [20] |
Đốm nâu | Trẻ em và người lớn | Tiền sử tiếp xúc ánh sáng | Vùng phơi bày ánh sáng | Màu sắc có thể khác nhau |
Tăng sắc tố do thuốc | Chiếm 10-
20% tăng sắc tố mắc phải; tần suất không phân biệt tuổi và giới |
Tiền sử dùng thuốc và tiếp xúc ánh sáng | Vùng phơi bày ánh sáng | Xám xanh nhạt |
Liken phẳng ánh sáng [21] | Hầu hết trẻ hơn 30 tuổi Độ tuổi trung bình là 14 tuổi Không khác nhau giữa 2 giới | Đậm màu hơn vào mùa xuân và hè
Nhạy cảm ánh sáng Sống ở vùng nhiệt đới |
Mặt, mu bàn tay, mặt ngoài cẳng tay | Dạng teo da- kèm tăng sắc tố
Dạng rối loạn sắc tố- sẩn và mảng trắng ở vùng cổ, mu tay Dạng mảng cổ điển- sẩn màu tím xanh Dạng tăng sắc tố- giống nám má ở mặt và cổ |
Chẩn đoán | Tuổi/giới | Tiền sử | Phân bố | Màu sắc/tổn thương |
Erythema dy- schromicum perstans [22,
23] |
Không liên quan tới tuổi và giới | Tiến triển chậm
Có thể ngứa |
Đối xứng trên cơ thể, tay, cổ, mặt
Có thể xuất hiện ở bất kì vùng nào trên cơ thể trừ da đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc |
Màu xám đến màu chì với nhiều độ bóng khác nhau
Có thể có bờ hồng ban |
Tăng sắc tố Riehl [22] | Không liên quan tới tuổi và giới | Xuất hiện nhanh
Ở vị trí trước đây tiếp xúc với chất gây dị ứng, đặc biệt là mỹ phẩm Thường có patch test dương tính với các thành phần mỹ phẩm |
Mặt
Nặng ở vùng trán và thái dương |
Xám nâu nhạt |
Tàn nhang [1,
2] |
Xuất hiện từ nhỏ và nhạt dần theo độ tuổi | Ở những người có da sáng, có tổ tiên là người Celt Đậm hơn vào mùa hè và mùa xuân, mờ đi vào mùa đông | Mặt, mặt lưng tay, thân trên | Nâu nhạt đến nâu đậm. |
10. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lapeere H, Boone B, De Schepper S, Verhaeghe E, Van Gele M, Ongenae K, et al. Hypomelanoses and hypermelanoses. In: Wolff K, Goldsmith L, Katz S, Gilchrest B,
- Chang Disorders of hyperpigmentation. In: Bolognia JL, Jorizzo JL, Schaffer JV, editor Dermatology. 3rd ed. China: Elsevier Saunders; 2012. p. 1049–50
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề: