Bệnh da do ký sinh trùng và côn trùng- Những điều cần biết

Bài viết Bệnh da do ký sinh trùng và côn trùng- Những điều cần biết được biên dịch bởi BS Trương Tấn Minh Vũ từ sách “BỆNH DA DO KÝ SINH TRÙNG VÀ CÔN TRÙNG”.

1.ẤU TRÙNG DI CHUYỂN Ở DA (CUTANEOUS LARVA MIGRANS, CLM)

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
  • Tổng quát: phát ban trên da từ từ phổ biến nhất là do sự xâm nhập tình cờ của giun tròn (nematode) Ancylostoma braziliense, còn được gọi là giun móc (hookworm) ở chó và mèo. Phổ biến ở các khu vực nhiệt đới như Caribê và miền nam Hoa Kỳ (ví dụ, Florida). Con người là vật chủ “ngõ cụt” (dead-end). Vòng đời của giun tròn ở người là: oVật chủ cuối (chó hoặc mèo) phóng uế trên cát hoặc đất. Trứng biến thành ấu trùng. Người lớn hoặc trẻ con đi chân trần trên cát hoặc đất. Ấu trùng xuyên qua da và di chuyển qua biểu lớp bì. Ấu trùng thường chết sau 2 đến 8 tuần vì chúng không thể vượt qua lớp biểu bì.
  • Lâm sàng: phát ban trên da với nhiều đường hoặc vết màu đỏ, di chuyển về phía trước, ngoằn ngoèo, dài từ 1 đến 4 Quá trình xâm nhập và di cư của giun tròn gây ngứa dữ dội. Thường gặp ở bàn tay, bàn chân và mông. Tình huống thường gặp là một bệnh nhân bị phát ban như mô tả ở trên sau khi đi chân trần trên đất, cát bãi biển hoặc bãi cát nhỏ (ví dụ: người làm vườn, nông dân, người bơi lội).
  • Chẩn đoán

Chẩn đoán ban đầu tốt nhất: Lâm sàng. Xét nghiệm có thể    cho thấy mức IgE cao và tăng bạch cầu ái toan ngoại vi.

Chẩn đoán chính xác nhất: Sinh thiết da từ phía đầu trước của vết cho thấy ấu trùng dương tính với PAS và nhiều bạch cầu ái toan.

  • Điều trị

Lựa chọn đầu tiên: Bệnh tự giới hạn. Để điều trị nhanh chóng, dùng thiabendazole tại chỗ hoặc uống.

Lựa chọn thứ hai: Ivermectin hoặc albendazole đường uống.

2.BỆNH LEISHMANIA (CUTANEOUS LEISHMANIASIS)

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
  • Tổng quát: Bệnh da do các loài động vật nguyên sinh ký sinh nội bào Leishmania gây Hiếm gặp ở Mỹ, mặc dù một số trường hợp đã được báo cáo ở Texas; nó phổ biến hơn ở Trung Đông, Châu Phi và Nam và Trung Mỹ. Bệnh lây truyền chủ yếu do vết cắn của ruồi cát cái (female sandfly). Phòng bệnh bằng cách sử dụng quần áo bảo hộ và thuốc chống côn trùng.
  • Lâm sàng: Bắt đầu bằng một sẩn hoặc nốt đỏ và tiến triển trong nhiều ngày đến hàng tuần thành vết loét với bờ nhô cao và một hố hoặc xoang mủ ở trung tâm. Tổn thương ởcác đầu chi có thể phân bố kiểu sporotrichoid liên quan đến các hạch bạch huyết theo dạng chuỗi, tuyến tính. Tình huống thường gặp là một quan chức quân đội, quân nhân hoặc người nhập cư xuất hiện tổn thương như mô tả ở trên sau khi đến từ một khu vực bệnh lưu hành.
  • Chẩn đoán

Chẩn đoán ban đầu tốt nhất và chính xác nhất: Sinh thiết da cho thấy ký sinh trùng (amastigotes) bằng phương pháp nhuộm Giemsa hoặc nuôi cấy trên môi trường chuyên dụng như Novy- MacNeal-Nicolle.

  • Điều trị

Lựa chọn đầu tiên: IV các hợp chất antimon pentavalent (ví dụ, natri stibogluconate, meglumine antimoniate) hoặc miltefosine đường uống. Cân nhắc sử dụng paromomycin bôi tại chỗ cho tổn thương giới hạn ở da.

Lựa chọn thứ hai: IV liposomal amphotericin B hoặc pentamidine.

