Bài viết Đôi môi đầy đặn tự nhiên nhờ điều trị bằng chất làm đầy được biên dịch từ Sách “HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH: QUY TRÌNH LÀM ĐẦY DA” của tác giả Rebecca Small và Dalano Hoang.
Bằng các kĩ thuật và sản phẩm phù hợp, điều trị bằng chất làm đầy có thể khiến đôi môi đầy đặn tự nhiên. Phương pháp này có thể có lợi cho các bệnh nhân lớn tuổi ngăn chặn quá trình môi mỏng đi, cũng như các bệnh nhân trẻ hơn có một đôi môi đầy đặn.
1. Chỉ định
Môi mỏng đi
2. Giải phẫu
Rãnh môi, nếp nhăn, viền môi. Vùng hồng hồng ở môi được gọi là da môi, và bao gồm niêm mạc ẩm và khô. Khi miệng đóng, niêm mạc khô tiếp xúc với không khí còn vùng niêm mạc ẩm nằm phía trong miệng. Đường giao nhau giữa hai phần này của da môi được gọi là ranh giới niêm mạc ẩm-khô Hình dạng và sự đầy đặn của môi rất đa dạng. Nhìn chung, môi dưới dày hơn môi trêm. Theo tiêu chuẩn của một đôi môi đẹp thì chiều cao của môi trên nhìn từ mặt trước ra phía sau chỉ nhỉnh hơn nửa khích thước của môi dưới một chút.
3. Đánh giá bệnh nhân
Tư vấn và kiểm tra cẩn thận bằng gương là điều cần thiết để xác định các đặc điểm của đôi môi mà bệnh nhân muốn làm căng, thảo luận các mong muốn khả thi và đưa ra lời khuyên về kết quả thẩm mỹ. Những điểm cơ bản được liệt kê dưới đây:
-
- Hình dạng của môi cho trước chỉ có thể căng mọng bằng phương pháp bơm môi, chứ không thể thay đổi được hình dạng khác.
- Cùng với tuổi tác thì môi trên mỏng đi rõ ràng và dễ nhận thấy hơn môi dưới, và một vài bệnh nhân có thể chỉ yêu cầu điều trị môi trên.
- Tăng cường cơ thể môi liên quan đến vị trí chất độn da trong niêm mạc của môi
4. Mục đích điều trị
Để có một đôi môi căng mọng một cách tự nhiên mà nhìn trực diện không bị nhô ra quá nhiều hay môi không bị trề Mức độ đầy đặn của đôi môi nên phù hợp với độ tuổi của bệnh nhân.
5. Sản phẩm sử dụng chất làm đầy được khuyên dùng
Các sản phẩm bơm môi axit hialuronic (HA) chứa lidocain (HA-lidocain) có tác động làm đầy mô mềm được khuyên dùng để điều trị môi, như Juvederm® Ultra XC hoặc Prevelle® Silk (xem Các Quy trình Cơ bản và Nâng cao trong mục Giới thiệu và Các Khái niệm Cơ bản). Các sản phẩn HA lidocain khác như Juvederm® Ultra Plus XC hoặc Restylane-L®, có thể cũng được sử dụng, và thích hợp với các bệnh nhân còn trẻ hơn (độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi) những người có mật độ mô ban đầu lớn hơn và môi dày hơn.
Chương này miêu tả điều trị ở vùng môi bằng Juvederm Ultra Plus XC (HA-lidocaine)
6. Liều lượng điều trị
Liều lượng bơm môi HA ước tính cần thiết cho điều trị dựa trên kết cấu khuôn mặt bệnh nhân và mức độ mỏng đi của khu vực cần điều trị.
Điều trị cho môi bên trên hay bên dưới đều yêu cầu 5-0.8 mL Juvederm Ultra XC, Juvederm Ultra Plus XC, hoặc Restylane-L.
7. Thiết bị gây tê
Các thiết bị gây tê Lip ring block (xem Thiết bị Tiêm Gây tê trong mục Gây tê)
Lidocain HCI 2% có chất đệm epinefrin tỉ lệ 1:100.000 hoặc không (gọi tắt là 2% dung dịch lidocaine-epinefrin)
Mũi kim tiêm loại 30, hơn 1 cm
8. Thiết bị sử dụng trong quy trình sử dụng chất làm đầy
Các thiết bị dùng để tiêm chất làm đầy chung (xem Thiết bị trong mục Giới thiệu và các Khái niệm cơ bản
Mũi kim tiêm loại 30, hơn 1 cm
9. Tổng quan quy trình gây tê
Thiết bị gây tê Lip ring block. Gây tê môi đầy đủ trước khi tiêm chất làm đầy là cần thiết để các cuộc điều trị môi thành công. Các bệnh nhân thường yêu cầu gây tê môi đầy đủ. Các chất bơm môi sử dụng lidocaine không giúp giảm đau trong quá trình điều trị bằng chất làm đầy nên đòi hỏi phải có thiết bị gây tê (xem Lip Ring Block trong mục Gây tê).
10. Tổng quan quy trình sử dụng chất làm đầy
10.1. Tổng quan
Tổng quan về các điểm có thể tiêm và kĩ thuật tiêm khi điều trị môi được biểu diễn trong Hình 2. Nếu điều trị cả viền môi (xem chương Viền Môi) và phần môi, thì điều trị viền môi trước rồi đến môi sau. Vì môi sẽ bị sưng lên nhanh chóng nên tốt nhất nên hoàn thiện cả hai quy trình này ở môi trên trước khi chuyển xuống môi dưới hoặc ngược lại.
10.2. Số lần tiêm
Có bốn mũi tiêm trên một đường đối với môi trên, và ba mũi tiêm trên một đường đối với môi dưới, tổng cộng có tất cả bảy mũi (xem Các Kĩ thuật để Tiêm chất làm đầy trong mục Giới thiệu và các Khái niệm Cơ bản).
10.3. Độ sâu của mũi tiêm
Tiêm chất làm đầy vào niêm mạc môi từ 2-3mm, tại hoặc nên ở ranh giới niêm mạc ẩm-khô, khi điều trị môi.
10.4. Chú ý
Quan sát kĩ càng lượng chất bơm môi đưa vào trong suốt quá trình điều trị và xử lý sao cho môi trên và dưới đầy đặn một cách đồng đều, ngoại trừ trường hợp hai môi không đối xứng quá rõ rệt trước khi điều trị.
Môi có thể bị sưng lên rất nhanh. Do đó, khi kết thúc quá trình điều trị, phần môi được điều trị trước sẽ to hơn. Nếu sự mất cân đối là bằng chứng khi kết thúc quá trình điều trị, và lượng chất được tiêm vào cũng như sản phẩm hữu hình phải nhất quán cả ở môi trên và môi dưới, sau đó cần phải đánh giá lại tính đối xứng ở lần khám tiếp theo ngay khi môi đã hết sưng.
Phải chăm sóc cẩn thận để tránh đụng phải các động mạch nằm ở sâu bên trong lớp niêm mạc, vì nếu tiêm chất bơm môi vào trong mạch có thể sẽ dẫn đến tắc mạch máu, thiếu máu cục bộ mô và hoại tử.
11. Thực hiện Quy trình: Điều trị bằng chất làm đầy ở phần môi
11.1. Gây tê
- Chuẩn bị và rửa sạch môi bằng cồn, tẩy toàn bộ son môi nếu còn.
- Thực hiện gây tê bằng lip ring block (xem Lip Ring Block trong mục Gây tê) theo các bước sau:
- Với môi trên, sử dụng liều lidocaine-epinefrin 2% 2mL.
- Với môi dưới, sử dụng liều lidocaine-epinefrin 2% 2mL.
- Với khóe miệng, sử dụng tổng liều lượng lidocaine-epinefrin 2% 2mL.
- Chờ 3-5 phút để thuốc tê phát huy tác dụng.
11.2. Đưa chất làm đầy vào
- Đặt bệnh nhân ở tư thế ngả 60 độ.
- Chuẩn bị cồn để rửa sạch môi
- Gắn một mũi kim tiêm loại 30, hơn 1cm vào xi lanh đã bơm đầy chất HA-lidocaine từ trước. Đảm bảo rằng mũi kim tiêm cố định chắc chắn vào xi lanh để tránh trường hợp mũi kim tiêm rời ra trong khi đang bơm vào.
- Bơm mũi tiêm bằng cách đẩy pit tông về phía trước cho đến khi một lượng nhỏ của chất làm đầy đi ra từ mũi kim tiêm
- Thiết bị sẽ được đặt ở cùng phía với khu vực môi được tiêm.
- Xác định điểm đặt mũi tiêm đầu tiên ở phần môi phía trên bằng cách đặt mũi kim tiêm ngược lại với niêm mạc môi ở vị trí ranh giới niêm mạc ẩm-khô, bởi vì như vậy đầu của kim tiêm sẽ kết thúc ở đỉnh cùng phía của cung Tiêm tại điểm giữa của mũi kim tiêm.
- Đưa mũi tiêm vào niêm mạc của môi góc 30 độ so với môi, hướng song song với môi và ở bên tới đỉnh cùng phía của cung Cupidon.
Mũi kim tiên được đưa vào trong môi và chất làm đầy được đưa vào theo đường chỉ bằng lực đẩy chắc chắn và liên tục của pit tông trong khi dần dần rút kim ra. Chất làm đầy nên chảy dễ dàng vào trong niêm mạc môi và môi sẽ dần dần căng lên khi sản phẩm đã được tiêm vào (Hình.3).
- Mũi tiêm thứ hai vào phần môi trên nằm trên một đường với điểm tiêm của mũi tiêm đầu tiên. Mũi kim tiêm đưa vào bên trong môi và chất làm đầy sẽ được đưa vào nhẹ nhàng trong khi từ từ rút kim ra (Hình. 4)
- Nhẹ nhàng nắm lấy môi bằng ngón tay cái trên da và ngón trỏ phía bên trong miệng, sau đó từ từ nén chất làm đầy sang hai bên rồi về phía sau theo chiều dài của môi để không còn thấy các phần lồi ra do chất làm đầy. Nếu việc nén các vị trí lồi ra đó gặp khó khăn, thì khu vực này có thể bị ẩm bởi nước và bị căng ra bởi tay. Sưng hay bầm thường xảy ra sau khi nén và tác dụng của chất làm đầy.
- Chuyển sang phía còn lại, và lặp lại các bước tương tự ở môi trên phía bên kia.
11.3. Bơm môi dưới
- Lặp lại từ bước 1 đến bước 5 theo quy trình như trên.
- Xác định điểm đặt mũi tiêm đầu tiên ở phần môi dưới bằng cách đặt mũi kim ngược lại với niêm mạc môi ở vị trí ranh giới niêm mạc ẩm-khô sao cho chiều dài của mũi kim kéo dài ở phần trung tâm của môi dưới. Tiêm tại điểm giữa của mũi
- Đưa mũi kim vào niêm mạc của môi ở góc 30 độ so với môi, và điều chỉnh mũi kim hướng song song với môi và ở bên cạnh so với phần chính giữa của môi dưới. Mũi tiêm được đưa vào bên trong môi và chất làm đầy sẽ được đưa vào nhẹ nhàng trong khi từ từ rút kim ra (Hình.5).
- Điểm đặt mũi kim ở mũi tiêm thứ hai trên môi dưới bằng chiều dài của một mũi kim phía sau so với điểm đặt mũi kim ở mũi tiêm đầu tiên. Mũi kim được đưa vào bên trong và đưa nhẹ nhàng chất làm đầy vào trong khi từ từ rút kim ra (Hình.6).
- Chuyển sang phía còn lại, và lặp lại các bước tương tự ở môi dưới phía bên
- Nhẹ nhàng dàn chất làm đầu môi sang hai bên và về phía trong như hướng dẫn bên trên.
10.4. Lưu ý
Theo dõi môi có biểu hiện tái nhợt đi hoặc có các dấu hiệu thiếu máu cục bộ khác hoặc các triệu chứng do tiêm. Nếu xảy ra iện tượng thiếu máu cục bộ, cần phải xử lý như nêu ra ở mục Các biến chứng, Thiếu máu cục bộ ở mô.
11. Kết quả
Môi bị sưng lên là hiện tượng dễ dàng quan sát thấy trong quá trình điều trị. Ngay sau khi tiêm xong, môi có thể đầy lên quá mức và thường được cho là sưng ở phần môi phía trước do phù nề. Ngay sau khi chứng phù này được giải quyết thì môi sẽ đầy đặn hơn so với lúc đầu và sau đó mới phẫu thuật để chỉnh lại vị trí (xem mục Viền Môi, Hình 1A, B và C).
12. Thời gian duy trì và các lần điều trị tiếp theo
Bơm môi thông thường sẽ kéo dài từ 6 đến 9 tháng sau khi điều trị, bởi vì môi là bộ phận cơ thể chuyển động nhiều.
Cuộc điều trị tiếp theo sử dụng chất làm đầy chỉ được khuyên thực hiện khi lượng chất làm đầy ở lần điều trị trước đã hết.
13. Theo dõi và xử lý
Bệnh nhân cần phải được đánh giá 4 tuần sau khi điều trị để kiểm tra xem môi có đầy đặn và đối xứng phù hợp chưa. Các vấn đề mà bệnh nhân thường gặp phải được liệt kê dưới đây:
- Bầm tím, sưng, phát ban đỏ và đau. Xem Theo dõi và Xử lý ở mục Giới thiệu và Các khái niệm cơ bản. Thường môi sẽ bị phù từ 3 đến 5 ngày. Các bệnh nhân thường yêu cầu tính cam đoan, đảm bảo cho biểu hiện này. Dùng đá ngay sau khi kết thúc quy trình và theo chỉ dẫn trong hướng dẫn chăm sóc sau khi điều trị (Phụ lục 2) có thể giảm sưng.
- Môi hơi bất đối xứng. Môi bị bất đối xứng có thể là do quá ít hoặc quá nhiều chất làm đầy ở một vài vị trí.
- Cần thêm chất làm đầy. Xác định các vị trí cần thêm chất làm đầy bằng mắt thường và có thể chạm vào để kiểm Khu vực hạn chế cần thêm chất làm đầy phải gây tê bằng thiết bị lip ring block, bằng cách đặt lidocaine phía bên trong miệng ngay cạnh khu vực cần thêm. Lượng chất làm đầy cần thiết phải dựa trên lựa thiếu hụt, và vào khoảng từ 0.1-0.3 Ml HA-lidocaine.
- Quá nhiều chất làm đầy hoặc chất làm đầy không đều ở các vị trí. Chất làm đầy tập trung một lượng nhỏ thường bị nén rồi trải đều. Với lượng lớn thì cần phải tiêm chất hialuronidaza hoặc, như là phương sách cuối cùng thì phải vạch để xem xét sản phẩm (xem mục Biến chứng).
14. Biến chứng và Xử lý
Các biến chứng gây ra do chất làm đầy nói chung và cách xử lý có thể xem trong mục Các biến chứng.
- Sưng và bầm tím.
- Ecpet trong miệng hoạt hóa.
- Mô bị thiếu máu và hoại tử
Sưng hoặc bầm tím là những tác dụng phụ thường thấy nhất của quá trình điều trị bằng chất làm đầy (xem mục Biến chứng, và Theo dõi và Xử lý trong phần Giới thiệu và các khái niệm cơ bản).
Ecpet trong miệng hoạt động lại không phải điều trị kháng vi rút thường gặp và mang tính chất phòng ngừa mà chủ yếu có tác dụng ngăn chặn quá trình hoạt động lại (xem Danh sách kiểm tra tiền điều trị trong mục Giới thiệu và các khái niệm cơ bản).
Mô bị thiếu máu và hoại tử có thể do tiêm chất làm đầy vào các động mạch bên trọng. Do độ tuổi mà môi bị mỏng đi nên các mạch nằm gần với niêm mạc bên trong và rủi ro tiêm phải các mạch phía trong lại càng cao (xem mục Các biến chứng).
15. Kết hợp điều trị thẩm mỹ và Tối đa hóa kết quả
Độc tố Cơ vòng mô bao quanh miệng, có khiến môi bị nhăn lại và khiến vòm môi cụp xuống, và theo thời gian, thì chất này có thể làm mỏng môi đi và viền môi hình vòng cung. Điều trị độc tố Bolutinum của cơ vòng mô thường được sử dụng kết hợp với các chất làm đầy khi bơm môi, vì chất này tạo độ cong cho đôi môi và giúp cho đôi môi căng mọng, đầy đặn.
Chất làm đầy ở các vùng kế bên. Đôi môi có thể đầy đặn thông qua quá trình bơm môi và viền môi (xem chương Viền Môi).
16. Giá thành
Chi phí cho chất làm đầy phụ thuộc vào loại chất làm đầy được sử dụng, kích thước và số lượng xi lanh, kĩ năng của tiêm, và thay đổi theo giá chung của các nhóm người ở các nơi khác nhau. Chi phí linh động từ 500 đến 800 đô một xi lanh 0.8 mL HA cho điều trị bằng chất làm đầy.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề