Phần lớn phụ nữ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố, hormone. Đặc biệt là sự thay đổi của làn da khá rõ rệt. Sự xuất hiện của những vết rạn, da khô, nứt nẻ, nổi mụn, mẩn đỏ khiến cho phụ nữ cảm thấy tự ti về bản thân mình. Chính vì vậy, hãy cùng tapchidalieu tìm hiểu những biện pháp Chăm sóc da khi mang thai sao cho hiệu quả nhất nhé!
Nguyên nhân gây nên tình trạng rạn da, da khô, ngứa ngáy và nổi mụn
Trong thời gian mang thai da trở nên yếu và nhạy cảm hơn làm cho vi khuẩn, virus dễ tấn công gây bệnh. Phụ nữ xuất hiện nhiều mụn trứng cá, mụn viêm, nổi mẩn đỏ là do một phần tác động từ môi trường như nắng gắt, khói, bụi. Mặt khác là do mẹ bầu chưa vệ sinh da mặt đúng cách.
Ở tháng thứ 6-7 thai kì, người mẹ thường xuất hiện tình trạng rạn da. Đây không còn là điều xa lạ đối với chị em phụ nữ. Bởi vì trong thời gian này, cơ thể người mẹ tăng cân khá nhanh và thai nhi đã phát triển ổn định.
Theo thống kê y học, phụ nữ khi mang thai có biểu hiện của bệnh mề đay – một bệnh khá lành tính, nếu được phát hiện khám chữa kịp thời sẽ không để lại di chứng. Do đây là phản ứng khi cơ thể mẹ dị ứng với đồ ăn, thời tiết và chủ yếu do sự thay đổi các hormone dẫn tới hệ miễn dịch kém.
Ngoài ra, vào những mùa hanh khô, làn da của mẹ bầu sẽ trở nên khô ráp, dễ bong tróc. Chính vì vậy, người mẹ cần bổ sung đầy đủ chất khoáng, vitamin, làm cho làn da hấp thu nước tốt hơn.
Các phương pháp chăm sóc cho từng loại da
Da bị mụn trứng cá
Đa phần khi mang thai, phụ nữ xuất hiện nhiều mụn trứng cá là do một phần tác động của môi trường như khói, bụi hay không vệ sinh da mặt thường xuyên. Vì vậy, để phòng tránh việc nổi mụn trứng cá khi mang thai bạn nên chăm sóc làn da của mình một cách tỉ mỉ hơn. Các bước chăm sóc da được đề xuất như sau:
- Đầu tiên, bạn cần phải làm sạch da mặt: Thay vì dùng khăn mặt, bạn nên chọn những loại mút rửa mặt khô. Điều này giúp cho da của mẹ bầu không bị chà sát, tránh các vi khuẩn sống trong môi trường ẩm ướt. Bên cạnh đó, các mẹ cũng không được tẩy da chết quá 1 lần/ tuần, vì như vậy da mặt sẽ mỏng đi và nhạy cảm hơn.
- Đắp mặt nạ: Bạn có thể tham khảo các loại mặt nạ cung cấp collagen, mặt nạ dưỡng ẩm được bày bán nhiều trong siêu thị. Hoặc có thể tự làm mặt nạ tại nhà.
- Toner: Nên sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như nước hoa hồng, rau diếp cá, vitamin A, E.
- Serum: Việc chọn serum phù hợp với da mặt là thiết yếu. Serum sẽ cung cấp độ ẩm, làm mềm da và bảo vệ làn da của mẹ bầu. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu cần chú ý chọn serum trị mụn tận gốc, có thành phần an toàn như chiết xuất từ rau má, rau sam, lá nhân trần, glycerin. Lưu ý không nên ưu tiên những loại serum làm trắng da. Điều này khiến cho da mặt của mẹ bầu khô hơn và dễ bít tắc lỗ chân lông.
- Kem dưỡng mắt: Mẹ bầu nên tham khảo các loại kem chiết xuất từ lô hội, collagen, oleanolic acid giúp chống viêm, kháng khuẩn vùng da dưới mắt. Nên thoa một lần vào buổi tối trước khi ngủ.
- Kem trị mụn: Thoa đều lớp mỏng nhẹ lên da mặt giúp cho da của mẹ bầu hấp thụ tốt hơn và làm giảm tình trạng mụn viêm, mụn ẩn. Tương tự như serum, khi chọn kem trị mụn mẹ bầu nên chú ý hơn đến việc trị mụn tận gốc, sử dụng các sản phẩm bao gồm disodium edetate, paraben, carboxyvinyl polymer, 1,3-butylene glycol.
- Kem dưỡng ẩm: Có thể sử dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng thường xuyên làn da của bạn sẽ mềm mại và căng mọng hơn.
- Lưu ý: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào. Không tự ý dùng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc, đặc biết là các sản phẩm kém chất lượng.
Rạn da
Rạn da là tình trạng thường gặp của phụ nữ khi mang thai ở tháng thứ 6 -7 thai kì. Vì trong thời gian này, cơ thể người mẹ tăng cân khá nhanh và thai nhi đã phát triển ổn định. Những vết rạn làm cho mẹ bầu buồn bã, tự ti về ngoại hình nhiều hơn. Dưới đây là một số biện pháp làm mờ các vùng da bị rạn:
- Chúng ta nên bổ sung 2 lít nước một ngày. Điều này càng trở nên quan trọng đối với bà bầu. Lượng nước đầy đủ mỗi ngày giúp mẹ bầu tăng thêm năng lượng, nuôi dưỡng làn da, ngăn chặn tình trạng rạn da.
- Để giảm bớt hay làm mờ các vết rạn này, mẹ bầu nên chọn loại dưỡng ẩm phù hợp với da của mình giúp cho da luôn mềm mịn, an toàn cho cả mẹ và bé. Ví dụ như những sản phẩm chiết xuất từ trà xanh, hoa phong lan, dầu oliu dạng cream dành cho da dầu, dạng gel và lotion dành cho da nhờn. Lưu ý không nên sử dụng sản phẩm chứa hydroquinone, octisalate sẽ gây hại cho da của mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các nhà khoa học, việc thoa một lớp dưỡng ẩm mỏng lên vùng da bị rạn vào buổi tối giúp cho dưỡng chất thẩm thấu lên da nhanh hơn. Thực tế cho thấy các vết rạn sẽ mờ đi sau sinh nhưng chúng không thể mất đi hoàn toàn.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu nên quan tâm, bổ sung các chất khoáng, vitamin A, D, E, Kẽm, dầu oliu trong bữa ăn hàng ngày.
- Một số nghiên cứu cho rằng nha đam và khoai tây là một trong những biện pháp chữa rạn da an toàn nhất:
– Bằng cách dùng phần gel của nha đam thoa lên vùng da bị rạn 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ấm.
– Khoai tây nghiền nhuyễn lấy nước cốt. Rồi dùng bông thấm lên vết rạn da.
Massage trong vòng 5- 7 phút rồi rửa với nước ấm.
Ngoài ra để tránh tình trạng này, vào những tháng đầu thai kỳ, tập thể dục nhẹ nhàng và yoga là biện pháp tối ưu nhất. Khi đó, cơ của bạn sẽ dẻo dai, mềm mại, hạn chế tình trạng rạn da.
Da nám, tàn nhang
Nám, tàn nhang là những vệt, đốm màu nâu hoặc nâu xám thường hay xuất hiện quanh vùng mắt, gò má do cơ thể phụ nữ khi mang thai gia tăng nồng độ hắc tố melanin. Sau một thời gian, nó sẽ lan rộng ra các vùng da khác khi bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời và thói quen sinh hoạt xấu. Mẹ bầu có thể tham khảo một vài cách trị nám sau đây:
- Khi sử dụng thuốc trị nám, tàn nhang bạn nên tìm hiểu một loại thuốc có chứa nhiều vitamin C, nó sẽ giúp da của bạn nhanh phục hồi hơn.
- Việc sử dụng curcumin có trong nghệ tươi cũng là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Curcumin có khả năng đào thải các gốc tự do như hắc tố melanin ra khỏi cơ thể. Mẹ bầu nên kết hợp với sữa chua giúp phát huy tốt nhất công dụng của curcumin. Bằng cách đắp mặt nạ, mẹ bầu hãy trộn đều chúng với tỷ lệ 1:2, đắp lên da mặt từ 10- 15p, mỗi tuần hai lần. Nếu dùng thường xuyên bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
- Nếu tình trạng nám, tàn nhang của bạn ngày càng nặng hơn, bạn cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ da liễu.
Một số phụ nữ sau sinh vẫn còn những vết nám, có thể kéo dài đến vài năm. Hãy bảo vệ làn da của bạn ngay từ ban đầu, khi đi ra ngoài nên hạn chế để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng mặt, tránh ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, điện thoại để da của bạn khỏe mạnh hơn.
Da khô
Làn da của bạn sẽ trở nên khô ráp và dễ mất nước hơn vào mùa đông. Nhất là trong thời kì mang thai mẹ bầu không bổ sung đủ chất dinh dưỡng, không chăm sóc da hiệu quả dẫn đến hiện tượng da bong tróc, nứt nẻ.
Chính vì thế, việc lựa chọn các phương pháp chăm sóc da khô cho mẹ bầu ngày càng được quan tâm. Một số phương pháp hữu dụng được nhiều mẹ bầu chia sẻ như sau:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Ăn bổ sung rau xanh, hoa quả như táo, lê, ổi giúp cung cấp thêm vitamin C, A tăng cường miễn dịch, sản xuất collagen cho cơ thể mẹ bầu.
- Khi rửa mặt cần chú ý không rửa nước quá nóng, dễ làm cho da mỏng, khô hơn.
- Ngoài ra mẹ bầu nên dùng sản phẩm dưỡng ẩm không mùi, dịu nhẹ và có thành phần lành tính.
Da bị ngứa ngáy
Thời tiết quá nắng nóng hay quá lạnh dễ làm da của mẹ bầu bị kích ứng. Đây cũng là một tình trạng phổ biến khi mang thai. Các bà mẹ thường nổi mẩn đỏ trên vùng mặt, lưng hoặc cánh tay, bàn chân. Sau khi sinh, những vết này sẽ mất dần. Mặc dù vậy, chúng ta cần biết cách chăm sóc da đúng cách để tránh khỏi hiện tượng viêm da, lở loét:
- Khi tắm, các mẹ không nên cọ sát da bằng bông tắm gây tổn hại cho vùng da bị thương.
- Hạn chế việc sử dụng xà phòng, sữa tắm. Nên tắm với nước muối loãng hay nước lá tía tô, bồ công anh.
- Nếu mẹ bầu cảm thấy ngứa, không được gãi mạnh vào vết thương, hãy dùng nước ấm rửa qua hoặc dùng khăn lạnh chườm vào vết thương.
- Hoặc cũng có thể do gia vị đồ ăn không phù hợp làm cho mẹ bầu bị dị ứng. Để tránh điều này, khi mang thai bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lí. Ngoài ra cần bổ sung canxi, vitamin A, C.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hợp lí và an toàn nhất nếu tình trạng da xấu hơn như lở loét, chảy máu.
Chăm sóc tại spa
Phụ nữ khi mang thai có nên chăm sóc da tại spa? Đây là một trong những câu hỏi luôn được phụ nữ quan tâm nhất. Bởi da của mẹ bầu luôn nhạy cảm hơn bình thường. Cũng chính vì thế, mẹ bầu nên chăm sóc da tại spa từ tháng thứ 3-4 của thai kì bởi vì thời gian đó mẹ bầu đã trải qua thời kì ốm nghén, sức khỏe đã dần ổn định hơn.
- Trước tiên, các mẹ cần tìm hiểu kĩ về liệu trình, phương pháp chăm sóc tại spa có an toàn, đảm bảo chất lượng hay không để tránh gây hại cho mẹ và bé.
- Mẹ bầu cần hạn chế sản phẩm như tinh dầu, mỹ phẩm dưỡng da tại spa.
- Tuyệt đối không nặn mụn, bắn lazer nám, tàn nhang. Điều này làm cho da của mẹ bầu bị tổn thương, dễ viêm nhiễm, bưng mủ.
- Khi mẹ bầu chọn liệu trình massage tại spa nên chú ý ngồi và nằm đúng tư thế để không gây hại cho bé.
- Ngoài ra, không nên chọn chăm sóc da bằng cách bấm huyệt. Nên chọn yoga nhẹ nhàng cho mẹ và bé để tránh tình trạng động thai.
Sai lầm khi chăm sóc da cho phụ nữ mang thai
Bên cạnh những phương pháp chăm sóc da tối ưu nhất vẫn còn một vài sai lầm mẹ bầu dễ mắc phải như:
- Không sử dụng sữa rửa mặt khiến cho da của mẹ bầu ẩn chứa nhiều vi khuẩn, chất nhờn.
- Không tẩy tế bào chết hoặc tẩy quá 1 lần/ tuần
- Hầu hết mẹ bầu ngại vận động, ngại đi tiểu dẫn đến tình trạng uống không đủ nước một ngày. Điều này khiến cho cơ thể mẹ thiếu hụt nước, da khô sạm dễ mắc các bệnh về da.
- Quá lạm dụng mỹ phẩm khi mang thai
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
- Chăm sóc da với chanh
- Ngủ không đủ giấc.
Xem thêm:
[Review] Serum trị mụn Caryophy: Có tốt không? Giá bán, Nơi mua
Sản phẩm nào trị rạn da hiệu quả vậy ạ?
Chào bạn. Bạn có thể tham khảo sản phẩm BIO Oil nhé.