3.BỆNH GHẺ (SCABIES)

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
  • Tổng quát: bệnh da lây nhiễm phổ biến và rất dễ lây lan do động vật chân đốt ký sinh là loài mạt gây ngứa ở người (human itch mite), Sarcoptes scabiei var. hominis. Mạt cái trưởng thành xâm nhập vào lớp sừng và đẻ trứng ở cuối đường hầm trong lớp biểu bì được gọi là “hang” (burow). Mạt không thể tồn tại quá 2 đến 3 ngày khi rời khỏi da người. Ghẻ Na Uy (Norwegian scabies), một biến thể nặng hơn với các tổn thương lan rộng và đóng mài, có thể gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (ví dụ: HIV). Bệnh ghẻ có liên quan đến các khu vực quá đông đúc, điều kiện sống kém và mặc quần áo hoặc ở giường chung.
  • Lâm sàng: Đặc trưng bởi các sẩn đỏ, nhỏ, rất ngứa. đóng mài với các đường lằn sậm màu hoặc nhô cao có thể nhìn thấy được. Những đường lằn này là “hang” và là dấu hiệu chỉ báo cho sự xâm nhập của bệnh ghẻ. Phản ứng da quá mẫn cảm với mạt có thể tạo thành các sẩn và mảng ban đỏ và ngứa không đặc hiệu, giống các bệnh viêm da dạng chàm (dermatitis). Các hình thức lây nhiễm được chia thành:
    • Người lớn: Thường không xuất hiện ở mặt, đầu, lòng bàn tay và lòng bàn chân và chủ yếu gặp ở: kẽ ngón, cổ tay, nách, rốn, cơ quan sinh dục và núm vú.
    • Trẻ em: Chủ yếu gặp ở mặt, đầu, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  •  Chẩn đoán

Chẩn đoán ban đầu tốt nhất và chính xác nhất: Lâm sàng + cạo da bằng dầu khoáng cho thấy trứng ghẻ, mạt hoặc phân.

  • Điều trị

Lựa chọn đầu tiên: Kem Permethrin + cất quần áo và ga trải giường trong túi trong 10 ngày hoặc giặt kỹ trong nước nóng và sấy khô bằng nhiệt độ cao. Điều trị tất cả những người tiếp xúc gần. Trẻ em có thể trở lại trường học sau 24 giờ từ lần điều trị đầu tiên. Ngứa có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi điều trị.

Lựa chọn thứ hai: Lindane bôi tại chỗ hoặc ivermectin uống (lindane có nhiều tác dụng phụ hơn permethrin). Cân nhắc dùng thuốc mỡ lưu huỳnh kết tủa cho phụ nữ có thai và trẻ sơ

4.BỆNH DO CHẤY (RẬN) (PEDICULOSIS, LICE)

  • Tổng quát: bệnh lây nhiễm phổ biến do động vật chân đốt ký sinh là chấy (rận) ở người (human lice) gây Chấy lấy dinh dưỡng từ máu người và sinh sản bằng cách đẻ trứng (nits) giữa các thân tóc và quần áo. Lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với quần áo và ga trải giường bị nhiễm, vật dụng (lược) hoặc từ người sang người. Thường ảnh hưởng đến những người sống ở các khu vực quá đông đúc và điều kiện sinh hoạt kém. Ba loại chấy (rận) chính ở người là:
  • Pediculus humanus capitis (đầu)
  • Pediculus humanus corporis (cơ thể)
  • Pthirus pubis (bộ phận sinh dục)
  • Lâm sàng: Tổn thương da đặc trưng bởi các sẩn ban đỏ và ngứa kèm theo vết trợt dài và hoá chốc thứ phát. Thường khu trú trên da đầu, nách, bẹn, thân và bộ phận sinh dục. Maculae cerulea là một dát chuyển màu xám- xanh có thể được tạo ra bởi các enzym trong nước bọt của rận (dấu hiệu chỉ báo cho rận mu). Rận mu được coi là một bệnh lây truyền qua đường tình dục và việc lây nhiễm ở trẻ em cần được tiến hành điều tra lạm dụng tình dục.
  • Chẩn đoán

Chẩn đoán ban đầu tốt nhất và chính xác nhất: Lâm sàng + bằng chứng chấy (rận) hoặc trứng còn sống bằng lược chải dày hoặc kiểm tra các mẫu nhỏ bằng kính hiển vi. Trứng chấy sống có thể được phát hiện bằng cách kiểm tra bằng đèn Wood (huỳnh quang màu trắng).

  • Điều trị

Lựa chọn đầu tiên: Hai lần bôi thuốc diệt chấy (rận) cách nhau một tuần: Malathion, permethrin, lindane hoặc ivermectin.

USMLE Pearls: Giun kim (Enterobius Vermicularis, Pinworm): nhiễm ký sinh trùng gây ngứa dữ dội, đặc biệt là ở vùng quanh hậu môn, là tình trạng nhiễm giun sán ký sinh phổ biến nhất. Biểu hiện thường gặp với ngứa quanh hậu môn ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Các manh mối quan trọng: tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm và trẻ không có tổn thương da vùng hậu môn, trái ngược với rận hoặc ghẻ. Chẩn đoán bằng cách dán băng dính bóng kính lên vùng bị ảnh hưởng và quan sát dưới kính hiển vi những trứng bị dính vào băng (test “băng Scotch”). Điều trị bằng albendazole, mebendazole hoặc pyrantel pamoate đường uống + giặt tất cả quần áo và ga trải giường.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *