Bài viết Khái niệm và các vấn đề về da phổ biến ở người da sẫm màu được dịch bởi Bác sĩ Phạm Tăng Tùng từ Sách “ĐIỀU TRỊ NÁM Ở NGƯỜI CHÂU Á” của các tác giả Evangeline B. Handog, Maria Juliet Enriquez Macarayo.
1. Khái niệm về da sẫm màu
Màu sắc da của một người nói lên rất nhiều khía cạnh về cuộc sống của họ
Màu sắc da phản ánh các đặc điểm vật lý, nhân tố gen, lịch sử, quốc tịch và vùng địa lý của mỗi người. Và tất cả các yếu tố trên thể hiện chủng tộc của người đó. Xét trên khía cạnh khoa học, sự biểu hiện màu sắc da phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và xét khía cạnh về gen gồm có: quá trình viêm, nồng độ hemoglobin máu, hàm lượng carotenoid trong da và sự lắng đọng melanin. Melanin bản chất là một polymer gồm 2 loại là pheomelanin (sắc tố đỏ-vàng) và eumelanin (đen-nâu).
Màu nâu là tone màu được tổ hợp từ các màu đỏ, vàng, màu gỗ, và da cam. Độ sáng từ trung bình đến thấp, và độ bão hòa màu ở mức thấp đến trung bình [1, 2]. Hình 1.1 cho thấy các tone màu nâu khác nhau của người Philipin.
Người có làn da sẫm màu thuộc phân loại chủng tộc da màu dựa vào màu sắc da của loài người. Theo như các cuộc thảo luận của nhiều học giả đầu thế kỉ 18, thì chủng tộc da màu gồm những người có nguồn gốc từ Châu Phi (Bắc Phi), Châu Mỹ (Nam Mỹ và Châu Mỹ Latin) và châu Á (Đông, Nam, và Đông Nam Á).
Tồn tại một vài phân loại da biểu thị cách mà mà một màu sắc da phản ứng lại với các kích thích. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đã sử dụng theo phân loại ánh sáng Fitzpatrick được đề xuất bởi Dr. Thomas B. Fitzpatrick dựa vào đáp ứng của các kiểu da với tia UV. Phần lớn người da sẫm màu thuộc nhóm IV-V theo phân loại này. Những người thuộc nhóm này ít khi bị cháy nắng nhưng rất dễ tăng sắc tố [3-5].
Phân loại Lancer Ethnicity Scale (LES) được đề xuất năm 1998 bởi Dr. Harold A. Lancer đã thêm vào phân loại Fitzpatrick nguồn gốc tổ tiên của các nhóm da. Việc thêm nguồn gốc tổ tiên vào phân loại giúp xác định được các nguy cơ tiềm ẩn khi bệnh nhân thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ. Phân loại da càng cao thì càng có nhiều nguy cơ. Nguy cơ trung bình, cao, và rất cao nếu bệnh nhân có các phân loại LES lần lượt là type 3, 4, và 5. Người châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái, Việt Nam, Philipin), người Polynesia, người châu Mỹ (Latin, Trung và Nam Mỹ) và người Ấn gốc Mỹ (Trung và Nam Ấn) có phân loại da thuộc type IV và LES type 4. Người châu Phi (Trung, Bắc, Đông và Tây Phi), người Eritrea và Ethiopia, người Ấn Độ và Trung Đông có phân loại da type V và LES type 4 [6].
Hệ thống phân loại da The Roberts Skin Type Classification System được đề xuất bởi Dr. Wendy Roberts vào năm 2006 giúp xác định được các đặc tính loại da của bệnh nhân. Phân loại này giúp dự đoán đáp ứng của da với các chấn thương và quá trình viêm, từ đó phát hiện nguy cơ dễ mắc biến chứng cho mỗi bệnh nhân. Phân loại này sử dụng 4 chỉ số gồm kiểu da ánh sáng, độ tăng sắc tố, lão hóa ánh sáng và sẹo để xác định kết quả tối ưu cho mỗi người bệnh [5, 7].
Trong xã hội ngày nay, sự khác biệt màu sắc còn do sự ảnh hưởng của môi trường, chế độ ăn, và các nhân tố thích ứng. Sự di cư và kết hôn giữa những người không cùng chủng tộc đã tạo dựng nên hình ảnh các chủng tộc mà tất cả chúng ta đều thấy quen thuộc. Các nhà gen học đã báo cáo rằng có sự khác nhau với tỉ lệ cao bên trong một chủng tộc người hơn là sự khác nhau giữa các chủng tộc [8].
Màu sắc da sẽ vẫn nói lên được nguồn gốc chủng tộc, và dân tộc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, màu sắc da cũng nói lên khả năng đáp ứng của mỗi người khi trải qua các thủ thuật và điều trị da cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Heritage® Dictionary of the English Language, 5th ed. Boston: Hough- ton Mifflin Harcourt Publishing Co; 2011.
2. Butterfield J. Collins English dictionary: complete and unabridged. Glasgow: Harper Collins Publishers; 2003.
3. Fitzpatrick TB. Soleil et peau [Sun and skin]. Journal de Médecine Esthétique. 1975;2:33–4.
4. Fitzpatrick TB. Ultraviolet-induced pigmentary changes: benefits and hazards. Curr ProblDermatol. 1986;15:25–38.
5. Roberts WE. Skin types classification old and new. Dermatol Clin. 2009;27(4):529– 33.
6. Lancer HA. Lancer ethnicity scale (LES). Lasers Surg Med. 1998;22:9.
7. Roberts WE. The Roberts skin type classification system. J Drugs Dermatol. 2008;7(5):452–6.
8. Taylor SC, Cook-Bolden F. Defining skin of color. Cutis. 2002;69:435–7.
2. Các vấn đề về da phổ biến ở người da sẫm màu
Giới thiệu
Sự khác nhau về màu sắc có thể dễ dàng nhận thấy tuy nhiên thành phần cấu tạo nên sự khác nhau đó không dễ dàng có thể dò tìm ra được. Mặc dù tất cả con người đều là một, nhưng việc phân loại thành các chủng người theo màu sắc giúp chúng ta hiểu rõ cách mà da đáp ứng với các bệnh ngoài da khác nhau. Các chủng người với màu da khác nhau phân bố khắp các châu lục trên thế giới. Kết hôn khác chủng tộc và du lịch là nhân tố chính góp phần vào mô hình phân bố các nhóm người và chủng tộc trên thế giới.
Hiện có rất nhiều tài liệu khoa học viết về đối tượng người da trắng, và ngày càng có nhiều hơn các tài liệu viết về chủng người này. Ngoài ra, các tài liệu viết về người da đen cũng đang được tích lũy. Tuy nhiên, với người da sẫm màu thì vẫn tồn tại một khoảng trống kiến thức. Để có được cơ sở dữ liệu chính xác, chúng ta cần phải liên kết dữ liệu từ nhiều nước khác nhau.
CÁC YẾU TỐ CẦN LƯU Ý
Sự đa dạng các vấn đề về da thường gặp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cần lưu ý các yếu tố sau khi phân tích số liệu từ các nguồn khác nhau:
- Điều kiện môi trường- độ ẩm và mùa trong năm [1, 2]
- Lối sống- quá đông đúc, nguồn nước sẵn có, nghề nghiệp, phong tục, niềm tin – tôn giáo, và vệ sinh [2-6]
- Điều kiện kinh tế-xã hội và giáo dục [3, 4]
- Sử dụng các phương pháp khác nhau cho các nghiên cứu; không có phương pháp nghiên cứu đồng nhất
CÁC VẤN ĐỀ DA PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI DA SẪM MÀU
Ấn Độ là một nước rộng lớn với đa phần đều là người thuộc nhóm da sậm màu. Hình thái mô bệnh học của da bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và khác giau giữa các vùng lãnh thổ. Hệ lụy bệnh tật có ảnh hưởng sâu sắc lên mỗi cá nhân và cộng đồng [3]. Các bệnh lý da phổ biến trong những năm trở lại đây đó là bệnh viêm da cơ địa, mày đay, nhiễm nấm da, mụn trứng cá và rụng tóc [4, 7, 8].
Trong thập kỉ vừa qua, viêm da, nhiễm nấm da, bệnh mủ da, và ghẻ là các dạng bệnh lý da phổ biến nhất [9, 10]. Các bệnh da nhiễm trùng có tỉ lệ cao nhất là ghẻ, tiếp đến là nấm; mụn trứng cá, viêm da cơ địa là những bệnh lý da không nhiễm trùng phổ biến nhất [3]. Một nghiên cứu hồi cứu gần đây cho thấy có sự tương đồng về các bệnh lý da phổ biến như vừa đề cập, tuy nhiên mụn trứng cá –kèm hoặc không kèm theo tình trạng tăng sắc tố (PIH) – chiếm vị trí đầu danh sách [2].
Trong một nghiên cứu ở Nepal (đây là đất nước của người Himalaya ở trên bán đảo Ấn Độ), thì nhiễm trùng da là bệnh lý ngoài da phổ biến nhất, đứng vị trí thứ hai là bệnh viêm da cơ địa [11]. Nhiễm nấm da, mụn trứng cá và nám được ghi nhận xếp ở các vị trí hàng đầu danh sách trong một nghiên cứu khác được tiến hành sau đó ở nước này [1]. Gần đây, Shrestha và các cộng sự đã ghi nhận các bệnh lý da phổ biến gồm viêm da cơ địa, rối loạn sắc tố da (nám, PIH, tàn nhang, và bạch biến), nhiễm trùng, mụn trứng cá và mày đay [5].
Người Nepal có phân loại da chủ yếu thuộc nhóm Fitzpatrick type III và IV, có da dễ bị rám cũng như dễ bị các rối loạn sắc tố (bị gây ra hoặc làm nặng thêm khi tiếp xúc với tia UV). Nám là bệnh lý phổ biến nhất trong các rối loạn sắc tố do tiếp xúc lặp lại với tia UV bên cạnh các yếu tố về chủng tộc và các yếu tố về gen [5].
Châu Á là một lục địa rộng lớn với quần thể dân cư nhiều chủng tộc có phân loại da Fitzpatrick chủ yếu thuộc type III-V. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Singapore (hầu hết các bệnh nhân là người Trung Quốc), thì viêm da cơ địa, mụn trứng cá thông thường, và nhiễm virus là các chẩn đoán phổ biến nhất trong cộng đồng. Mày đay chiếm ưu thế ở những người gốc Hoa, vảy nến và rụng tóc ở người gốc Ấn, và PIH chiếm ưu thế ở người gố Mã Lai và Ấn (những người này có phân loại da tối màu hơn so với người gốc Hoa) [12].
Trong một khảo sát dựa vào cộng đồng ở Indonesia, tỉ lệ nhiễm nấm da cao gấp 2 lần so với viêm da [14].
Ở Philippine, các bệnh lý da phổ biến nhất theo ghi nhận từ 2011 đến 2015 là mụn trứng cá thông thường, viêm da tiếp xúc (dị ứng và kích ứng), ghẻ, viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, lichen đơn dạng mạn tính, mụn cóc (mụn cóc thông thường và mụn cóc phẳng), nhiễm nấm da thân, và vảy nến. PIH và nám là những rối loạn sắc tố thường gặp nhất [15].
Hàm lượng melanin cao có thể giúp bảo vệ da chống lại các tổn thương do tia UV tốt hơn, nhưng đây cũng là nguyên nhân của một số rối loạn sắc tố ở người có da tối màu, bao gồm người châu Á [16, 17]. Các rối loạn sắc tố thượng bì thường gặp là nám, tàn nhang, đốm nâu, và PIH. Bớt Ota và bới Hori là những rối loạn sắc tố lớp bì phổ biến [16].
Các bệnh lý da ít phổ biến hơn có thể thấy ở người châu Á gồm bớt Mông cổ, bớt Ota, Bớt Ito, bệnh Kawwasaki, bệnh amyloidosis da nguyên phát (lichen hoặc dát), bệnh Kikuchi-Fujimoto, và bệnh loạn dưỡng mỡ bụng ly tâm ở trẻ sơ sinh (LCAI) [18, 20].
Các bệnh da thường gặp ở nhóm người Hispanic/Latino là mụn trứng cá thông thương, viêm da cơ địa, mụn cóc thường, và rối loạn sắc tố (PIH, nám). Tỉ lệ nám trong nhóm người này cao 80%, đặc biệt là ở phụ nữ Mexican đang mang thai [23, 34]. Các bệnh không phổ biến trong quần thể dân số chung nhưng lại xuất hiện nhiều ở người Hispanic/Latino là hội chứng Hermansky-Pudlak và hồng ban rối loạn sắc tố dai dẳng [24].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jha AK, Gurung D. Seasonal variation of skin diseases in Nepal: a hospital based annual study of out-patient visits. Nepal Med Coll J .2006;8(4):266–8.
2. Sajith M, Lokhande KD, Padma S, Pawar AP. Prevalence of various skin disor- ders and pre-
scribing pattern of antihistamines in tertiary care hospital, Pune. Int J Pharma Sci Res (IJPSR). 2014;5(3):73–7.
3. Baur B, Sarkar J, Manna N, Bandyopadhyay L. The pattern of dermatological disorders among patients attending the skin O.P.D of a tertiary care hospital in Kolkata, India. IOSR J Dent Med
Sci (JDMS). 2013;3(4):4–9.
4. Joel JJ, Jose N, Shastry CS. Patterns of skin disease and prescribing trends in rural India. SchAcad J Pharm. 2013;2(4):304–9.
5. Shrestha R, Lama L, Gurung D, Shresta DP, Rosdahl I. Pattern of skin diseases in a rural villagedevelopmentcommunity of Nepal. Nepal J Dermatol Venereol Leprol (NJDVL).2014; 12(1):41–4.
6. Lilly E, Kundu RV. Dermatoses secondary to Asian cultural practices. Int J Der- matol. 2012;51: 372–82.
7. Patel NG, Patel NJ. Epidemiological study of skin (dermatological) diseases and its treatmentin North Gujarat. Asian J Pharma Clin Res. 2010;3(4):40–2.
8. Saravanakumar RT, Prasad GS, Ragul G, Mohanta GP, Manna PK, Moorthi C. Study of prescribing of topical corticosteroids in the department of dermatology in a multispecialty tertiary care teaching hospital in South India. Int J ResPharm Sci. 2012;3(4):685–7.
9. DeviTB,Zamzachin G.Pattern of skin diseases in Imphal. Ind J Der to2006;51(2): 149–50.
10. Asokan N, Prathap P, Ajithkumar K, Ambooken B, Binesh VG, George S. Pattern of skin diseases among patients attending a tertiary care teaching hospital in Kerala.nd J Derma- tol Venereol Leprol. 2009;75(5):517–8.
11. Sarkar C, Das B, Sripathi H. Drug prescribing pattern in dermatology in a teaching hospital in Western Nepal. J Nepal Med Assoc (JNMA). 2001;41:241–6.
12. Chua-Ty G, Goh CL, Koh SL. Pattern of skin diseases at the National Skin Centre (Sin- gapore) from 1989–1990. Int J Dermatol. 1992;31:555–9.
13. Goh CL, Akarapanth R. Epidemiology of skin disease among children in a referral skin clinic in Singapore. Pediatr Dermatol. 1994;11:125–8.
14. Saw SM, Koh D, Adjani MR, Wong ML, Hong CY, Lee J, et al. A population-based prev- alence survey of skin diseases in adolescents and adults in rural Sumatra, Indonesia, 1999. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2001;95:344–8.
15. Philippine Dermatological Society Health Information Systems. Philippine Dermato- logical Society. c2011 [updated (2016 Feb); cited (26 Mar 2016)]. Available by request from: pdshis@ outlook.com.
16. Ho SGY, Chan HHL. The Asian dermatologic patient: review of common pigmentary disorders and cutaneous diseases. Am J Clin
Dermatol. 2009;10(3):153–68.
17. Talakoub L, Wesley NO. Differences in perceptions of beauty and cosmetic proce- dures performed in ethnic patients. Semin Cutan Med Surg. 2009;28:115–29.
18. Lee CS, Lim HW. Cutaneous diseases in Asians. Dermatol Clin. 2003;21(4):669–77.
19. Wong C. Cutaneous amyloidosis. Int J Dermatol. 1987;26:273–7.
20. Wang WJ, Chang YT, Huang CY, Lee DD. Clinical and histopathological charac- teristics of primary cutaneous amyloidosis in 794 Chinese patients. Zhonghua Yi Xue Za Zhi (Taipei). 2001;64(2):101–7.
21. Rasi A, Khatami A, Javaheri SM. Macular amyloidosis: an assessment of preva- lence, sex, and age. Int J Dermatol. 2004;43:898–9.
22. Juan CC, Hwang B, Lee PC, Lin YJ, Chien JC, Lee HY, Meng CCL. The clinical manifestations and risk factors of a delayed diagnosis of Kawasaki disease. J ChinMed Assoc. 2007;70(9):374–9.
23. Taylor SC. Epidemiology of skin diseases in people of color.Highlight Skin Col- or. 2003;71:271–5.
24. Sanchez MR. Cutaneous diseases in Latinos. Dermatol Clin. 2003;21(4):68997.