Thuốc Fluopas: Công dụng, Dùng được cho trẻ sơ sinh không, Giá bán

Thuốc Fluopas là gì?

Fluopas thuộc nhóm thuốc da liễu, thường được sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh da liễu như viêm da (viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da do tăng tiết bã nhờn…), lupus ban đỏ, chàm (eczema). Thuốc Fluopas có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

Fluopas
Fluopas

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình – Việt Nam. Thuốc được sản xuất với dây chuyền hiện đại tiên tiến, nhập khẩu từ nước ngoài, nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khi tham gia kiểm nghiệm. Thuốc Fluopas đã được cấp số đăng ký từ năm 2010 và lưu hành rộng rãi trên thị trường Việt Nam.

Hình ảnh hộp thuốc Fluopas
Hình ảnh hộp thuốc Fluopas

Số đăng ký lưu hành tại Việt Nam: VD – 10356 – 10.

Thành phần chính của thuốc Fluopas: Fluocinolon acetonide với hàm lượng 0,025%. Ngoài ra còn thêm một số tá dược khác như dầu parafin, vaselin, ethanol 96% với lượng vừa đủ.

Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi ngoài da.

Quy cách đóng gói: Một hộp gồm 1 tuýp có trọng lượng 10 gam.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Công dụng của thuốc Fluopas

Một số công dụng của thuốc Fluopas đã được nghiên cứu và công bố:

  • Tác dụng chống viêm: hạn chế sự hình thành ổ viêm tại các vùng da có tổn thương; hỗ trợ loại bỏ các ổ viêm giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.
  • Giảm triệu chứng ngứa rát trên da thường gặp trong các bệnh lý ngoài da như viêm da, dị ứng, eczema.
  • Tác dụng co mạch, tăng hiệu quả của thuốc tại chỗ, rút ngắn thời gian điều trị, cải thiện tình trạng của bệnh nhân.

Thành phần của thuốc Fluopas có tác dụng gì?

Fluocinolon acetonide thuộc nhóm hoạt chất corticosteroid, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh da liễu như viêm da nhờ tác dụng giảm ngứa chống viêm hiệu quả. Cơ chế hoạt động của Fluocinolon acetonide: Fluocinolon acetonide thay đổi tính thấm của thành mao mạch theo xu hướng giảm, ức chế quá trình tập trung của các đại thực bào ở ổ viêm, giảm quá trình kích thích sản sinh nguyên bào sợi, nhờ đó phát huy khả năng chống viêm hiệu quả. Hoạt chất Fluocinolon acetonide thường được sử dụng trong điều trị viêm da, lupus ban đỏ, liken phẳng, chàm.

Chỉ định

Thuốc Fluopas được chỉ định sử dụng trong điều trị một số trường hợp bao gồm:

  • Bệnh nhân gặp tình trạng eczema các dạng như eczema dị ứng, eczema hình đĩa, eczema tiết bã nhờn.
  • Đối tượng gặp tình trạng vảy nến, tuy nhiên thuốc không có hiệu quả trong điều trị vảy nến lan rộng.
  • Đối tượng bị viêm da: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh.
  • Bệnh nhân gặp tình trạng lupus ban đỏ, liken phẳng.
Hình ảnh tuýp thuốc Fluopas
Hình ảnh tuýp thuốc Fluopas

Cách sử dụng thuốc Fluopas

Liều dùng

Tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng bệnh lý bệnh nhân gặp phải và mức độ đáp ứng đối với thuốc mà điều chỉnh liều phù hợp với từng đối tượng. Việc điều chỉnh liều cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý chỉnh liều, tăng/ giảm liều không phù hợp đều làm giảm hiệu quả của thuốc Fluopas.

Liều điều trị thông thường: Mỗi ngày thoa Fluopas từ 2 đến 4 lần lên vùng da bị tổn thương. Thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào tiến triển bệnh lý. Tuy nhiên không sử dụng Fluopas trong thời gian kéo dài.

Cách dùng

Thuốc Fluopas được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, sử dụng bôi ngoài da, phát huy tác dụng trực tiếp tại vùng da được thoa thuốc.

