Khoa học trong chăm sóc da: Chất dưỡng ẩm – Zoe D Draelos

Bài viết Khoa học trong chăm sóc da: Chất dưỡng ẩm của tác giả Zoe D Draelos được dịch bởi Bs. Trương Tấn Minh Vũ từ bài viết gốc The science behind skin care: Moisturizers.

1. Tóm tắt

Chất dưỡng ấm đem lại các lợi ích cho chức năng da. làm cho da mịn và mềm, tăng độ ẩm cho da và cải thiện bề ngoài của da. chất dưỡng ẩm cũng có chức năng như phương tiện để vận chuyển các hoạt chất đến da. Những hoạt chất này có thể là vitamin, chất chống oxy hóa từ thực vật. peptide, chất làm sáng da. chất kháng viêm từ thực vật hoặc chất tẩy tế bào chết.

2. Giới thiệu

Làm sạch và dưỡng âm da là hai trong những khía cạnh cơ bản nhất của việc giữ vệ sinh ở người, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và bệnh tật của da. Làm sạch là quá trình loại bỏ các vật chất khỏi bề mặt da, và ở một khía cạnh nào đó, dưỡng âm là quá trình khôi phục lại những gì đã bị loại bò một cách nhầm lẫn. Điều không may là những chất làm sạch không thể phân biệt giữa bã nhờn và lipid gian bào, và loại bỏ tất cả chúng một cách triệt để. Do đó, chất dưỡng ẩm được phát triển để đưa lipid trở lại bề mặt da sau khi làm sạch nhưng hiện nay đã phát triển thành phương tiện vận chuyển các hoạt chất có tác động thẩm mỹ 1,2,3

3. Mục tiêu dưỡng ẩm

Chất dưỡng ẩm phải đáp ứng 4 yêu cầu cơ bản của người sử dụng theo thứ tự: làm cho da mịn màng và mềm mại, tăng độ ẩm cho da, cải thiện bề ngoài và có thể vận chuyển các hoạt chất lên bề mặt da. Một sản phẩm dưỡng ẩm không có 4 thuộc tính này thì không thể thành công trên thị trường.

3.1 Cải thiện độ mịn và mềm của da

Nhu cầu cơ bản nhất của người sử dụng khi dùng sản phẩm dưỡng âm là làn da mịn màng và mềm mại. Tất cả các loại sản phẩm dưỡng ẩm trên thị trường hiện nay đều làm cho da mịn và mềm mại: tuy nhiên, các công thức tốt hơn thì có hiệu quả lâu dài hơn. Da mịn và mềm là một đánh giá về sự tổ chức của các tế bào sừng hóa trên bề mặt da. Khi các lipid gian bào bị loại bỏ. các cạnh của tế bào sừng hóa sẽ gấp lại và tạo ra ma sát khi dùng tay chà xát trên bề mặt da. Làm làn da mịn màng và mềm mại bằng cách sử dụng chất làm mềm (Bàn /), là lớp mỏng nhưng chất nhờn có khả năng lắng đọng tạm thời giữa các tế bào sừng hóa đang bong vảy cho đến lần làm sạch tiếp theo, lúc đó chúng phải được bôi lại.

Bảng 1: Chất làm mềm cho tác dụng mềm mịn da
Bảng 1: Chất làm mềm cho tác dụng mềm mịn da

3.2 Tăng độ ẩm cho da

Chất dưỡng ẩm có hiệu quả điều trị phải tăng cường độ ẩm cho da bằng cách ngăn chặn sự mất nước trên bề mặt da. được gọi là mất nước qua biểu bì (transepidermal water loss- TEWL}5. Điều này được thực hiện bằng cách tạo một lớp màng không thấm nước lên da để làm chậm quá trình bay hơi và bàng cách bôi các chất lên bề mặt da để hút nước. Chất dưỡng ẩm không làm ẩm da. đó là một cách gọi không đúng 6. Với da, việc sửa chữa hàng rào mới có thể đưa TEWL trở lại mức bình thường một cách lâu dài.

Tăng độ ẩm cho da là cơ chế mà hầu hết các chất dưỡng ẩm giúp làm giảm các nếp nhăn nhỏ do mất nước, đặc biệt là những vùng da quanh mắt. nơi da mỏng nhất. Sự làm chậm TEWL sẽ làm ẩm vùng da này tạm thời cho đến khi sản phẩm dưỡng ẩm bị loại bó bằng cách rửa mặt. Mặc dù giảm nếp nhăn có thể là một lợi ích về mặt chức năng, nhưng đó là kết quả của việc tăng độ ẩm cho da và chỉ là tạm thời trừ khi việc sửa chữa hàng rào da xảy ra.

3.3 Cải thiện bề ngoài

Mục đích của một số loại sản phẩm dưỡng ẩm là cải thiện bề ngoài của đa, một đặc điểm được gọi là độ rạng rỡ hoặc độ sáng. Các thuộc tính này là sự đánh giá lượng ánh sáng phản xạ bởi bề mặt da trở lại mắt của người nhìn, có liên quan trực tiếp đen độ mịn của bề mặt da. Với tuổi ngày càng cao, sự phân bố melanin da, hemoglobin, và collagen trở nên không đều hơn. Chất dưỡng ẩm có thể tạo ra một lớp màng sắc tố ít hơn trên bề mặt da hoặc tăng cường phản xạ ánh sáng từ bề mặt da làm cải thiện bề ngoài của da. Các chất màu, như oxit sắt, và các vật chất phản chiếu ánh sáng, như mica hoặc fish scale, có thể được thêm vào kem dưỡng ẩm đế tạo ra hiệu quá chống lão hóa cho bề ngoài của da.

4. Hàng rào da và sự dưỡng ẩm

Sản phẩm dưỡng ẩm có thể cái thiện thẩm mỹ da và cũng có thể cải thiện tình trạng khô da và sửa đổi tích cực hàng rào bảo vệ da. Khô da là kết quả của việc giảm hàm lượng nước của lớp sừng, dẫn đến bong vảy bất thường của các tế bào sừng hoá 7. Để làn da có bề ngoài và cảm giác bình thường, hàm lượng nước của lớp này phải trên 10% với tối đa 30% khi hydrat hóa quá mức 8. Nước bị mất do bay hơi ra môi trường trong điều kiện độ ẩm thấp và phải được bổ sung nước từ các lớp biểu bì và bì bên dưới 9. Một hàng rào bảo vệ da còn nguyên vẹn sẽ giữ cho TEWL ở mức khỏe mạnh 10; tuy nhiên, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng da bị khô, đặc trưng bởi lớp sừng dày hơn, nứt nẻ và vô tổ chức khi nhìn dưới kính hiển vi điện tử 11.

Ba lipid gian bào cần thiết để duy trì hàng rào bảo vệ da: sphingolipid, sterol tự do và axit béo tự do 12-14. Ceramides là lipid chính tính theo trọng lượng trong lớp sừng, chúng trở thành sphingolipid khi bị glycosyl hóa 15. Ceramides chiếm phần lớn các axit béo chuỗi dài và axit linoleic trong da. Khi hàng rào bị tổn thương, sự tiết ra nhanh chóng của màng tế bào và một loạt các thay đổi cytokine liên quan đến xảy ra biểu hiện các phân tử kết dính và sản xuất yếu tố tăng trưởng, dần đến sản xuất ceramide 16,17. Tín hiệu cho việc sửa chữa hàng rào này. bắt đầu quá trình tổng hợp lipid, là sự gia tăng TEWL 18-20. Do đó. quá trình tái dường ấm da phải diễn ra theo bốn bước: bắt đầu sửa chữa hàng rào, thay đổi hệ số phân vùng độ ẩm bề mặt da. bắt đầu khuếch tán độ ẩm qua bì-biểu bì và tổng hợp lipid gian bào 21. Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, người ta thường nghĩ rằng lớp sừng chứa từ 20% đến 35% nước sẽ thế hiện sự mềm mại và dẻo dai của một lớp sừng bình thường 22

5. Cơ chế của dưỡng ẩm

Tất cả các loại sản phẩm dưỡng ẩm đều hoạt động thông qua 4 cơ chế cơ bản phục hồi hàm lượng nước trong da: khoá ẩm, cấp ẩm. chất nền ưa nước và chống nắng 2.-3.

5.1 Khoá ẩm (Occlusion)

Chất khóa ẩm thực hiện chức năng bằng cách tạo một hàng rào không thấm nước lên bề mặt da, tạo ra một môi trường có lợi cho việc sửa chữa hàng rào. Đây là cơ chế hiệu quả nhất và phổ biến nhất được sử dụng. Có rất nhiều chất được sử dụng bởi các nhà hóa mỹ phẩm đổ đạt được mục tiêu này với sự kết hợp của các thành phần mang lại tính thẩm mỹ và hiệu quả trong công thức cuối cùng. Các chất này được tóm tắt trong Bang 2 24.
Chất khóa ẩm sinh lý tốt nhất được cho là petrolatum; tuy nhiên, tính thẩm mỹ của nó là không được ưa thích trong các loại sản phẩm dưỡng ẩm trên thị trường 25. Nó làm giảm TEWL đến 99%, cho phép đủ lượng hơi nước thoát khỏi da để bắt đầu sửa chữa hàng rào
26,27.

Bảng 2: Chất dưỡng ẩm khóa ẩm
Bảng 2: Chất dưỡng ẩm khóa ẩm

5.2 Cấp ẩm (Humectancy)

Chât cấp âm là những chất hút nước hoạt động giống như bọt biển trên và trong da. Tất cả các loại sản phẩm dưỡng ẩm dạng lỏng và kem đều chứa chất cấp ẩm để ngăn sản phẩm bị khô. nhưng chất giữ ẩm có thể ở nồng độ không đủ để có chức năng sinh lý. Lớp bì chứa glycosaminoglycans, bao gồm cả axit hyaluronic, có chức năng như chất cấp ẩm; một số chất cấp ẩm khác bao gồm: glycerin, mật ong, natri lactat, urê. propylene glycol, sorbitol, axit pyrrolidone carboxylic, gelatin, vitamin và một số protein 24,28. Các thành phần bôi ngoài da này có thế hút nước từ không khí; tuy nhiên, sản phẩm dưỡng ấm sẽ trở nên dính và không tham mỹ khi điều này xảy ra. Hầu hết các chất cấp ẩm. trong đó glycerin là hiệu quả nhất, hút nước từ lớp biểu bì sâu và lớp bì. làm cho làn da mịn màng hơn bằng cách lấp đầy các lỗ trên lớp sừng thông qua quá trình nở ra 29. Chất cấp âm không được kiểm soát sẽ hút nước từ da và chuyển qua môi trường có độ ẩm thấp hơn, do đó sản phẩm dưỡng ẩm phải chứa cả chất khóa ẩm và chất cấp ẩm đế có hiệu quả tối ưu 30.

5.3 Chất nền ưa nước (Hydrophilic matrices)

Chất nền ưa nước là một dạng dưỡng ẩm ít phổ biến hơn với đặc điểm như tắm bột yến mạch dạng keo trong đó bột yến mạch tạo thành một lớp phú bảo vệ vật lý trên da ngăn ngừa sự bay hơi. Bột yến mạch dạng kéo cũng được sử dụng trong sản phẩm dưỡng ẩm vì lý do tương tự. Các chất có trọng lượng phân tử cao khác có thể tạo ra hàng rào cản đối với sự bay hơi bao gồm các protein, như các yếu tố tăng trưởng và các collagen bị đứt gãy. điều này không được thêm vào khả năng điều chỉnh hành vi của tế bào của nó, mà là để giảm TEWL. Khoá ẩm và cấp ẩm là những phương pháp dưỡng ẩm hiệu quả hơn nhiều so với chất nền ưa nước.

5.4 Chống nắng (Photoprotection)

Cuối cùng, chống nắng cũng được coi là một hình thức dường ấm của ngành công nghiệp mỹ phẩm, và khả năng dưỡng ẩm có thể bao gồm các thành phần chống nắng. Khả năng sửa chữa và phục hồi chất lượng da của sản phẩm dưỡng ẩm có thể bổ sung thêm khả năng chống nắng. Kem chống nắng, dù là hữu cơ hay vô cơ, được cho là có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào và do đó ngăn ngừa tình trạng mất nước.

6. Các công thức sản phẩm dưỡng ẩm

6.1 Kem và lotion

Kem và lotion là dạng nhũ tương có chứa các thành phần ưa nước và kỵ nước. Các loại kem thường có độ nhớt cao hơn. trong khi lotion lỏng hơn với độ nhớt thấp hơn. nhưng không có độ nhói nào để định nghĩa là kem hay lotion (Bang 3). Các polime gốc acrylic, như carbomer là các polyme polyacrilat liên kết ngang, được sử dụng để làm đặc sản phẩm và kiểm soát độ nhớt. Ở cả hai độ nhớt, dạng nhũ tương có thể là dầu trong nước (oil-in-water. O/W), nơi dầu được nhũ hóa vào nước, hoặc nước trong dầu (water- in-oil, W/O), nơi nước được nhũ hóa vào dầu. Các loại nhũ tương O/W là phổ biến nhất để sử dụng dưỡng ẩm; tuy nhiên, chất nhũ hóa là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sản phẩm dưỡng ẩm vì chúng cũng có thể hòa tan lipid gian bào. Chất nhũ hóa tạo thành tinh thể lỏng không làm hỏng lipid gian bào bao gồm lecithin hoặc lecithin hydro hóa. Các chất nhũ hóa thân thiện với da khác bao gồm behentrimonium methosulfate và dicetyldimonium chloride.

Bảng 3: Lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm theo loại da và vị trí
Bảng 3: Lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm theo loại da và vị trí

6.2 Ointment (dạng mõ)

Ointment là các chế phẩm bán rắn khô bao gồm chất béo. sáp. dâu động vật và thực vật, và hydrocacbon. Bởi vì chúng không bao gồm nước cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật, chúng có thể được pha chế mà không cần chất bảo quản hoặc với lượng chất bảo quản thấp. Theo định nghĩa, chúng cũng không thấm nước: tuy nhiên, chúng có tính thẩm mỹ kém vì dính và làm 0 quần áo. Công thức sản phẩm dưỡng ẩm này có thể được ưu tiền ở những bệnh nhân có làn da cực kỳ khô hoặc dị ứng với chất bảo quản, nhưng rất ít
sản phẩm dưỡng ẩm và sản phẩm dưỡng âm điều trị thuộc loại này.

6.3 Serum

Một công thức mới trong sản phẩm dưỡng ẩm là serum, một sản phẩm dạng nước hoặc gốc dầu loãng bôi lên da được rửa sạch. Serum cho hiệu quả dường ấm ít nhưng được sử dụng để thoa một hoạt chất lên da bên dưới lớp dường ấm 31. Công thức serum không nhất thiết phải là nhũ tương, nó không cần chất nhũ hóa có thể làm hỏng thành phần hoạt tính. Thông thường, serum có ít thành phần, được thiết kế đế tối ưu hóa sự sẵn có của hoạt chất, có thể là vitamin, yếu tố tăng trưởng, chiết xuất thực vật, v.v.

7. Công thức dưỡng ẩm riêng cho từng vị trí

Sản phẩm dưỡng ấm đã được điều chế cho mọi khu vực để mở rộng thị trường và tạo ra nhiều doanh thu hon. Hầu hết các loại sản phẩm dưỡng ấm bao gồm nước, lipit, chất nhũ hóa. chất bảo quản, hương thơm, màu sắc và các chất phụ gia đặc biệt với nước chiếm 60% -80% bất kỳ loại sản phẩm dưỡng ẩm nào: tuy nhiên, nước thoa bên ngoài không làm ấm lại da. Nước hoạt động như một chất pha loãng và bay hơi đế lại các tác nhân hoạt động 21. Các loại sản phẩm dưỡng ẩm chính là mặt, cơ thế và bàn tay/ bàn chân {Bang 3).

7.1  Mặt

Sản phẩm dưỡng ẩm da mặt chiếm phần lớn thị trường đường ẩm với công thức 0/W thống trị. Nhũ tương 0/W có thế được nhận biết bằng cảm giác mát và bề ngoài không bóng, trong khi nhũ tương W/O có thế được nhận biết bằng cảm giác ấm và bề ngoài bóng của chúng 32. Sản phẩm dưỡng ẩm da mặt thường gồm dầu thực vật/dầu khoáng hoặc dimethicone, propylene glycol, glycerin, và nước với lượng vừa đủ để tạo thành lotion hoặc kem. Sản phẩm có thể được phát triển cho mọi loại da với sự thay đổi nhỏ.

Các sản phẩm dành cho da dầu thường không chứa dầu (oil-free) gồm nước và dimethicone, không gây sinh nhân mụn và không gây dị ứng. Các sản phẩm được thiết kế cho da thường/da hỗn hợp chứa chủ yếu là nước, dầu thực vật/ dầu khoáng hoặc dimethicone, và propylene glycol với một lượng rất nhỏ petrolatum. Sản phẩm dưỡng ẩm cho da khô có chứa nước, dầu thực vật / khoáng chất, propylene glycol, và petrolatum. Bang cách điều chỉnh độ dính của thành phần dưỡng ẩm chính, nhiều công thức khác nhau có thế được phát triển cho nhiều nhu cầu khác nhau trên da mặt.

7.2 Thân mình

Sản phẩm dưỡng ẩm cơ thể có nhiều dạng chế phẩm bao gồm lotion, kem, mousse và ointment 33. Lotion là công thức phố biến nhất. Lotion body thường là dạng nhũ tương O/W chứa 10% -15% dầu, 5% -10% chất cấp ẩm và 75% -85% nước. Cụ thể hơn, chúng bao gồm nước, dầu thực vật/ dầu khoáng, propylene glycol, axit stearic, và petrolatum. Hầu hết cũng chứa chất nhũ hóa, như triethanolamine stearate, cũng là chất hoạt động bề mặt. Có thể sử dụng chất cấp ấm như glycerin hoặc sorbitol. Các chất phụ gia khác bao gồm vitamin, như A, D và E, và các chất làm dịu, chẳng hạn như lô hội hoặc allantoin.

Kem dưỡng da tay là dạng nhũ tương 0/W với 15% -40% dâu. 5% -15% chất cấp ẩm và 45% -80% nước 34. Việc bổ sung các dẫn xuất silicon có thế làm cho kem dưỡng tay không thấm nước qua 4-6 lần rửa. Hầu hết các loại kem dưỡng da tay đều có thành phần là petroleum tum. glycerin, sáp và dimethicone.

8. Các thành phàn dưỡng ẩm

Có rất nhiều sự khác trong công thức sản phẩm dưỡng âm; tuy nhiên, hâu hêt các loại sản phẩm dưỡng ẩm đều chứa các thành phần cơ bản giống nhau và các thành phần “hero” được thêm vào để phân biệt trên thị trường. Ví dụ, petrolatum và dimethicone là các chất khóa ẩm chính, và chiết xuất rong biển có thể được thêm vào như một thành phần “hero”, vì dòng sản phẩm dưỡng ẩm cụ thể này dựa trên khái niệm “các sản phẩm tự nhiên từ biển”. Ở đây. các thành phần dưỡng ẩm có liên quan đến da liều nhất sẽ được thảo luận.

8.1 Petrolatum

Petrolatum có lịch sử được sử dụng trong da liêu phong phú. Ban đầu nó được sản xuất và được cấp bằng sáng chế bởi Robert A. Chesebrough vào năm 1872 như một hoá chất để xử lý da; tuy nhiên, giá trị của nó đã sớm được công nhận như một phương thuốc chữa trị cho bàn tay nứt nẻ và như một loại sáp vuốt tóc. Sau đó, petrolatum được sử dụng trong ngành dược phẩm và chăm sóc da như một thành phần thay cho mỡ lợn. thường bị ôi thiu 35.

Petrolatum có lợi ích là ổn định không cần chất bảo quản, do tính chất khô của nó.
Petrolatum là một hôn hợp bán răn của các hidrocacbon thu được thông qua quá trình khử sáp của dầu khoáng nặng. Petrolatum tinh khiết dùng cho mỹ phàm thực tế không mùi và không vị nhưng chưa được sản xuất tổng hợp. Petrolatum là thành phần đường ẩm hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay, giúp giám 99% sự mất nước qua biểu bì. Nó có chức năng như một nút bịt đế tạo ra một màng phủ nhờn mà nước không thể đi qua. Do đó, nó duy trì hàm lượng nước trong da cho đến khi có thể sửa chữa hàng rào. Petrolatum có thể thâm nhập vào các lớp trên của lớp sừng và hồ trị phục hồi hàng rào của lớp sừng.

Petrolatum tác động vào tất cả 4 giai đoạn của quá trình tái dưỡng ẩm da: bắt đầu sửa chữa hàng rào, thay đổi hệ số phân vùng độ ẩm bề mặt da, bắt đầu khuếch tán độ ẩm qua bì-biểu bì và tổng hợp lipid gian bào.

Petrolatum là một chất rất trơ vì nó không liên kết với protein hoặc trải qua quá trình biến đổi hóa học trong da, do đó nó không gây dị ứng. Petrolatum tinh khiết dùng cho mỹ phẩm không chứa tạp chất hắc ín, cũng không gây nhân mụn. Petrolatum làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn nhẹ trên mặt và cơ thể do mất nước. Nó có chức năng giảm ngứa và đau nhẹ bằng cách tạo ra một lớp màng bảo vệ các đầu dây thần kinh biểu bì và bì bị phơi bày quá mức. Nó hoạt động như một chất làm mềm bằng cách xâm nhập vào khoảng trống giữa các cạnh thô ráp của các tế bào sừng hóa đang bong tróc, khôi phục bề mặt da mịn màng. Nó cũng có thế hoạt động như một chất tẩy tế bào chết bằng cách làm lỏng các tế bào sừng hóa đang bong tróc, và bị loại bỏ cơ học khi petrolatum được cọ xát vào da. Petrolatum là nền tảng cho nhiều công thức sản phẩm dưỡng ẩm.

8.2 Silicone

Sau petrolatum, thành phần mỹ phẩm quan trọng nhất được phát hiện là silicone. Silicone bôi ngoài da không gây dị ứng. không tạo nhân mụn và không gây mụn. Nó là một chất dưỡng ẩm da không nhờn đáng chú ý, là nền tảng cho các loại sản phẩm dưỡng ẩm “không chứa dầu, oil-free”.

Silicone được phát triển vào những năm 1930 khi Franklin, Hyde vs McGregor phát hiện ra phương pháp chiết xuất silica tinh khiết từ thạch anh thô và chuyến nó thành dimethyl silicone.

Silicone có nguồn gốc từ silic, được tìm thấy trong cát, thạch anh và đá granite. Nó có các đặc tính từ các liên kết xen kẽ silica và oxy, được gọi là liên kết siloxane, cực kỳ mạnh 36. Silicone được sử dụng trong các chế phẩm bôi ngoài da là chất lỏng không mùi. không màu. không độc, không tan trong nước nhưng hơi nước thấm qua được. Đặc tính này rất quan trọng trong sản xuất mỹ phẩm, vì mồ hôi phải được đế bay hơi dưới lớp kem dưỡng ẩm da mặt. Khả năng không hòa tan của silicone trong nước cũng ngăn không cho mồ hôi làm trôi sản phẩm ra khỏi bề mặt da. Silicone cũng tạo thành một lớp phủ kết dính trên bề mặt keratin, một tính chất được gọi là độ bền, chống nước và chống cọ xát cho sản phẩm dưỡng ẩm và chống nắng 37.

Silicone hoạt động như một thành phần khóa ẩm không nhờn có thể có tác dụng làm se các chất nhờn khác, chẳng hạn như petrolatum. Silicone cũng có thể hoạt động như một chất làm mềm, lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào sừng hóa đang bong tróc, đế tạo ra một bề mặt da mịn mà bệnh nhân mong muốn cho đen khi sản phẩm dược loại bỏ bằng cách chà xát hoặc rửa đế tạo ra một bề mặt mịn. Dimethicone và cyclomethicone là hai dần xuất phổ biến nhất được sử dụng trong các công thức sản phẩm dưỡng ẩm.

8.3 Ceramides

Tổng hợp ceramide nội sinh là bước đầu tiên trong quá trình sửa chữa hàng rào. Chín loại ceramide khác nhau đã được xác định và nhân bản tổng hợp để đưa vào các công thức đường ấm, được phân biệt với cấu trúc nhóm đầu phân cực, cũng như các đặc tính chuỗi hydrocacbon của chúng 38. Một ceramide chiếm ưu thế. công thức 3 lipid sửa chữa hàng rào gồm axit citric, cholesterol, axit linoleic liên hợp, sáp candelilla, và petrolatum được thiết kế đế điều chỉnh các bất thường sinh hóa lipid trong bệnh viêm da dị ứng 39.

Nó được so sánh với kem fluticasone ở 121 bệnh nhân bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng trong 28 ngày. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sản phẩm ceramide làm giảm diem SCORAD. giảm ngứa và cải thiện thói quen ngủ; tuy nhiên, sự cải thiện nhanh hơn đã được nhìn thấy với corticosteroid bôi tại chỗ ở ngày thứ 14 40. Sản phẩm được phê duyệt 510K này có tỷ lệ kết hợp ba lipid bắt chước lipid gian bào sinh lý, mở’ đường cho nhiều loại sản phẩm dưỡng ẩm dựa trên ceramide.

8.4 I Axit béo và trilayer lipid

Một cách tiếp cận khác để dưỡng ẩm cho da là sử dụng các axit béo tự do, được tìm thấy trong các lipid gian bào nằm giữa các tế bào sừng hoá để tạo ra một hàng rào không thấm nước ở mức độ nào đó. Ánh dưới kính hiển vi điện tử cho thấy các dải lipid gian bào là các thực thể ba lớp với kích thước 3.3 nm. Các dải này thường xuất hiện theo nhóm 6 hoặc 9 và rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Người ta ước tính ràng lớp lipid có tổng độ dày là 13 năm và dẫn đến việc các hạt có kích thước lớn hơn 13 năm không thể xâm nhập vào da.

Người ta cho rằng việc bổ sung các axit béo tự do cho da có thể dẫn đến việc sửa chữa hàng rào. Một loại kem bảo vệ hàng rào da được phê duyệt 510K có chứa palmitamide monoethanolamine (PEA), một axit béo được cho là thiếu ở viêm da dị ứng và người ta cho rằng việc thay thế axit béo này có thể đẩy nhanh quá trình giải quyết bệnh. Người ta cũng cho rằng PEA, một chất tương tự của cần sa có thế tác động đến các con đường gây ngứa. Trong một nghiên cứu open-label trên 2456 bệnh nhân, mức độ ban đỏ, ngứa, nổi mụn nước, đóng vảy, lichen hoá và khô da đã giảm đáng kể với mức giảm điếm tổng hợp là 58.6% khi các đối tượng sử dụng kem bảo vệ da dựa trên PEA 41. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu thuần tập không đối chứng, nhưng ý tưởng này được sử dụng trong các loại sản phẩm dưỡng ẩm dược mỹ phẩm.

8.5 Yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF)

Yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF) là một thuật ngữ khoa học và mỹ phẩm thường được sử dụng để mô tả sự kết hợp của các hóa chất mà cơ thể sử dụng để điều chỉnh độ ẩm của lớp sừng. Yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF) dã được tổng hợp dưới dạng hỗn hợp các axit amin, dẫn xuất của axit amin và muối. NMF tự nhiên ở biểu bì chứa các axit amin, axit pyrrolidone carboxylic, lactate, urê. amoniac, axit uric, glucosamine, creatinine, citrate, natri. kali, canxi, magie, photphat, clo, đường, axit hữu cơ và peptit 42. Khoảng 10% trọng lượng khô của lớp tế bào sừng được cấu tạo bởi NMF được phân hủy từ filaggrin; các công thức để tái dưỡng ẩm da thông qua NMF tổng hợp gồm các thành phần và tỷ lệ bắt chước chất có trong tự nhiên.

8.6 Natri PCA

Một thành phần của NMF tổng hợp là natri PCA, là muối natri của axit 2-pyrrolidone- 5-carboxylic. Natri PCA tổng hợp đã được chứng minh là chất dưỡng ẩm tốt hơn glycerol và được tìm thấy trong một số sản phẩm dưỡng ẩm hoạt động như chất cấp ấm khi được sử dụng ở nồng độ 2% hoặc cao hơn 43.

8.7 Urê và axit lactic

Urê và axit lactic cùng là thành phân của NMF tổng hợp và có thể khuếch tán vào lớp sừng bên ngoài phá vỡ liên kết hydro, làm lộ vị trí liên kết nước trên tế bào sừng hoá và tạo điều kiện cho quá trình hydrat hóa tăng lên. Điều này đặc biệt quan trọng ở các vết chai, có thể được cải thiện bằng các sản phẩm bôi chân có chứa các thành phần này để tăng độ mềm dẻo của lớp sừng tỷ lệ thuận với lượng axit lactic hoặc urê được hấp thụ 30.

9. Kết luận

Các sản phẩm dưỡng ẩm được bán trên thị trường hiện tại để thực hiện nhiều chức năng như được liệt kê trong Bảng 4.

Ví dụ. có nhiều thành phần trong sản phẩm dưỡng ẩm có mục đích làm sáng da, bắt chước tác dụng của botox. bổ sung vitamin, có chức năng như chất chống oxy hóa và tẩy tế bào chết trên da; tuy nhiên, tài liệu còn ít và không khoa học {Bang 5). Sản phẩm dưỡng ẩm có thể cải thiện “vẻ ngoài” của da. nhưng không hơn thế nữa. Theo nhiều cách, điều này đã cản trở sự phát triển của các loại mỹ phẩm có chức năng phức tạp hơn.

Tuy nhiên sự khéo léo của nhà hóa mỹ phẩm vẫn tiếp tục phát triển các sản phẩm tốt hơn và tinh vi hơn để tối ưu hóa bề ngoài của da trên mặt, than mình và bàn tay/ bàn chân. Đánh giá số lượng sản phẩm được giới thiệu hàng năm. sự đa dạng của các sản phẩm và số tiền chi cho sản phẩm dưỡng ẩm cho thấy sự tinh vi của loại này và sự cần thiết của việc bác sĩ da liễu hiếu các khái niệm cơ bán về sản phẩm dưỡng ẩm. Bài báo này trình bày tổng quan về sản phẩm dưỡng ẩm. có nhiều hứa hẹn cho sự đổi mới và phát triển trong tương lai.

Bảng 4: Cơ chế hoạt động của chăm sóc da tích cực
Bảng 4: Cơ chế hoạt động của chăm sóc da tích cực
Bảng 6: Các hoạt động chất được thêm vào các sản phẩm dưỡng ẩm
Bảng 6: Các hoạt động chất được thêm vào các sản phẩm dưỡng ẩmBảng 6: Các hoạt động chất được thêm vào các sản phẩm dưỡng ẩm

10. Tài liệu tham khảo

1. DraelosZD. Cosmeceuticals. Dermatol Clin. 2014; 32:137-143.

2. DraelosZD. Cosmeceuticals: undefined, unclassified, and unregulated. Clin Dermatol. 2009;27:431-434.

3. Draelos ZD. Cosmetics, categories, and the future. Dermatol Ther. 2012; 25:223-228.

4. Brand HM. Brand-Garnys EE. Practical application of quantitative emolliency. Cosmet Toil. 1992; 107:93-99.

5. Anderson PC, Dinulos JG. Are the new moisturizers more effective? Curr Opin Pediatr. 2009; 21:486-490.

6. Draelos ZD. Concepts in skin care maintenance. Cutis. 2005;76(6 suppl): 19-25.

7. Goldner R. Moisturizers: a dermatologist’s perspective. .1 Toxicol Cutaneous Ocul
Toxicol. 1992; 11:193-197.

8. Boisits EK. The evaluation of moisturizing products. Cosmet Toil. 1986; 101:31-39.

9. Wu MS. Yee DJ. Sullivan ME. Effect of a skin moisturizer on the water distribution in human stratum corneum. J Invest Dermatol. 1983; 81:446-448.

10. Wildnauer RH. Bothwell JW, Douglass AB. Stratum comeum biomechanical properties. J Invest Dermatol. 1971; 56:72-78.

11. Pierard GE. What does “dry skin” mean? Int J Dermatol. 1987; 26:167-168.

12. Elias PM. Lipids and the epidermal permeability barrier. Arch Dermatol Res. 1981;
270:95-117. w I1 a 1

13. Holleran WM, Man MQ. Wen NG, Gopinathan KM. Elias PM, Feingold KR. Sphingolipids are required for mammalian epidermal barrier function. J Clin Invest. 1991;88:1338-1345.

14. Downing DT. Lipids: their role in epidermal structure and function.Cosmet Toil. 1991;106:63-69.

15. Petersen RD. Ceramides key components for skin protection. CosmetToil. 1992;107:45-49.

16. Nickoloff BJ. Naidu Y. Perturbation of epidermal barrier function correlates with initiation of cytokine cascade in human skin. J Am Acad Dermatol. 1994;30:535-546.

17. Elias PM. Epidermal lipids, barrier function, and desquamation. J Invest Dermatol. 1983;80:44s-49s

18. .lass HE, Elias PM. The living stratum corneum: implications for cosmetic formulation. Cosmet Toil. 1991:106:47-53.

19. Holleran w, Feingold K, Man MỌ. Gao w, Lee J, Elias PM. Regulation of epidermal sphingolipid synthesis by permeability barrier function. J Lipid Res. 1991;32:1151- 1158.

20. Grubauer G, Elias PM, Feingold KR. Transepidermal water loss: the signal for recovery of barrier structure and function. J Lipid Res. 1989;30:323-333.

21. Jackson EM. Moisturizers: what’s in them? How do they work? Am J Contact Dermat. 1992;3:162-168.

22. Reiger MM. Skin, water and moisturization. Cosmet Toil. 1989;104:41-51.

23. Baker CG. Moisturization: new methods to support time proven ingredients. Cosmet Toil. 1987;102:99-102.

24. De Groot AC, Weyland JW, Nater .IP. Unwanted Effects of Cosmetics and Drugs Used in Dermatology, 3rd edn. Amsterdam. The Nether- lands: Elsevier; 1994:498- 500.

25. Friberg SE, Ma z. Stratum corneum lipids, petrolatum and white oils. Cosmet Toil. 1993;107:55-59.

26. Grubauer G, Feingold K.R.. Elias PM. Relationship of epidermal lipoge- nesis to cutaneous barrier function. J Lipid Res. 1987:28:746-752.

27. Ghadially R. Halkier-Sorensen L, Elias PM. Effects of petrolatum on stratum corneum structure and function. J Am Acad Dermatol. 1992;26:387-396.

28. Spencer TS. Dry skin and skin moisturizers. Clin Dermatol. 1988;6:24-28.

29. Robbins CR. Fernee KM. Some observations on the swelling of human epidermal membranes. J Soc Cosmet Chem. 1983;37:21-34.

30. Idson B. Dry skin: moisturizing and emollient. Cosmet Toil. 1992;107:69-78.

31. Mayoral FA, Kenner JR, DraelosZD. The skin health and beauty pyramid: a clinically based guide to selecting topical skincare products. J Drugs Dermatol. 2014; 13:414- 421.

32. Idson B. Moisturizers, emollients, and bath oils. In: Frost p, Horwitz SN, eds. Principles of Cosmetics for the Dermatologist. St. Louis, MO: cv Mosby Company; 1982:37-44.

33. Lynde cw. Moisturizers: what they are and how they work. Skin Therapy Lett. 2001;6:3-5.

34. Schmitt WH. Skin-care products. In: Williams DF, Schmitt WIL eds. Chemistry and Technology of the Cosmetics and Toiletries Industry. London, UK: Blackie Academic & Professional; 1992:121.

35. Morrison DS. Petrolatum: a useful classic. Cosmet Toil. 1996; 111:59-69.

36. Ruiz MA, Hernández A, Llacer JL, Gallardo V. Silicone chemistry. Cosmet Toilet.
1998;113:57-62. 0160 I

37. Disapio AJ, Starch MS. New silicone emulsifier technology. Cosmet Toilet. 1981:96:55-57.

38. Garidel p, Folting B, Schaller 1, Kerth A. The microstructure of the stratum corneum lipid barrier: mid-infrared spectroscopic studies of hydrated ceramide: palmitic acid: cholesterol model systems. Biophys Chem. 2010;150:144-156.

39. Madaan A. Epiceram for the treatment of atopic dermatitis. Drugs Today (Bare). 2008:44:751-755.

40. Sugarman JL, Parish LC. Efficacy of a lipid-based barrier repair for- mulation in moderate-to-severe pediatric atopic dermatitis. J Drugs Dermatol. 2009:8:1106-1 111.

41. Eberlein B, Eicke c, Reinhardt H-W. Ring J. Adjuvant treatment of atopic eczema: assessment of an Emollient Containing N-Palmitoy- lethanolamine (ATOPA Study). J Eur Acad Dermatol Venereol. 2008;22:73-82.

42. Wehr RF. Krochmal L. Considerations in selecting a moisturizer. Cutis. 1987;39:512- 515.

43. Wilkinson .IB. Moore RJ. Harry’s Cosmeticology. 7th edn. New York. NY: Chemical Publishing; 1982:62-64.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *