Trứng cá đỏ, 1 phân loại của mụn, là bệnh lý của đơn vị nang lông tuyến bã và gây ảnh hưởng tới cả bên ngoài và kết cấu của da. Trong mụn, tuyến bã to và tăng hoạt động, thì trong trứng cá đỏ, tuyến bã trở nên to dần theo tuổi bệnh nhân. Các sách da liễu thường mô tả trứng cá đỏ có da màu đỏ hoặc hồng; tuy nhiên, điều đó là không đúng vì một số bệnh nhân không có tình trạng đỏ da. Nhìn chung, những dấu hiệu nhận biết trứng cá đỏ bao gồm đỏ da thoáng qua, có thể dai dẳng, giãn mạch, và trong nhiều trường hợp, có sẩn và mụn mủ. Những triệu chứng này thường xuất hiện ở vùng giữa mặt, phân bố đối xứng, mặc dù những vùng khác của cơ thể, như thân trên và cổ cũng có thể xuất hiện. Hình 6.8 tới 6.12 cho thấy trứng cá đỏ có biểu hiện rất đa dạng.
- Hình 6.8 (a) Bệnh nhân được phân loại da trắng (sáng) và dầu. Bệnh nhân được chẩn đoán lỗ chân lông, trứng cá đỏ và hồng ban. (b) 6 tháng sau. Bệnh nhân đi theo phác đồ — Phục hồi sức khỏe làn da không HQII trong 5 tháng để sửa chữa, ồn định và kích thích tầng sinh, đồng thời được điều trị tình trạng hồng ban bằng 2 lần laser FLDP.
- Hình 6.9 (a) Bệnh nhân được phân loại da châu Á, dày trung bình và rất dầu. Cô ấy đã được chẩn đoán là trứng cá đỏ, lỗ chân lông giãn rộng, tăng sản tuyến bã và tăng sắc tố sau viêm. Thuốc thoa và kháng sinh thất bại trong việc cải thiện tình trạng của cô ấy. (b)5 tháng sau. Bệnh nhân sử dụng — Phục hồi sức khỏe da có HQII với tẩy da chết, sửa chữa, blending (tretinoin và HQ), và ổn định tế bào sắc tố thượng bì. Cô ấy cũng được điều trị với isotretinoin, 20 mg/ngày, đồng thời với sử dụng thuốc thoa. Trong quá trình điều trị, cô ấy được peel 2 lần với zo retinol stimulation.
- Hình 6.10 (a) Bệnh nhân được phân loại da châu Á( trung bình), dày và dầu. Cô ấy đã được chẩn đoán là trứng cá đỏ, với biểu hiện hồng ban, giãn mạch và da nhạy cảm. Tiền sử điều trị nhiều năm với fluorinated cortícoste-roids (dẫn đến teo da do steroid) và dưỡng ẩm. (b) 8 tháng sau. Bệnh nhân được thực hiện — Phục hồi sức khỏe làn da không HQII, tập trung vào phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ da, ổn định thượng bì và kích thích tăng sinh nhẹ vào ban đầu, sau đó tăng dần và da cô ấy chịu được mức độ đó sau 4 tháng. Cô ấy cũng dược điều trị hồng ban bằng 4 lần laser FLDP. Ở tháng thứ 3 của điều trị, cô ấy bắt đầu sử dụng isotretinoin, 20 mg/ngày, 2 lần/ tuần để ức chế tiết dầu và làm giảm viêm do bã nhờn gây ra.
- Hình 6.11 (a) Bệnh nhân được phân loại da trắng, dày trung bình và dầu. Cô ấy được chẩn đoán là trứng cá đỏ dạng hạt, không đáp ứng với điều trị truyền thống. Chú ý tới sự biến dạng của cảm. (b) 1 năm sau. Bệnh nhân được điều trị tấn công bằng — Phục hồi sức khỏe da không HQII, đồng thời uống metronidaxol, tiêm steroid trong tổn thương, và isotretinoin, 20 mg/day. Cô ấy cũng được điều trị với laser FLPD để giảm hồng ban và phá hủy các hạt. 5 tháng sau khi ngừng isotretinoin, bệnh nhân được peel zo Controlled Depth Peel đi tới lớp bì lưới.
- Hình 6.12 (a) Bệnh nhân được phân loại da trắng bình thường, trung bình và dầu. Cô ấy được chẩn đoán là lỗ chân lông giãn rộng, trứng cá đỏ, viêm da tiết bã, sẹo mụn và chảy xệ nhẹ. (b) Bệnh nhân ngay sau khi làm zo Control Deep Peel, đựợc thực hiện sau khi làm — Phục hồi sức khỏe da không HQII 6 tuần. Chú ý tới lớp cặn màu xanh, (c) 5 tháng sau. Bệnh nhân được thực hiện — Phục hồi sức khỏe làn dall (sửa chữa, ổn định thượng bì và kích thích tăng sinh) và cũng được sử dụng metronidazol vào buổi sáng. Isotretinoin, 20 mg/ngày, được thêm vào sau khi da đã lành hẳn sau peel và tiếp tục trong 4 tháng.
Với tỷ lệ mắc là 10% dân số, trứng cá đỏ phổ biến ở nữ hơn nam. Tuy nhiên, ở nam giới thường tiến triển thành giai đoạn nâng cao (gồm chứng mũi to). Trứng cá đỏ thường được chẩn đoán ở giai đoạn 3 hoặc 4 của cuộc đời và có tiền sử bị mụn lúc thanh thiếu niên. Những đặc điểm của trứng cá đỏ thay đổi theo thời gian được thể hiện trong Bảng 6.4.
Các chuyên gia không thống nhất về nguyên nhân chính xác của trứng cá đỏ; nó dường như bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cùng với yếu tố di truyền và môi trường. Ở nhiều bệnh nhân, mụn xuất hiện trước ở tuổi teen và tiến triển dần qua từng năm thành trứng cá đỏ, thường không được nhận ra bởi bệnh nhân hoặc bác sĩ cho đến khi có những dấu hiện tổn thương cấu trúc da xuất hiện. Trứng cá đỏ thường tiến triển qua những giai đoạn sau:
- Hồng ban
- Đỏ da (có hoặc không có phù, và/ hoặc hội chứng mắt, nổi bật là bệnh viêm mí mắt và bệnh viêm kết mạc)
- Sẩn và mụn mủ
- Chứng mũi to (phì đại tuyến bã dẫn đến mũi nở to)
Các biểu hiện lâm sàng của trứng cá đỏ làm cho nó dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác (Box 6.10). Bởi vì lý do này, trứng cá đỏ thường bị các bác sĩ bỏ lỡ chẩn đoán. Chu kỳ tự nhiên của trứng cá đỏ làm cho các bác sĩ có khuynh hướng chẩn đoán nhầm thành các tình trạng khác như mụn pử người trưởng thành hoặc tình trạng viêm da. Chẩn đoán nhầm dẫn đến điều trị không thích hợp.
Chẩn đoán trứng cá đỏ
Để tránh nhầm lẫn về trứng cá đỏ, cần có biểu hiện về sự bất thường tuyến bã và có 2 hoặc nhiều hơn các biểu hiện được thể hiện trong Box 6.11. Chỉ có 1 trường hợp ngoài lệ, nhưng hiếm là trứng cá đỏ biểu hiện giống viêm da quanh miệng- chỉ có phát ban hoặc phù, không có bất kì triệu chứng nào khác.
Với những triệu chứng này, việc chẩn đoán trứng cá đỏ đòi hỏi phải kiểm tra kỹ càng, tìm kiếm các dấu hiệu tăng sản tuyến bã và u tuyến, cũng như các dấu hiệu của viêm và phì đại (mũi, cằm, và má). Khoảng 15-20% bệnh nhân trứng cá đỏ có biểu hiện ở mắt đồng thời với biểu hiện ở da. Khoảng 1/5 trong số những ca này thì những biểu hiện ở mắt xuất hiện trước. Những biểu hiện đó bao gồm kích ứng, đỏ mắt, khô mắt, ngứa, bỏng rát, cảm thấy có vật lạ trong mắt, nhạy cảm ánh sáng, lẹo mắt và nhiễm trùng mắt.
Không có xét nghiệm mô học, huyết thanh hay bất cứ xét nghiệm nào đặc trưng cho việc chẩn đoán trứng cá đỏ. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể làm các xét nghiệm khác, như cấy vi khuẩn, cạo da soi tươi (với KOH để tìm nấm và bào tử), patch tests, và sinh thiết để loại trừ các tình trạng da có biểu hiện tương tự.
Những nguyên nhân có khả năng gây trứng cá đỏ
Mặc dù có sự khan hiếm về các nghiên cứu chính xác để xác định nguyên nhân gây trứng cá đỏ, nhưng các chuyên gia đã xác định 1 vài yếu tố chính góp phần làm phát triển và làm nặng bệnh (Box 6.12).
Mặc dù có 1 số quan điểm đối lập về nguyên nhân gây nên trứng cá đỏ, vì trong mụn, kích thước của tuyến bã và hoạt động của chúng là thủ phạm chính (Box 6.13). Do đó, để hiểu rõ hơn về các triệu chứng của trứng cá đỏ và điêu trị một cách tối ưu, thì phải hiểu được hoạt động của tuyến bã trong suốt cuộc đời và những thay đổi của da do những hoạt động của tuyến bã gây nên.
Ở tuổi dậy thì, nồng độ androgen tăng cao dẫn đến tăng hoạt động tuyến bã, làm tăng sản xuất bã nhờn. Bã nhờn tăng gây nên tăng viêm, là nguyên nhân chính của hầu hết các triệu chứng trứng cá đỏ. Phì đại da cục bộ hay toàn bộ có thể xảy ra do sự nở to của tuyến bã nhờn. Ở một số bệnh nhân, tốn thương mụn, nốt, cũng như hạt tiếp tục xuất hiện, trong khi ở một số khác, hồng ban, giãn mạch và tổn thương kết cấu da là biểu hiện chiếm ưu thế.
Nguồn tham khảo: The art of Skin Health Restoration and Rejuration
Biên dịch bởi: Tapchidalieu.com
Link bài viết: https://tapchidalieu.com/trung-ca-do/