Hướng dẫn các bước sử dụng thuốc Fluopas hiệu quả:

  • Rửa sạch vùng da cần điều trị và tay trước khi thoa thuốc, thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông.
  • Lấy một lượng vừa đủ thuốc mỡ thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Kết hợp vỗ nhẹ để thuốc được thẩm thấu đều và nhanh hơn, tránh gây nhờn dính trên da.
  • Đậy kín nắp sau khi sử dụng, rửa sạch tay sau khi thoa thuốc.

Lưu ý:

  • Tránh tiếp xúc với nước ngay sau khi thoa thuốc để hạn chế sự rửa trôi thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Nếu thoa thuốc Fluopas trên vùng da lớn thì không nên băng lại bằng băng gạc, hạn chế tình trạng nhiễm độc toàn thân.
  • Nên thoa thuốc trước khi đi ngủ để thuốc có khoảng thời gian dài hấp thu và phát huy công dụng.

Thuốc Fluopas có dùng được cho phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh không?

Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ: Thành phần chính của thuốc Fluopas là hoạt chất nhóm corticoid, có khả năng gây quái thai khi thử nghiệm lâm sàng trên động vật thí nghiệm.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa thực sự đầy đủ khi tiến hành trên người. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Fluopas cho phụ nữ đang trong thai kỳ. Chỉ được phép sử dụng khi thực sự cần thiết, không có thuốc thay thế và lợi ích thuốc đem lại vượt trội hơn so với nguy cơ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Chưa có nghiên cứu về vấn đề bài tiết vào sữa mẹ khi sử dụng Fluopas bôi ngoài da. Vẫn có thể sử dụng Fluopas cho phụ nữ đang cho con bú tuy nhiên cần tuân thủ chặt chẽ liều lượng và thời gian sử dụng, không bôi thuốc tại khu vực da quanh vú để tránh trẻ sơ sinh nuốt phải.

Thuốc Fluopas có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho trẻ em, trẻ sơ sinh. Do đó chỉ sử dụng thuốc khi đã có chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị.

Fluopas sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình
Fluopas sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình

Thuốc Fluopas giá bao nhiêu?

Thuốc Fluopas được bán trên thị trường với giá khoảng 8.000 đồng/ tuýp 10 gam. Mức giá này có thể được điều chỉnh tùy thuộc từng khu vực và nhà thuốc khác nhau.

Thuốc Fluopas có thể mua ở đâu?

Sau khi được cấp phép lưu hành trên thị trường, thuốc Fluopas được phân phối và bày bán tại nhiều hệ thống nhà thuốc khác nhau, bệnh nhân có nhu cầu sử dụng Fluopas có thể dễ dàng tìm mua tại bất kỳ quầy thuốc nhỏ lẻ hay hệ thống nhà thuốc lớn.

Để đảm bảo mua được sản phẩm chính hãng, khách hàng nên chọn mua tại các hệ thống nhà thuốc uy tín, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khách hàng không nên mua tại những cơ sở kém uy tín, tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Vui lòng liên hệ tới số điện thoại của nhà thuốc để được tư vấn và đặt hàng trực tiếp.

Chống chỉ định

Thuốc Fluopas chống chỉ định sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Chống chỉ định sử dụng cho đối tượng có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Fluopas cho vùng da bị tổn thương do nhiễm khuẩn, nhiễm vi khuẩn lao, nhiễm virus (bao gồm cả Herpes).

Tác dụng phụ của thuốc Fluopas

Bên cạnh các công dụng mà thuốc Fluopas đem lại, Fluopas cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, chủ yếu là trên da. Các triệu chứng này thường ít xuất hiện và ở mức độ không nghiêm trọng, thường biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc mà không cần can thiệp điều trị. Một số tác dụng không mong muốn trên da đã được ghi nhận như:

  • Gây khô da
  • Suy giảm sắc tố da
  • Rậm lông
  • Teo da, rạn da
  • Xuất hiện mụn trứng cá đỏ
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát

Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các triệu chứng liệt kê trên hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác thì nên tới cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Fluopas giúp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc
Fluopas giúp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Lưu ý khi sử dụng thuốc Fluopas

Điều trị bằng thuốc Fluopas, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Không khuyến khích sử dụng thuốc Fluopas cho trẻ em do có thể dẫn tới một số hệ quả như trẻ chậm lớn, tăng nguy cơ mắc hội chứng Cushing.
  • Sử dụng thuốc Fluopas trên vùng da có diện tích lớn thì không nên băng kín vết thương lại. Việc băng kín vết thương lại khiến lượng lớn hoạt chất được hấp thu, tăng kích ứng trên da.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân gặp tình trạng vảy nến.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Fluopas cho người mắc các bệnh lý liên quan tới suy giảm miễn dịch, suy giảm chức năng tế bào; người đang sử dụng các thuốc suy giảm miễn dịch.
  • Không sử dụng thuốc quá 2 tuần nếu tình trạng bệnh không cải thiện.
  • Để thuốc cách xa khu vực vui chơi có trẻ nhỏ.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, không quá 30 độ C, khô ráo, thoáng mát, không quá ẩm ướt, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Bệnh nhân không sử dụng những tuýp thuốc đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hỏng như chảy nhớt, đổi màu, xuất hiện đốm đen… do không còn tác dụng điều trị và tăng nguy cơ tác dụng phụ trên da.
  • Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi dùng.

Dược động học

Quá trình hấp thu: Một lượng nhỏ hoạt chất Fluocinolon acetonide được hấp thu vào vòng tuần hoàn sau khi thoa trên da. Tại những vùng da có tổn thương (như bị viêm, thiếu hụt lớp keratin) thì quá trình hấp thu tăng lên đáng kể.

Quá trình phân bố: Fluocinolon acetonide phân bố tại hầu hết các cơ quan trong cơ thể như da, cơ, ruột, thận, gan.

Quá trình chuyển hóa: Hoạt chất Fluocinolon acetonide chuyển hóa bước đầu ở da, sau khi được hấp thu vào vòng tuần hoàn thì tiếp tục chuyển hóa tại gan, thành dạng không còn hoạt tính.

Quá trình thải trừ: Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và một lượng nhỏ qua phân.

Tương tác của thuốc Fluopas với các thuốc khác

Hiện nay chưa có báo cáo về tương tác thuốc bất lợi khi sử dụng đồng thời thuốc Fluopas với các chế phẩm thuốc khác. Thuốc bôi ngoài da Fluopas ít có tương tác thuốc với các thuốc sử dụng đường uống, đường tiêm, tuy nhiên cần thận trọng khi dùng chung với các thuốc dạng bôi khác. Bệnh nhân nên thông báo đầy đủ với bác sĩ điều trị về các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, cao dán,… đã và đang sử dụng để hạn chế tối đa các tương tác thuốc bất lợi.

Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc

Quá liều: Bệnh nhân sử dụng quá nhiều Fluopas trong 1 lần thoa có thể dẫn tới tình trạng quá liều, gây kích ứng trên da, xuất hiện các hiện tượng mẩn đỏ, nóng rát. Bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc và tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương và điều trị kịp thời.

Quên liều: Tại thời điểm phát hiện quên liều, bệnh nhân nên dùng bổ sung càng sớm càng tốt để tránh làm gián đoạn tác dụng của thuốc. Tuy nhiên nếu quá gần với lần dùng tiếp theo thì có thể bỏ qua và sử dụng liều tiếp theo bình thường. Sử dụng hai liều quá gần có thể gây tình trạng quá liều không mong muốn mà không đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Bệnh nhân chú ý không quên liều quá 2 lần trong 1 đợt điều trị.

Xem thêm:

Thuốc bôi da Gentridecme: Công dụng, Có trị mụn được không, Giá bán

Thuốc Beclogen Cream: Công dụng, Cách dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

Ngày viết:

4 thoughts on “Thuốc Fluopas: Công dụng, Dùng được cho trẻ sơ sinh không, Giá bán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *